10 thí nghiệm cho trẻ mầm non dễ làm và thú vị
Mầm non là độ tuổi rất tò mò và hay hỏi về thế giới xung quanh. Thay vì chỉ giải thích bằng lời, các thí nghiệm cho trẻ mầm non sẽ là cơ hội thực tế tuyệt vời để ba mẹ giải thích cho bé một cách thú vị, đáp ứng sự tò mò, kích thích sự sáng tạo và tư duy của con. Hãy cùng ILO tìm hiểu các thí nghiệm vui cho trẻ mầm non dưới đây nhé.
Lợi ích các thí nghiệm cho trẻ mầm non ba mẹ nên biết
Độ tuổi từ 0 – 6 được xem là thời điểm vàng để con tìm hiểu và khám phá những hiện tượng gần gũi trong cuộc sống thường nhật. Lúc này, các thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non mang lại nhiều lợi ích quan trọng mà ba mẹ không nên bỏ qua.
• Giúp bé tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh: Bước đầu, các thí nghiệm giúp bé giải thích những hiện tượng gần gũi hàng ngày như mưa, sự sinh trưởng của cây cối, hòa tan các chất, thay đổi màu sắc, âm thanh… Từ đó giúp con nhìn nhận, đánh giá cũng như hình thành các kiến thức, tư duy một cách khoa học và đúng thực tế. Đặc biệt, ba mẹ cho bé thực hiện đa dạng thí nghiệm càng giúp con phát triển tinh thần tò mò và ham học hỏi.
• Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng quan sát và tư duy logic: Các thí nghiệm cho trẻ mầm non giúp bé quan sát, nhận biết và mô tả các hiện tượng tự nhiên. Từ đó góp phần phát triển khả năng suy luận và tư duy logic.
• Tạo niềm vui và hứng thú: Thí nghiệm mang lại niềm vui và hứng thú, giúp bé yêu thích và quan tâm đến khoa học ngay từ khi còn nhỏ. Đồng thời, thông qua thời gian ba mẹ cùng con tiến hành các thí nghiệm, bé sẽ học cách chia sẻ ý tưởng, giao tiếp và phát huy khả năng làm việc nhóm rất tốt.
Top các thí nghiệm cho trẻ mầm non thú vị, dễ thực hiện
Sau đây là một số thí nghiệm khoa học đơn giản và an toàn, ba mẹ có thể cùng con thực hiện và khám phá các hiện tượng “kỳ thú” trong thế giới muôn màu.
1. Thí nghiệm cho trẻ mầm non tạo màu cho cải thảo
Đây là một thí nghiệm STEM thú vị cho trẻ mầm non thấy rõ sự thay đổi màu sắc của lá cải thảo. Qua đây, ba mẹ có thể giải thích cho bé hiểu được nguyên lý khoa học của màu sắc.
Nguyên liệu: Nước lọc, cải thảo, màu thực phẩm, ly nhựa hoặc thủy tinh (4 cái).
Cách thực hiện:
• Đổ nước lọc đã chuẩn bị vào 1/2 ly.
• Cho lần lượt 4 màu thực phẩm khác nhau vào 4 ly, có thể chọn màu đỏ, xanh dương, vàng, xanh lá…
• Sau đó, cho từng lá cải thảo vào các ly nước màu sao cho ngập nước và để qua đêm.
Hiện tượng: Màu sắc lá cải thảo đã chuyển thành màu thực phẩm đã hòa tan trong ly nước trước đó.
Giải thích: Cải thảo là một loại rau có các ống nhỏ (mao quản) dọc thân lá giữ nhiệm vụ hút và đưa nước từ dưới lên trên. Do đó, nước trong ly theo các ống nhỏ di chuyển lên đầu làm lá cải thảo thay đổi màu sắc giống với màu của ly nước.
2. Các thí nghiệm cho trẻ mầm non phân biệt trứng sống, trứng chín
Với thí nghiệm đơn giản nhưng thú vị này, bé sẽ biết cách phân biệt trứng chín và trứng sống.
Nguyên liệu: một quả trứng chín và một quả trứng sống.
Cách thực hiện: Dùng tay quay hai quả trứng tại chỗ sau đó quan sát hiện tượng.
• Quả quay nhiều vòng hơn là trứng chín.
• Quả chỉ lắc lư tại chỗ, không quay là trứng sống
Giải thích: Trứng đã chín trở thành vật thể dạng rắn, khi xoay trọng tâm sẽ giữ nguyên nên trứng có thể quay nhiều vòng. Trứng sống là dạng chất lỏng, khi xoay trọng tâm sẽ thay đổi liên tục làm trứng khó quay vòng hơn.
>>> Xem thêm: Top 12 trò chơi cho trẻ 3-4 tuổi bổ ích
3. Thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non với nước và dầu ăn
Với nguyên liệu và cách làm đơn giản, thí nghiệm này chắc chắn sẽ tạo hứng thú và giúp trẻ khám phá thêm một bài học mới.
Nguyên liệu: Dầu ăn, nước lọc, màu thực phẩm, ly nhựa, muỗng.
Cách thực hiện:
• Cho nước lọc vào 1/2 ly. Sau đó thêm màu thực phẩm vào khuấy đều.
• Tiếp theo, ba mẹ hướng dẫn bé thêm dầu ăn vào ly nước.
Hiện tượng:
• Phần dưới ly màu thực phẩm hòa tan trong nước, nước đổi màu.
• Phần trên ly dầu ăn không hòa tan với nước nên màu sắc giữ nguyên. Ly nước tách thành hai màu rõ rệt là màu thực phẩm và màu dầu ăn.
Giải thích: Dầu ăn không hòa tan và nhẹ hơn nước nên khi cho vào ly, dầu ăn nổi lên trên và giữ nguyên màu sắc.
>>> Xem thêm: 20 bài hát tiếng Anh cho trẻ mầm non vui tươi, dễ nhớ
4. Các thí nghiệm cho trẻ mầm non – trồng rau
Thí nghiệm này giúp bé khám phá quá trình sinh trưởng của các loại rau, từ đó hiểu hơn về thế giới thực vật. Trong quá trình làm thí nghiệm, ba mẹ có thể giải thích cho con tên gọi, đặc điểm và lợi ích của các loại rau thân thuộc trong bữa ăn hàng ngày.
Nguyên liệu: Gốc rau cần tây (hoặc hạt, gốc của các loại rau dễ trồng và gần gũi như rau cải, khoai tây, hành lá…), chậu, ly, đất trồng cây, phân trùn quế và nước.
Cách thực hiện:
• Rửa sạch gốc cần tây.
• Cắm gốc theo chiều thẳng đứng vào ly nước và đặt nơi có ánh nắng.
• Thay nước từ 2-3 lần/tuần đến khi chồi non nhú lên. Lúc này, ba mẹ cùng bé chuyển gốc rau sang trồng ở chậu đã trộn sẵn đất và phân trùn quế.
• Đặt chậu rau nơi có ánh nắng và tưới nước hàng ngày.
Hiện tượng: Ba mẹ có thể cùng bé quan sát, giải thích các hiện tượng, quá trình sinh trưởng của gốc rau từ khi trồng, nảy chồi và đến khi thu hoạch.
Giải thích: Cây được trồng và chăm sóc, đủ các chất dinh dưỡng, nước sẽ sinh trưởng và phát triển, mang đến những thực phẩm tươi sạch cho gia đình.
5. Thí nghiệm vui cho trẻ mầm non nước màu sắc thay đổi khi pha trộn
Bé sẽ vô cùng thích thú và hào hứng khi thực hiện pha trộn và quan sát hiện tượng đổi màu của các thí nghiệm cho trẻ mầm non với màu sắc.
Nguyên liệu: phẩm màu các màu vàng, xanh lá cây, đỏ, xanh dương… và khay pha màu.
Cách thực hiện: Lần lượt đổ màu ra các khay và pha trộn hai màu với nhau như:
• Màu vàng pha trộn với màu xanh lá cây
• Màu xanh lá cây pha trộn với màu đỏ
• Màu xanh dương pha trộn với màu đỏ
• Màu đỏ pha trộn với màu xanh lam
Hiện tượng: Khi pha trộn các màu sắc chúng ta sẽ được một màu hoàn toàn khác những màu ban đầu.
• Màu vàng pha trộn với màu xanh lá cây ra màu vàng chanh.
• Màu xanh lá cây pha trộn với màu đỏ ra màu vàng.
• Màu xanh dương pha trộn với màu đỏ ra màu hồng cánh sen.
• Màu đỏ pha trộn với màu xanh lam ra màu tím.
Giải thích: Từ những sự thay đổi màu sắc khi pha trộn chúng với nhau, ba mẹ có thể hướng dẫn con cách pha để được các tông khác nhau. Từ đó, bé có thể tự phối ra các màu yêu thích.
6. Các thí nghiệm cho trẻ mầm non: Viết chữ vô hình từ nước chanh
Quá trình làm thí nghiệm vui cho trẻ mầm non này được xem là một trò “ảo thuật” thú vị. Chắc chắn bé sẽ vô cùng phấn khích khi quan sát hiện tượng.
Nguyên liệu: nước cốt canh, mực, tăm bông, giấy trắng, bóng đèn điện/ nến.
Cách thực hiện:
• Cho vài giọt mực vào bát nước cốt chanh và khuấy đều.
• Dùng tăm bông nhúng vào hỗn hợp mực – nước chanh sau đó viết chữ lên tờ giấy trắng.
• Đến khi nước chanh khô, bé sẽ không thấy bất kỳ mẫu chữ nào trên giấy. Chúng hoàn toàn vô hình.
• Sau đó, ba mẹ giúp bé hơ tờ giấy trắng trên bóng đèn điện hoặc ngọn nến. Lúc này, sức nóng của bóng đèn hoặc ngọn nến sẽ làm cho mẫu chữ đã viết bằng dung dịch nước chanh và mực chuyển sang màu nâu mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy.
Giải thích: Trong nước chanh có chứa các loại axit yếu. Khi viết lên giấy, chúng sẽ gây phản ứng oxy hóa mà mắt thường không thể quan sát được. Mặt khác, khi chiếu ánh sáng hoặc hơ trên lửa, nhiệt độ sẽ làm nước chanh nóng lên và chuyển sang màu nâu giúp chúng ta nhìn thấy dòng chữ.
7. Các thí nghiệm cho trẻ mầm non: Giấy không ướt khi tô sáp màu
Bé thường hay thắc mắc, tại sao khi dính nước thì giấy ướt, còn tô sáp màu thì giấy lại không. Thí nghiệm với giấy cho trẻ mầm non này sẽ giúp bé khám phá thêm nhiều điều mới mẻ.
Nguyên liệu: Giấy, nước, sáp màu.
Cách thực hiện:
• Dùng sáp màu tô kín trang giấy trắng.
• Sau đó đổ nước vào giấy.
Hiện tượng: Giấy không bị ướt hay thấm nước.
Giải thích: Thành phần của sáp màu có dầu. Dầu không hòa tan với nước (không thấm nước) nên giấy đã tô kín sáp màu không bị ướt.
8. Thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non tìm hiểu âm thanh
Đây là một trong các thí nghiệm cho trẻ mầm non vui nhộn và hấp dẫn. Với nguyên liệu đơn giản, ba mẹ hãy cùng con thử nghiệm và khám phá nhé.
Nguyên liệu: 7 cốc thủy tinh cùng loại, nước, đũa gỗ.
Cách thực hiện:
• Đầu tiên, ba mẹ hướng dẫn bé sắp xếp 7 cốc thủy tinh theo hàng ngang.
• Lần lượt đổ nước theo thứ tự tăng dần vào các cốc.
• Dùng đũa gỗ gõ vào các cốc và lắng nghe âm thanh phát ra.
Hiện tượng: Mỗi cốc sẽ có một âm thanh khác nhau. Cốc ít nước sẽ phát ra âm trầm, độ vang tăng dần theo lượng nước trong cốc. Cốc nhiều nước nhất sẽ có âm thanh vang nhất.
Giải thích: Âm thanh được tạo ra từ sự tác động của đũa gỗ lên thành cốc thủy tinh. Độ vang của âm thanh khác nhau là do cột không khí giúp khuếch đại âm thanh khi có lực gõ khác nhau. Nếu cột không khí dài hơn (cốc nhiều nước) sẽ cộng hưởng tốt, tạo âm thanh vang tốt. Ngược lại, cột không khí ngắn (cốc ít nước) sẽ tạo âm thanh có độ vang kém – âm trầm.
>>> Xem thêm: Top 25 phim hoạt hình trẻ em yêu thích
9. Các thí nghiệm cho trẻ mầm non giải thích hiện tượng mưa trong tự nhiên
Bằng một thí nghiệm đơn giản, ba mẹ đã có thể lý giải cho bé về hiện tượng mưa một cách thú vị, giúp bé dễ dàng tiếp thu kiến thức khoa học.
Chuẩn bị: Màu thực phẩm, nước lọc, lọ, ống nhỏ giọt, rây lọc, bông gòn.
Cách thực hiện:
• Đầu tiên, ba mẹ hướng dẫn con đặt rây lọc trên lọ. Sau đó cho bông gòn vào đầy rây lọc.
• Đổ nước lọc đầy ly, cho một ít màu thực phẩm và khuấy cho chúng hòa tan vào nước.
• Sau đó, dùng ống nhỏ giọt hút nước màu và phun nhiều lần lên bông gòn.
Hiện tượng: Khi bông gòn đầy nước, nước sẽ nhỏ giọt và chảy xuống bình.
Giải thích: Bé có thể tưởng tượng bông gòn là những đám mây, những giọt nước nhỏ xuống chính là mưa. Tương ứng với hiện tượng thực tế trong tự nhiên, hơi nước bốc lên, ngưng tụ thành đám mây. Khi gặp nhiệt độ thích hợp, nước từ những đám mây sẽ tan ra và rơi xuống, tạo nên những cơn mưa.
10. Thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non chọc que vào bóng bay
Vì sao chọc que vào mà quả bóng bay vẫn không vỡ? Chắn chắn bé sẽ cảm thấy thích thú khi tìm hiểu hiện tượng này thông qua các thí nghiệm cho trẻ mầm non dưới đây.
Chuẩn bị: bóng bay, que nhọn, dầu ăn.
Cách thực hiện:
• Thổi bóng căng tròn và cột chặt.
• Nhúng ngập que nhọn vào dầu ăn đã chuẩn bị.
• Dùng que xiên ngang quả bóng bay tại vị trí gần đầu buộc.
Hiện tượng: Bóng không bị vỡ.
Giải thích: Bóng bay được làm từ cao su nên các phân tử cấu tạo nên quả bóng kết thành chuỗi chặt chẽ. Khi xiên que vào phần gần vị trí buộc, nơi bóng không bị kéo căng, chuỗi phân tử bị tách không đáng kể nên bóng không thể vỡ.
Trên đây là các thí nghiệm cho trẻ mầm non thú vị và dễ thực hiện. Ba mẹ có thể hướng dẫn và cùng con thực hiện vào những ngày cuối tuần. Các thí nghiệm khoa học này sẽ góp phần khuyến thích sự tò mò, khám phá thế giới, phát triển kỹ năng quan sát và tư duy của trẻ trong độ tuổi mầm non.
>>> Xem thêm: 100 câu đố cho trẻ mầm non giải trí và phát triển tư duy