Top 25 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non không chỉ mang lại nhiều điều thú vị mà còn giúp phát triển đa dạng các kỹ năng cho bé. Thường xuyên chơi những trò chơi này là cách giúp con khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thông minh hơn. Cùng ILO khám phá 25 trò chơi dân gian dành cho trẻ lứa tuổi mầm non bạn nhé!
Ý nghĩa của trò chơi dân gian Việt Nam đối với trẻ em
Trò chơi dân gian là những trò chơi mô phỏng lại sinh hoạt thường ngày của người dân Việt Nam. Chúng gắn liền với phong tục tập quán của nhân dân ta từ bao đời nay. Đây là những trò chơi mang đậm dấu ấn của người Việt, là nét văn hóa – phong tục cần được giữ gìn và lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Dưới đây là một số ý nghĩa của trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:
• Phát triển đa dạng các kỹ năng cho bé như kỹ năng phối hợp, đoàn kết, ghi nhớ, phản ứng nhanh…
• Mở rộng vốn từ
• Tăng thể lực và sự vận động
• Có sự gắn kết với bạn bè đồng trang lứa
• Giảm thời gian xem tivi, điện thoại hoặc chơi điện tử
• Hiểu hơn về truyền thống của cha ông ta
>>> Đọc thêm: Vận động thô là gì và làm thế nào để phát triển kỹ năng vận động thô?
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non
Có thể nói, thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non là cách giúp bé phát triển toàn diện cả về đức – trí – thể – mỹ. Dưới đây là một số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non rất hay và bổ ích.
1. Bịt mắt bắt dê
Đây là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 3-4 tuổi hoặc lớn hơn. Thường xuyên chơi bịt mắt bắt dê giúp con rèn luyện thính giác và óc phán đoán.
Cách chơi:
• Với trò chơi này, chỉ cần 2 bé chơi chính: một người làm dê bị bắt, còn người kia bịt mắt đi bắt dê. Những bé xung quanh có nhiệm vụ cổ vũ và luôn miệng kêu “be be” để người bịt mắt đi tìm dê. Nếu bé làm dê bị bắt, thì sẽ tiếp tục bịt mắt để bắt dê.
2. Oẳn tù tì
Oẳn tù tì hay còn có những tên gọi khác là oẳn tù xì, kéo búa lá… Trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non này rèn luyện phản xạ và sự phán đoán.
Cách chơi:
• Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non oẳn tù tì cần 2 người để chơi với nhau. Thực hiện bằng cách 2 bé ngồi đối diện nhau (cách nhau một khoảng khá gần), đung đưa tay theo nhịp câu hát:
Oẳn tù tì
Ra cái gì?
Ra cái này!
• Khi câu hát kết thúc, 2 người chơi phải giơ tay ra theo một trong các hình: nắm đấm (cái búa), 2 ngón tay (kéo), bàn tay xòe ra (lá). Thắng thua được phân theo quy tắc: Búa đập kéo, kéo cắt lá, lá bao búa.
3. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Rồng rắn lên mây
Trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi rồng rắn lên mây là trò chơi tập thể nhằm tạo sự đoàn kết và không gian vui vẻ. Với trò chơi này, số lượng người chơi chỉ nên giới hạn trong phạm vi 10 – 12 người để có thể thoải mái chạy nhảy mà không đụng vào nhau.
Cách chơi:
• Có hai nhân vật chính là “ông chủ” đứng yên tại một vị trí và nhóm rồng rắn. Nhóm này cử một người đi đầu, cả nhóm nối đuôi theo sau, vừa đi vừa đọc bài đồng dao:
Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Có cái nhà điểm binh
Có ông chủ ở nhà không?”
• Khi vừa dứt lời, đoàn rồng rắn dừng lại trước mặt “ông chủ”. Nếu “ông chủ” trả lời “không” thì đoàn tiếp tục đi và vừa đi vừa tiếp tục đọc. Nếu “ông chủ” trả lời “có”, cả đoàn dừng lại và trả lời các câu hỏi của “ông chủ”:
• Ông chủ: Cho xin khúc đầu?
• Cả nhóm: Những xương cùng xẩu
• Ông chủ: Cho xin khúc giữa?
• Cả nhóm: Chả có gì ngon
• Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?
• Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.
• Khi vừa dứt câu Tha hồ mà đuổi thì “ông chủ” bắt đầu đuổi đoàn rồng rắn để bắt lấy khúc đuôi. Những người trong đoàn có nhiệm vụ bảo vệ cái đuôi (người đi cuối). Nếu khúc đuôi bị bắt, thì người đó sẽ bị loại khỏi cuộc chơi và đổi vai chơi lại từ đầu.
4. Cá sấu lên bờ
Trò chơi dân gian sáng tạo cho trẻ mầm non Cá sấu lên bờ giúp luyện phản xạ nhanh nhạy.
Cách chơi:
• Cô giáo sẽ vạch 2 vạch cách nhau khoảng 3 mét để làm bờ, sau đó chọn 1 bé để làm cá sấu. Bé bị làm cá sấu đi lại giữa 2 vạch đó để tìm bắt người thò chân xuống. Các bạn còn lại có nhiệm vụ đứng ngoài 2 vạch (trên bờ) trêu cá sấu. Vừa thò chân xuống nước (xuống 2 vạch kẻ), vừa nói: “Cá sấu, cá sấu lên bờ”.
• Khi đó, cá sấu phải tìm bắt được một người. Bạn nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt sẽ phải thay làm cá sấu. Nếu có 2 người bị bắt thì sẽ oẳn tù tì với nhau xem ai thua thì làm cá sấu.
• Nếu cá sấu vẫn không bắt được ai thì trò chơi tiếp tục như vậy cho tới khi “Cá sấu chảy nước mắt” hoặc mệt quá thì cử người khác đổi vai.
>>> Đọc thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi theo chuẩn WHO
5. Ô ăn quan
Ô ăn quan là trò chơi tại chỗ cho trẻ mầm non, phù hợp hơn với các bé gái. Để chơi trò chơi này cần ít nhất 2 người chơi.
Cách chơi:
• Đầu tiên cô giáo sẽ vẽ bàn chơi ô ăn quan hoặc sử dụng các bàn chơi bằng giấy, gỗ có sẵn. Bàn chơi ô ăn quan hình chữ nhật được chia ra thành 10 ô vuông (ô dân) và có 2 hình bán nguyệt ở 2 đầu (ô quan). Trong ô dân có 1 viên đá to và ô quan mỗi ô có 5 viên đá nhỏ.
• Bắt đầu chơi người chơi oẳn tù tì xem ai thắng sẽ được đi trước bằng cách chọn 1 ô dân bất kỳ và lấy đá trong ô đó rải lần lượt theo hướng tùy chọn. Khi hết đá, nếu liền sau đó là 1 ô trống thì người chơi được ăn tất cả đá ở ô bên cạnh ô trống. Ngược lại nếu ô tiếp theo là ô có đá thì người chơi tiếp tục bốc đá ở ô đó để rải vào các ô lần lượt cho đến khi ăn được đá thì tới lượt người đối diện chơi.
6. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Kéo co
Trò chơi dân gian kéo co thường được tổ chức trong các giờ ra chơi hoặc thi đấu thể thao. Kéo co tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể và cho bé hiểu sức mạnh của sự đoàn kết.
Cách chơi:
• Cô giáo chia trẻ thành 2 đội có quân số bằng nhau. Bắt đầu chơi bằng cách kẻ một đường vạch ngang, sắp hàng 2 đội ở hai bên đường vạch ngang đó (đứng đối mặt nhau). Tiếp đến sử dụng một sợi dây có độ bền chắc chắn và cho tất cả các thành viên nắm dây.
• Khi tiếng còi của trọng tài bắt đầu vang lên, hai đội bắt đầu kéo dây. Đội nào kéo được sợi dây vượt qua vạch kẻ ban đầu thì đội đó thắng.
7. Chi chi chành chành
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non Chi chi chành chành rèn luyện phản xạ và tăng cường khả năng nhạy bén. Cần ít nhất 3 bé để có thể chơi được trò này.
Cách chơi:
• Chọn trong nhóm một bé để xòe tay ra, những bạn còn lại dùng ngón trỏ chỉ vào lòng bàn tay của bạn này. Trong khi chỉ, cả nhóm cùng đọc:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập
• Khi đọc đến chữ ập, bàn tay sẽ nắm lại, đồng thời những ngón tay trong đó sẽ phải rút nhanh ra. Bé nào không kịp rút tay thì sẽ bị bắt, coi như thua cuộc và phải làm người xòe tay để cuộc chơi tiếp tục.
8. Kéo cưa lừa xẻ
Đây là trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non, cần ít nhất 2 người chơi. Kéo cưa lừa xẻ rèn luyện thể lực và sự khéo léo.
Cách chơi:
• 2 người chơi ngồi đối diện nhau, nắm chặt tay nhau, 2 chân duỗi thẳng và 2 bàn chân đạp vào nhau. Trong khi đẩy qua đẩy lại như kéo một khúc gỗ thì đọc lời đồng dao:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
• Khi lời đồng dao kết thúc ở bé nào thì bé đó bị gọi là “ông thợ lười” hoặc “ông thợ bị thua”.
>>> Đọc thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi: 10 kỹ năng quan trọng
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non khác
9. Mèo đuổi chuột
10. Thả đỉa ba ba
11. Đếm sao
12. Đua thuyền
13. Nhảy bao bố
14. Nhảy dây
15. Chim bay cò bay
16. Thả đỉa ba ba
17. Ếch dưới ao
18. Dung dăng dung dẻ
19. Đánh quay
20. Nhảy bao bố
21. Cáo và thỏ
22. Thả chó
23. Chùm nụm
24. De-ùm
25. Nhảy lò cò
Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non cần lưu ý điều gì?
Trò chơi dân gian quả thật mang lại nhiều lợi ích đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ mầm non. Song, khi tổ chức cho bé chơi, để đảm bảo an toàn, cần lưu ý một số điều sau:
• Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong các trò chơi, cần tìm hiểu kỹ luật chơi và cách thức chơi để hướng dẫn cho bé.
• Đối với những trò chơi tập thể, hoặc vận động chạy nhảy, nên tổ chức ở sân chơi rộng rãi và không có các vật gây nguy hiểm cho bé.
• Nên lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi của bé.
• Động viên tất cả các bé cùng tham gia trò chơi.
• Có thể sử dụng phần thưởng nhỏ để khích lệ tinh thần bé.
Khi xã hội phát triển, trẻ em có rất nhiều trò chơi hấp dẫn trên các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại… Thế nhưng, các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vẫn nên được duy trì vì chúng không những thú vị mà còn bổ ích.