Bé 3 tuổi bị nổi mụn đầu trắng: Nguyên nhân và cách chăm sóc
Làn da trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm nên việc xuất hiện những vùng mụn đầu trắng khiến ba mẹ không khỏi lo lắng. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé 3 tuổi bị nổi mụn đầu trắng? Chăm sóc như thế nào cho đúng cách và hiệu quả? Ba mẹ cùng ILO tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mụn đầu trắng là gì? Dấu hiệu bé 3 tuổi bị nổi mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, thường xuất hiện dưới dạng nốt mụn nhỏ màu trắng trên da. Đây có thể là mụn sữa, một loại mụn thường gặp ở trẻ em được hình thành khi các tuyến dầu hoạt động quá mức gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Một số đặc điểm sau đây sẽ giúp ba mẹ nhận biết bé 3 tuổi bị nổi mụn đầu trắng:
• Bé nổi những nốt mụn hình tròn, có phần đầu màu trắng nhỏ, nhô lên trên bề mặt da. Vùng da này thường sẽ không có dấu hiệu ngứa và sưng đỏ.
• Mụn đầu trắng có thể nổi bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bé. Chúng thường xuất hiện thành đám nhỏ trên da. Đặc biệt ở vùng mặt như má, trán, cằm và mũi của bé.
• Bên cạnh đó, loại mụn này thường hình thành dưới bề mặt lỗ chân lông bít tắc, khép kín.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé 3 tuổi bị nổi mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng ở trẻ em được xem là lành tính, sau một thời gian có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý mà ba mẹ cần lưu ý, nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thậm chí, mụn đầu trắng sẽ kéo dài dai dẳng đến khi con trưởng thành.
Dưới đây là một số trường hợp, nguyên nhân khiến bé 3-4 tuổi xuất hiện những đám mụn đầu trắng trên da.
1. Do mụn sữa
Đây là một dạng mụn đầu trắng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ 3 tuổi vẫn có khả năng gặp tình trạng nổi mụn sữa. Dạng mụn đầu trắng này lành tính, thường xuất hiện do hoạt động của hormone mà bé nhận từ mẹ hoặc tuyến bã nhờn của bé bị phì đại.
Thực tế cho thấy, mụn sữa sẽ giảm dần và sau ba tháng sẽ tự động biến mất. Trường hợp mụn sữa kéo dài kèm theo các biểu hiện khác như sốt, khó chịu, biếng ăn thì ba mẹ cần cảnh giác, đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.
2. Bệnh chàm khiến bé 3 tuổi bị nổi mụn đầu trắng
Bé bị nổi mụn đầu trắng rất có thể là dấu hiệu của bệnh chàm. Giai đoạn đầu của căn bệnh này, ba mẹ có thể quan sát thấy trên da bé xuất hiện những đốm mụn đầu trắng. Khi diễn tiến nặng, những đốm mụn khiến con đau rát, nguy cơ nhiễm trùng cao.
Dấu hiệu của da bé khi mắc bệnh chàm là dễ nứt nẻ, có màu vàng nâu kèm theo những nốt mụn sưng đỏ trên mặt. Vì vậy, khi phát hiện bề mặt da của bé xuất hiện các mảng mụn đầu trắng, ba mẹ cần theo dõi sát sao để kịp thời có phương án xử lý, tránh gây nguy hiểm cho con.
3. Bé 3 tuổi bị nổi mụn đầu trắng: Mụn hạt kê
Tương tự bệnh chàm, mụn hạt kê cũng có dấu hiệu là những đốm mụn đầu trắng, sưng đỏ. Loại mụn này thường mọc ở vùng mũi và má của trẻ. Chúng thường có xu hướng tập trung thành đám nhỏ trên da, có mụn nước và mẩn đốt.
>>> Xem thêm: 20 bài thơ cho trẻ 3 tuổi phát triển ngôn ngữ và trí não
4. Bé bị rôm sảy xuất hiện mụn đầu trắng
Tình trạng rôm sảy rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhất là khi thời tiết nóng bức, oi ả cùng với môi trường chứa nhiều bụi bẩn hay bé mặc quá nhiều quần áo gây tăng tiết mồ hôi. Do tuyến mồ hôi của bé 3 tuổi chưa thật sự hoàn thiện nên mồ hôi bị ứ đọng, gây ra tình trạng mặt nổi mụn trắng nhỏ không ngứa hoặc nổi mẩn đỏ trên da. Bé bị rôm sảy thường kèm theo các triệu chứng như ngứa rát, sốt, quấy khóc, khó chịu…
Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bé xuất hiện mụn đầu trắng. Nếu trong gia đinh có thành viên nổi mụn đầu trắng như bố, mẹ thì tỷ lệ bé sinh ra bị nổi loại mụn này rất cao.
Cách chăm sóc bé 3 tuổi bị nổi mụn đầu trắng an toàn
Tuy được đánh giá là lành tính, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, mụn đầu trắng dễ lan rộng, nhiễm trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
Dưới đây là một số cách chăm sóc để khắc phục, cải thiện tình trạng bé bị nổi mụn đầu trắng, ba mẹ có thể áp dụng:
• Khi vệ sinh làn da cho bé, ba mẹ nên dùng khăn ấm, lựa chọn loại mềm dịu để tránh tình trạng vỡ mụn, trầy xước da.
• Ba mẹ không nên thường xuyên dùng tay chạm vào vùng da mụn hay tự ý nặn mụn sẽ dễ gây kích ứng, khiến da đỏ rát, nhiễm trùng.
• Khi bị mụn đầu trắng, ba mẹ cần thường xuyên tắm, lau người cho bé để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa, mồ hôi trên da.
• Không gian sinh hoạt, phòng ngủ cần sạch sẽ, thoáng mát để giảm tình trạng đổ mồ hôi, bít tắc tuyến bã nhờn và cải thiện độ ẩm tự nhiên của làn da. Từ đó giúp con cải thiện cũng như phòng ngừa sự xuất hiện của mụn đầu trắng.
• Đặc biệt, ba mẹ không nên tự ý thoa thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
>>> Xem thêm: Mẹo hay giúp bé ngủ không giật mình
Cách điều trị tình trạng bé 3 tuổi bị nổi mụn đầu trắng hiệu quả
Có nhiều cách để khắc phục tình trạng mụn đầu trắng như dùng thuốc, các loại nguyên liệu tự nhiên… ILO sẽ giới thiệu một số cách hiệu quả và đơn giản để ba mẹ dễ dàng áp dụng.
1. Điều trị bằng thuốc cho bé 3 tuổi bị nổi mụn đầu trắng
Với tình trạng bé nổi mụn đầu trắng do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, bác sĩ thường kê đơn thuốc dạng kem để thoa lên vùng da nổi mụn. Thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng này thường chứa các chất như salicylic acid, erythromycin hoặc benzoyl peroxide.
Tuy nhiên, ba mẹ không nên tự ý mua những loại thuốc này điều trị cho con nếu không có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Bởi, sử dụng không phù hợp và đúng liều lượng, da bé có thể bị khô, kích ứng, nhạy cảm với ánh nắng và khiến tình trạng mụn càng nghiêm trọng.
2. Dùng nguyên liệu tự nhiên
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên hay bài thuốc dân gian cũng là cách hữu hiệu giúp giảm khó chịu, làm dịu làn da của bé 3 tuổi bị nổi mụn đầu trắng. Ba mẹ có thể tham khảo một số nguyên liệu tự nhiên có tác dụng làm sạch, kháng khuẩn, chống viêm như sau:
Giấm táo
Đây là loại giấm được tinh chế từ táo tươi có chứa acid malic và acid acetic. Các chất này có khả năng làm sạch lỗ chân lông, tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng gây mụn đầu trắng.
Cách dùng: ba mẹ pha loãng giấm táo và nước sôi để nguội với tỷ lệ 1:3. Sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp này lau nhẹ nhàng lên vùng da mụn của bé. Sau 10 phút, ba mẹ rửa lại với nước sạch và nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm.
Dầu dừa
Tương tự giấm táo, dầu dừa cũng có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da bởi chứa chất acid capric và acid lauric. Rất đơn giản, ba mẹ chỉ cần dùng một ít dầu dừa, thoa đều lên vùng da đang bị mụn của bé. Sau 15 phút, ba mẹ lau sạch vùng da này cho bé bằng nước ấm.
Chăm sóc làn da nhạy cảm cho con luôn là một vấn đề đáng quan tâm của các bậc phụ huynh. Bằng việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng bé 3 tuổi bị nổi mụn đầu trắng và áp dụng các phương pháp chăm sóc đúng cách, ba mẹ sẽ giúp bé luôn có làn da khỏe mạnh và mịn màng. Hy vọng những thông tin mà ILO vừa cung cấp sẽ hữu ích cho việc chăm sóc sức khỏe và làn da của con.
>>> Xem thêm: Trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần và cách xử lý