Bảng chữ cái mầm non và cách dạy trẻ học chữ cái hiệu quả
Học bảng chữ cái tiếng Việt là một trong những bước ngoặt quan trọng đầu tiên trong quá trình học tập của bé. Tuy nhiên, việc dạy chữ cái sớm cho trẻ 3 – 4 tuổi không phải điều đơn giản. Ba mẹ cùng ILO tìm hiểu thứ tự các nhóm chữ cái dạy trẻ mầm non và cách dạy bảng chữ cái mầm non thú vị, đúng chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo trong bài viết sau đây.
Thứ tự các nhóm chữ cái dạy trẻ mầm non ba mẹ nên biết
Bảng chữ cái mầm non chính xác là bảng chữ cái tiếng Việt, gọi cách khác là chữ Quốc ngữ. Đây là bảng chữ cái được phiên âm từ tiếng Latinh. Qua nhiều lần chỉnh sửa, cải tiến kéo dài hàng thế kỷ, chữ Quốc ngữ được công nhận là văn tự chính thức của Việt Nam từ thế kỷ XIX.
Đến nay, bảng chữ cái tiếng Việt gồm 29 chữ cái với hai cách viết là chữ in thường, chữ in hoa, trừ dấu câu và tên riêng. Cách viết hai nhóm chữ cái này khác nhau nhưng được phát âm giống nhau.
1. Nhóm chữ cái in thường trong bảng chữ cái mầm non – Bảng chữ cái tiếng Việt
Chữ cái in thường được hình thành từ các nét cơ bản là nét thẳng, nét xiên, nét cong. Thứ tự nhóm chữ cái này được sắp xếp theo phiên âm quốc tế. Bảng thứ tự nhóm chữ cái in thường dạy trẻ mầm non như sau:
a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
Ngoài ra, khi luyện viết chữ cái tiếng Việt cho trẻ, người ta thường chia thành 3 nhóm cơ bản, bao gồm:
• Nhóm 1 gồm 8 chữ cái: i, u, ư, t, n, m, v, r. Điểm chung của các chữ cái nhóm này là cấu tạo từ các nét móc: móc trên, dưới, móc hai đầu. Đây là nhóm chữ không quá khó để trẻ bắt đầu luyện viết từ sớm.
• Nhóm 2 gồm 6 chữ cái: b, h, k, l, p, y. Đây là nhóm chữ có nét khuyết xuôi và nét khuyết ngược. So với các nhóm chữ cái khác, nhóm chữ này tương đối dễ viết, ba mẹ hãy giúp con rèn luyện nhiều lần để bé viết nét chữ rõ ràng, uyển chuyển hơn.
• Nhóm 3 gồm 15 chữ cái: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s. Những chữ cái có nét cong kín và cong hở được gộp chung thành nhóm này. Đây là nhóm chữ khá khó viết đối với trẻ mầm non. Do đó, bé cần luyện tập các chữ cái nét cong hàng ngày để có thể viết thuần thục bảng chữ cái.
>>> Xem thêm: 20 bài hát cho trẻ mầm non vui tươi, dễ nhớ
2. Nhóm chữ cái in hoa trong bảng chữ cái mầm non – Bảng chữ cái tiếng Việt
So với nhóm chữ cái in thường thì nhóm chữ cái in hoa đơn giản hơn khi chỉ có nét cong và nét thẳng. Bảng chữ cái in hoa thường được dùng ở đầu câu, khi viết tên riêng và được viết kích cỡ lớn hơn chữ cái in thường.
Bảng thứ tự nhóm chữ cái in hoa dạy trẻ mầm non như sau:
A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y.
Ngoài ra, bảng chữ cái mầm non in hoa được chia thành 6 nhóm để dễ dàng dạy trẻ nghe, đọc, viết. Các chữ cái tương đồng về cấu tạo và hình dạng sẽ được xếp chung nhóm, cụ thể như sau:
• Nhóm 1: Gồm 5 chữ cái A, Ă, Â, N, M
• Nhóm 2: Gồm 5 chữ cái P, R, B, D, Đ
• Nhóm 3: Gồm 8 chữ cái C, G, S, J, L, E, Ê, T
• Nhóm 4: Gồm 4 chữ cái I, K, V, H
• Nhóm 5: Gồm 4 chữ cái O, Ô, Ơ, Q
• Nhóm 6: Gồm 4 chữ cái U, Ư, Y, X.
>>> Đọc thêm: 10 bí quyết dạy bảng chữ cái tiếng Anh cho bé nhớ lâu
3. Nguyên âm, phụ âm trong bảng chữ cái mầm non – Bảng chữ cái tiếng Việt
Ngoài việc hiểu rõ bảng chữ cái và thứ tự các nhóm chữ cái tiếng Việt, ba mẹ cần giúp bé hiểu và phân loại các nguyên âm và phụ âm. Điều này giúp con dễ dàng sử dụng từ ngữ và tạo câu chính xác.
Sau đây là danh sách các nguyên âm và phụ âm đúng chuẩn trong bảng chữ cái tiếng Việt:
• Nguyên âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y
• Phụ âm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
• Nguyên âm kép: ia-yê-iê, ua-uô, ưa-ươ…
• Phụ âm ghép: ph, th, tr, vh, gi, nh, ng, kh, gh và ngh
Với việc hiểu rõ các nguyên âm, phụ âm từ sớm, bé sẽ có nền tảng tốt để tăng khả năng tư duy ngôn ngữ. Bởi, nguyên âm và phụ âm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra âm tiết và từ ngữ, sự phong phú và đa dạng của tiếng mẹ đẻ.
>>> Xem thêm: 100 câu đố cho trẻ mầm non giải trí và phát triển tư duy
Cách dạy trẻ mầm non học chữ cái tiếng Việt hiệu quả tại nhà
Trẻ mầm non học bảng chữ cái tiếng Việt sẽ giúp con sớm có khả năng nhận biết và đọc chữ. Đồng thời giúp con nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và tư duy logic, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình học tập trong tương lai.
Sau đây là một số phương pháp giúp bé dễ dàng học bảng chữ cái tiếng Việt tại nhà, ba mẹ có thể áp dụng:
1. Dạy trẻ cách phát âm trước khi học bảng chữ cái
Để học bảng chữ cái mầm non nhanh nhất, trước tiên, ba mẹ cần giúp bé phát âm được các chữ cái cần học. Việc vừa đọc vừa viết giúp bé kích thích trí não song song hai lần, tăng khả năng ghi nhớ mặt chữ và tư duy.
Tuy nhiên, ba mẹ không cần dành quá nhiều thời gian để uốn nắn, ép con phải phát âm chuẩn xác các chữ cái ngay trong những lần đọc đầu tiên. Hãy để con nhớ mặt chữ trước rồi dần dần chỉnh sửa cách phát âm sau. Bài hát ABC tiếng Việt là cách “kinh điển” để giúp con phát âm và học thuộc bảng chữ cái nhanh nhất, ba mẹ hãy áp dụng thử nhé.
2. Học bảng chữ cái in thường trước, chữ cái in hoa sau
Bảng chữ cái in thường được sử dụng nhiều hơn bảng chữ cái in hoa. Đồng thời, chúng xuất hiện nhiều trong cuộc sống hàng ngày của trẻ mầm non như sách, truyện, phụ đề phim hoạt hình, tranh ảnh… Do đó, ba mẹ nên dạy trẻ học chữ cái in thường trước, chữ cái in hoa sau. Đây cũng là phương pháp phổ biến được giáo viên áp dụng khi cho bé học bảng chữ cái mầm non.
3. Học đi đôi với hành khi học bảng chữ cái mầm non
Một trong những cách dạy trẻ mầm non học chữ cái nhanh và ghi nhớ lâu là thường xuyên cho bé thực hành. Trong quá trình học, ba mẹ có thể thường xuyên yêu cầu con đọc lại những chữ cái vừa học. Ngay cả trong thời gian sinh hoạt thường nhật, ba mẹ có thể yêu cầu bé đọc lại bảng chữ cái để xem con đã thuộc đến đâu, cũng như tạo cơ hội để kích thích khả năng ghi nhớ của trẻ.
Ngoài ra, đọc sách hàng ngày chính là cách giúp bé thực hành việc học bảng chữ cái mầm non hiệu quả. Qua từng trang sách, cuốn truyện sẽ giúp con ghi nhớ, học thuộc bảng chữ cái, từ ngữ và cách vận dụng, cấu tạo câu một cách hiệu quả.
4. Vừa học vừa chơi cùng bảng chữ cái tiếng Việt – bảng chữ cái mầm non
Sử dụng trò chơi để dạy con học bảng chữ cái là cách học thú vị và hiệu quả cho trẻ mầm non. Có rất nhiều trò chơi liên quan đến bảng chữ cái tiếng Việt ba mẹ có thể chơi cùng con như:
• Dùng flashcards chơi cùng con để giúp tăng khả năng ghi nhớ: Đây là phương pháp giúp bé học thuộc chữ cái nhanh chóng. Ba me có thể dùng flashcards để ghi chữ cái, ví dụ minh họa, âm thanh, hình ảnh liên quan đến bảng chữ cái. Sau đó có thể cùng con chơi trò nhìn hình đoán chữ, tìm chữ theo hiệu lệnh, lặp lại âm thanh hoặc trả lời các câu hỏi liên quan…
• Sử dụng các bài hát liên quan đến chữ cái mầm non để dạy trẻ: Đây là một phương pháp giáo dục hiệu quả, vừa giúp giải trí và tạo hứng thú để con học bảng chữ cái mầm non vui vẻ và nhanh chóng. Một số bài hát phù hợp ba mẹ có thể cho con nghe và học hát theo như: ABC tiếng Việt, Bạn là chữ cái gì, Bài hát chữ A…
4. Áp dụng những bài tập chữ cái cho trẻ mầm non
Để dạy con học chữ cái, ba mẹ đừng quên cho con làm bài tập hàng ngày. Tuy nhiên, ba mẹ nên chọn các bài tập mang hơi hướng trò chơi sẽ phù hợp với lứa tuổi mầm non và phát huy hiệu quả tốt nhất.
Một số bài tập chữ cái cho trẻ mầm non ba mẹ có thể tham khảo như tìm chữ cái còn thiếu, tô màu chữ theo ý thích, khoanh tròn chữ cái đang học trong các từ, nối các chữ cái giống nhau, tìm chữ cái tương ứng với hình… sẽ giúp em vừa chơi vừa học bảng chữ cái mầm non hiệu quả.
Trên đây là thứ tự các nhóm chữ cái dạy trẻ mầm non và cách dạy trẻ mầm non học chữ cái hiệu quả. Trong quá trình dạy con học bảng chữ cái, ba mẹ cần kiên nhẫn, thoải mái, tránh gây áp lực, hãy tạo môi trường và không gian để bé vừa học, vừa chơi và trải nghiệm, phù hợp với lứa tuổi.
>>> Xem thêm: 20 bài thơ cho trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ và trí não