Mẹo hay giúp bé ngủ không giật mình hiệu quả

mẹo để bé ngủ không giật mình

Trẻ nhỏ hay giật mình, ngủ không sâu giấc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não. Đồng thời, tình trạng này còn gây khó khăn và lo lắng cho ba mẹ. Vậy tại sao bé bị giật mình trong lúc ngủ? Mẹo để bé ngủ không giật mình là gì? Cùng ILO tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bé bị giật mình khi ngủ do đâu?

Tìm hiểu kỹ các nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ dễ dàng lựa chọn cách giúp bé ngủ ngon không giật mình hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân chính mà ILO tổng hợp được:

Hệ thần kinh trẻ chưa hoàn thiện: Đây là một trong những nguyên nhân chính làm bé giật mình khi ngủ. Có thể hiểu, hệ thần kinh trẻ sơ sinh chưa phát triển ổn định nên thường nhạy bén với các yếu tố kích thích từ môi trường xung quanh. Khi có tác động hoặc thay đổi đột ngột, bé thường giật mình như một cách phản xạ của cơ thể.

Tác động ngoại vi làm ảnh hưởng giấc ngủ của con: Ánh sáng chiếu vào mặt, tiếng ồn, tiếng động xuất hiện đột ngột như chuông điện thoại, tiếng mở cửa, tiếng nói chuyện, tivi… sẽ khiến bé đang ngủ dễ giật mình.

mẹo giúp bé không giật mình khi ngủ

• Trường hợp bé ngủ trong trạng thái bế ẵm mà ba mẹ đặt xuống giường bất ngờ cũng khiến con giật mình. Lúc này, con sẽ có cảm giác như đang rơi vì thay đổi độ cao bất ngờ.

• Bé sẽ thường xuyên giật mình trong lúc ngủ nếu tâm lý bất an, lo lắng, sợ hãi và có cảm giác không an toàn.

• Lịch trình ngủ của con không hợp lý, ngủ quá nhiều vào ban ngày cũng khiến con giật mình, ngủ không sâu giấc vào ban đêm.

• Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân hay gặp nếu trẻ giật mình, rướn người trong lúc ngủ.

• Nguyên nhân bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, tổn thương, rối loạn thần kinh bẩm sinh… cũng làm bé ngủ bị giật mình.

>>> Xem thêm: Trẻ 3 tuổi tiêm phòng dại có ảnh hưởng gì không?

Mẹo để bé ngủ không giật mình đơn giản và khoa học

Tình trạng bé thường xuyên giật mình trong lúc ngủ không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, sự phát triển của con mà còn ảnh hưởng đến ba mẹ, người chăm sóc. Vậy, ba mẹ phải làm cách nào để bé ngủ không giật mình? Cùng ILO tìm hiểu các mẹo giúp bé không giật mình khi ngủ dưới đây.

1. Đảm bảo môi trường, không gian yên tĩnh

Không gian phòng ngủ yên tĩnh, ít ánh sáng sẽ giúp giấc ngủ của bé chất lượng và tránh giật mình. Đây là mẹo để bé ngủ không giật mình đơn giản, ba mẹ dễ dàng thực hiện.

cách giúp bé ngủ không bị giật mình

Hạn chế tiếng ồn: Hãy để con ngủ ở nơi cách biệt với các vật dụng, đồ dùng dễ gây tiếng ồn lớn, đột ngột như điện thoại, tivi, đồng hồ báo thức, cửa ra vào…

Giảm thiểu tác động của ánh sáng đến giấc ngủ của con. Ba mẹ nên tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào mặt hoặc cho bé ngủ ở những nơi nhiều ánh sáng như phòng khách, gần cửa sổ, cửa chính mà không có rèm che.

• Có thể tập thói quen cho con nghe tiếng ồn trắng mỗi khi đi ngủ. Âm thanh từ máy tiếng ồn trắng sẽ cản bớt âm thanh bên ngoài. Nhờ đó, con ngủ ngon giấc, cảm thấy thoải mái và không bị làm phiền.

• Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ phòng ngủ. Nhiệt độ ảnh hưởng quan trọng đến giấc ngủ, không gian mát mẻ giúp con ngủ sâu giấc và hạn chế giật mình. Thế nên, ba mẹ phải luôn chắc chắn phòng ngủ của con có nhiệt độ vừa phải, thoáng mát.

>>> Xem thêm: Gợi ý 10 đồ chơi cho bé 3 tuổi phát triển toàn diện

2. Hạn chế cho con ăn quá no trước giờ ngủ – mẹo để bé ngủ không giật mình

Một trong những cách giúp bé ngủ không bị giật mình, đó là mẹ không nên cho con ăn quá no trước khi chuẩn bị đi ngủ. Đồng thời, những thức ăn dễ gây chướng bụng, đầy hơi như phô mai, trứng, đồ ăn chiên rán… cũng nên hạn chế cho con ăn.

3. Tạo lịch trình ngủ hợp lý và khoa học

cách để em bé ngủ không giật mình

Một lịch trình ngủ cố định và khoa học là mẹo để bé ngủ không giật mình hiệu quả. Ba mẹ có thể thực hiện những việc sau:

• Bạn nên tìm hiểu và xác định thời gian ngủ phù hợp với nhu cầu và độ tuổi của con.

• Lên một lịch trình ngủ cố định và lặp lại hàng ngày để tạo thói quen cho não bộ nhận biết giờ ngủ, giờ thức. Từ đó giúp bé hình thành thói quen ngủ tốt.

• Tạo một quy trình, thói quen trước khi đi ngủ như tắm, thay bỉm, kể chuyện… để con biết đó là tín hiệu đến giờ ngủ.

• Ba mẹ nên hạn chế cho con ngủ nhiều vào ban ngày. Bạn chỉ nên cho con ngủ từ 2-2.5 giờ để đảm bảo bé không ngủ quá nhiều, dẫn tới khó đi vào giấc ngủ mỗi tối.

4. Tránh để con vui chơi, hoạt động quá sức trước giờ ngủ

13 cách dạy con của người do thái.

Những hoạt động vui chơi, giải trí sẽ kích thích tâm trạng, có thể làm con ham chơi và không chịu đi ngủ. Tâm trạng bị kích thích quá mạnh cũng dễ làm bé giật mình khi ngủ.

Trước giờ đi ngủ, ba mẹ hãy tắt các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, tivi… Thay vào đó, nên cùng con đọc sách, nghe nhạc, nghe kể chuyện để con cảm thấy bình yên, thoải mái và dễ chịu. Đây là cách giúp bé ngủ không bị giật mình hiệu quả, ba mẹ nên tham khảo.

5. Ba mẹ không nên dỗ khi con khóc giữa đêm

làm cách nào để bé ngủ không giật mình

Thông thường, mỗi khi con giật mình, quấy khóc, ba mẹ thường có thói quen ẵm con và dỗ dành ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cần đợi khoảng từ 1-2 phút để con tự ổn định và ru mình ngủ trở lại. Sau vài lần, con sẽ dần quen và “tự lập”, ngủ ngon giấc hơn.

Trong thường hợp con giật mình, quấy khóc, la hét lâu hơn, ba mẹ mới cần dỗ dành cho bé ngủ tiếp.

6. Để con có cơ hội thức dậy từ từ, mẹo để bé ngủ không giật mình

Một cách để em bé ngủ không giật mình được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng là cho phép con thức dậy từ từ. Ba mẹ không nên đánh thức con đột ngột, ép buộc trẻ phải dậy ngay. Thay vào đó, bạn nên cho con thêm thời gian để tỉnh giấc và tỉnh táo thức dậy nhé.

7. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin D và canxi cho con

Thiếu vitamin D gây khó ngủ ở trẻ.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất là cách quan trọng giúp bé ngủ ngon không giật mình. Đặc biệt bạn nên cho con ăn thực phẩm, uống các loại sữa giàu canxi và vitamin D. Trong đó, ba mẹ cần cung cấp khoảng 400 UI vitamin D3 cho con mỗi ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹo dân gian để bé ngủ không giật mình, ba mẹ nên biết

Ngoài những cách giúp bé ngủ không bị giật mình kể trên, nhiều người còn áp dụng một số mẹo dân gian để giúp trẻ hạn chế tình trạng này. Ba mẹ cùng ILO khám phá những mẹo dân gian sau đây:

1. Mẹo để bé ngủ không giật mình bằng gối đinh lăng

lá đinh lăng

Loại thảo dược này dễ kiếm và có tác dụng giúp em bé dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại gối đinh lăng. Tuy nhiên, ba mẹ có thể tự chuẩn bị và đặt đinh lăng vào gối của con để đảm bảo chất lượng.

2. Ngâm chân bé bằng nước gừng tươi

mẹo để bé ngủ không giật mình bằng gừng

Củ gừng tươi có chứa các thành phần giúp bé ngủ ngon. Ba mẹ đập dập một củ gừng tươi đã rửa sạch, cho vào nước ấm vừa phải, thêm một ít nước muối sinh lý để ngâm chân cho con. Để phát huy hiệu quả, bạn chỉ nên cho con ngâm chân khoảng 15 phút, trước giờ đi ngủ 30 phút.

3. Treo tỏi đầu giường 

mẹo để bé ngủ không giật mình bằng tỏi
Dân gian thường quan niệm, treo tỏi đầu giường hoặc cho con mang theo khi ra ngoài sẽ giảm tình trạng bé quấy khóc, giật mình ban đêm. Ba mẹ có thể áp dụng cách làm đơn giản là treo một củ tỏi cạnh giường ngủ để trị giật mình cho con.

4. Mẹo để bé ngủ không giật mình bằng dâu tằm

dâu tằm

Theo quan niệm của ông bà xưa, dâu tằm có tác dụng xua đuổi tà khí, nhờ đó giúp em bé ngủ ngon, không bị giật mình. Thông thường, ba mẹ dùng cành dâu tằm để đặt trong phòng ngủ hoặc cho con đeo vòng tay được làm từ thân dâu tằm. Đây là cách phổ biến được nhiều gia đình Việt áp dụng để hạn chế bé giật mình vào ban đêm.

5. Cách giúp bé ngủ ngon không giật mình bằng vỏ quýt, cam

vỏ cam

Vỏ các loại quả như cam, quýt, bưởi… thường chứa nhiều tinh dầu, có khả năng an thần, giúp thư giãn và dễ ngủ. Do đó, ba mẹ có thể đặt một vài vỏ cam, quýt trong phòng ngủ để tạo cảm giác, mùi hương thư giãn, dễ chịu cho bé.

Trên đây là những mẹo để bé ngủ không giật mình hiệu quả và đơn giản, ba mẹ có thể áp dụng để cải thiện giấc ngủ cho con. Đồng thời, tiếp tục theo dõi ILO để cập những thông tin bổ ích, đồng hành cùng con lớn lên an toàn, khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé.

>>> Xem thêm: Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ do đâu? Nguyên nhân và cách khắc phục