Vận động thô là gì và làm thế nào để phát triển kỹ năng vận động thô?

Tên tiếng Anh cho bé trai gắn với thiên nhiên

Kỹ năng vận động thô là một phần quan trọng trong sự phát triển của bé ở những năm đầu đời. Vận động thô là gì và vì sao nó lại quan trọng? Khám phá điều này cùng ILO trong bài viết sau.

Vận động thô là gì?

Vận động thô là những kỹ năng đòi hỏi chuyển động toàn thân, liên quan đến các cơ lớn của cơ thể như tay, chân, lưng, thân mình… Các hoạt động vận động thô (Gross motor skills) bao gồm: ngồi, đứng, đi, chạy nhảy, leo trèo, nâng, đá, đi xe đạp, bơi lội, trượt patin…

Tại sao kỹ năng vận động thô lại quan trọng?

Tại sao kỹ năng vận động thô lại quan trọng

Kỹ năng vận động này giúp con thực hiện các hoạt động cần thiết hàng ngày như mặc quần áo, trèo lên giường ngủ, ngồi vào bàn học… Sau đây là một vài lý do khiến nó quan trọng:

• Khi trẻ sử dụng các kỹ năng vận động thô, tức là con đang học cách di chuyển, kiểm soát, rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, sử dụng phối hợp các bộ phận trong cơ thể (tay-mắt, chân-tay, lưng-vai…).

• Các kỹ năng vận động thô góp phần phát triển nhận thức, tăng cường các đường dẫn truyền thần kinh trong não, giúp con trở thành người toàn diện.

• Trong khi vận động thô liên quan đến các cơ lớn thì kỹ năng vận động tinh lại tác động đến các cơ nhỏ hơn ở bàn tay, ngón tay và cổ tay (thiên về sự khéo léo). Do vậy, kỹ năng vận động thô được phát triển phù hợp với độ tuổi có thể giúp bé xây dựng các kỹ năng vận động tinh.

Chẳng hạn như biết cách ngồi giúp con có khả năng ngồi vào bàn học để thực hành kiểm soát các chuyển động ở vai, cánh tay, bàn tay và ngón tay.

Điều đó có nghĩa là vận động thô là nền tảng để con có thể thực hiện được các hoạt động liên quan tới vận động tinh như viết, cắt, chơi lego, cài khuy áo, vẽ…

Các mốc phát triển vận động thô ở trẻ

Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, con cần đạt được các kỹ năng vận động cơ bản để bắt kịp với quy luật phát triển. Dưới đây là các mốc phát triển vận động thô (Gross motor skills) ở trẻ mà bố mẹ cần quan tâm:

1. Sơ sinh đến 2 tháng

Sơ sinh đến 2 tháng

• Quay đầu sang hai bên khi nằm ngửa

• Nâng đầu và có thể quay sang hai bên khi nằm sấp

• Đá cả hai chân lên khi nằm ngửa

• Di chuyển cả hai cánh tay bằng nhau khi nằm ngửa

2. Giai đoạn 3-4 tháng 

• Nâng đầu và ngực lên khi cho bé nằm sấp

• Nằm sấp được lâu hơn

• Đẩy cẳng tay lên và quay đầu sang hai bên khi nằm sấp

• Mở nắm tay

3. Vận động thô giai đoạn 5 tháng 

• Vận động thô như đưa chân lên miệng khi nằm ngửa  

• Chống đẩy với cánh tay mở rộng khi nằm sấp  

• Xoay vòng tròn trong khi nằm sấp sang mỗi bên  

4. Giai đoạn 6-8 tháng 

• Ngồi một mình, biết giữ thăng bằng khi ngồi  

• Với lấy đồ chơi khi ngồi và nắm một bên tay   

5. Giai đoạn 9-11 tháng 

Giai đoạn 9-11 tháng 

• Chuyển đổi giữa nằm xuống và ngồi thẳng mà không cần trợ giúp  

• Bò bằng tay và đầu gối  

• Đi bộ với hai tay cầm đồ vật

• Ăn bốc bằng tay

6. Giai đoạn 11-12 tháng 

• Đi bộ với một tay cầm đồ vật

• Đứng một mình trong vài giây

• Cầm ly uống nước mà không cần trợ giúp

7. Giai đoạn 13-14 tháng 

• Bò lên cầu thang  

• Đứng lên khỏi sàn mà không cần hỗ trợ   

• Đi bộ một mình tốt  

• Ngồi xổm và đứng lên mà không cần giữ hỗ trợ  

8. Giai đoạn 15-18 tháng  

Giai đoạn 15-18 tháng 
Ảnh: Baby power forever kids

• Vận động thô như đi lên cầu thang bằng tay hoặc vịn tay vào lan can

• Bò xuống cầu thang (bằng bụng, chân trước)  

• Có thể chạy, mặc dù dễ ngã  

• Đá một quả bóng về phía trước

9. Vận động thô lúc 2 tuổi

• Đi bộ và chạy khá tốt   

• Nhảy khỏi mặt đất với cả hai chân

• Đi bộ lên và xuống cầu thang một mình  

• Đá bóng bằng cả hai chân

10. Giai đoạn 3 tuổi

Giai đoạn 3 tuổi

• Giữ thăng bằng vài giây bằng một chân

• Nhảy về phía trước

• Bắt một quả bóng lớn   

• Đi xe ba bánh

11. Đến 4 tuổi

• Có thể chạy, nhảy và leo trèo tốt

• Nhảy lò cò thành thạo bằng một chân  

• Bắt bóng chắc chắn  

• Bắt đầu nhào lộn

12. Đến 5 tuổi

• Nhảy đổi chân và nhảy dây  

• Bắt đầu có thể trượt patin và bơi lội  

• Đi xe đạp có hoặc không có bánh phụ    

• Leo trèo tốt

>>> Đọc thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi theo chuẩn WHO

Gợi ý các hoạt động phát triển kỹ năng vận động thô cho trẻ

Gợi ý các hoạt động phát triển kỹ năng vận động thô cho trẻ

Dưới đây là các hoạt động rất tốt cho việc phát triển các cơ lớn của cơ thể, giúp con cải thiện kỹ năng vận động thô đúng theo độ tuổi.

1. Chơi với đồ chơi

Chơi trò chơi là cách đơn giản để con phát triển kỹ năng vận động thô. Khi chơi với trò chơi, đồ vật hoặc chơi với người khác, con có cơ hội khám phá, sáng tạo và tương tác.

2. Hoạt động với bóng

Bóng là đồ vật tuyệt vời cho sự phối hợp của tay và mắt cũng như giúp con phát triển nhiều kỹ năng vận động thô. Các hoạt động với bóng bao gồm các động tác như ném, bắt, lăn, dẫn bóng, đá, đánh…

3. Tham gia các trò chơi đuổi bắt

Các trò chơi đuổi bắt giúp xây dựng tốc độ, sự tập trung và kỹ năng di chuyển cơ thể để không va phải người khác hoặc không va vào các chướng ngại vật.

4. Vận động thô với các loại xe

Vận động thô với các loại xe
Ảnh: Little helper

Cho bé sử dụng các loại xe phù hợp với độ tuổi như trượt ván, xe 3 bánh, xe đạp… để phát triển khả năng quan sát, giữ thăng bằng.

5. Chơi các trò chơi leo núi

Ở công viên hoặc khu vui chơi trường học thường có các thiết bị leo núi. Hãy thường xuyên cho con chơi để cải thiện sức mạnh của các cơ lớn cũng như tăng cường khả năng giữ thăng bằng.

6. Nhảy, khiêu vũ

Các hoạt động như nhảy hoặc khiêu vũ giúp con xây dựng nhận thức về cơ thể và phát triển cơ bắp.

7. Vượt chướng ngại vật

Vượt chướng ngại vật

Hãy tạo các chướng ngại vật đơn giản ở nhà hoặc trường học bằng các đồ chơi hoặc vật dụng có sẵn cho con thường xuyên chơi để tăng sức mạnh cho đôi chân.

8. Giả làm động vật

Chơi trò chơi mà con được giả vờ làm con vật là phương pháp vừa thú vị, vừa hỗ trợ phát triển kỹ thuật vận động thô hiệu quả. Giả vờ làm con ếch nhảy, con gấu đi bằng 4 chân, một con lừa đá chân lên không trung hoặc một con rắn đang trườn trên sàn nhà. Những động tác này tốt cho sức mạnh của chân, sự khéo léo của vai và tay.

Ngoài ra, có rất nhiều hoạt động thú vị giúp con cải thiện kỹ năng vận động thô, chẳng hạn như chơi xích đu, cầu trượt, thể dục dụng cụ, chơi công viên nước, chơi bóng đá, bóng chày…

>>> Đọc thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi: 10 kỹ năng quan trọng

Lời khuyên của chuyên gia về vận động thô

Lời khuyên của chuyên gia về vận động thô

Bằng cách khám phá nhiều kiểu vận động khác nhau, con có đủ năng lực thể chất, sự tự tin và khéo léo. Sau đây là một số lời khuyên của các chuyên gia về cường độ cũng như hình thức vận động để hỗ trợ phát triển kỹ năng vận động thô:

• Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi được khuyến nghị nên có 180 phút vận động mỗi ngày. Thời lượng vận động nên chia ra thành các đoạn nhỏ, chẳng hạn cho con chơi các trò chơi vận động 30 phút, sau đó nghỉ ngơi và tiếp tục chơi.

• Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nên dành ít nhất 60 phút hoạt động thể chất từ trung bình đến nâng cao mỗi ngày cho các bé từ 6 đến 17 tuổi. Và tốt nhất, nên cho con tham gia hoạt động liên tục trong 60 phút.

Không phải bé nào cũng đạt được các mốc phát triển vận động thô. Điều quan trọng là người lớn phải đồng hành và hỗ trợ trẻ. Nếu cảm thấy con không đạt được các kỹ năng cơ bản theo độ tuổi, các biện pháp can thiệp của bác sĩ có chuyên môn là điều cần thiết.