Khám phá phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

Thời gian gần đây, STEAM trở thành một chủ đề được nhắc tới nhiều trong giáo dục. STEAM nghĩa là gì và phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non như thế nào? Mời bố mẹ khám phá chủ đề thú vị này cùng ILO!

Phương pháp STEAM là gì?

STEAM là chữ viết tắt của Science, Technology, Engineering, Art và Math. Đây là phương pháp giáo dục tích hợp của Mỹ. Nói một cách cụ thể, dạy học theo phương pháp STEAM có nghĩa là dạy theo tích hợp liên ngành của 5 lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học.

Sự khác nhau giữa phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non và STEM

Có thể nói STEAM là một phiên bản toàn diện hơn của phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non. Đó là sự kết hợp của STEM và Art (Nghệ thuật). Nếu phương pháp STEM hướng người học tới sự hiểu biết về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học, thì đến với STEAM học sinh có thêm được những kỹ năng về sự sáng tạo nghệ thuật.

>>> Đọc thêm: Giáo dục Phần Lan và những điều đặc biệt khiến cả thế giới ngưỡng mộ

Các kỹ năng STEAM

Các kỹ năng STEAM

Giáo dục steam không đặt nặng vấn đề trẻ sẽ phải trở thành kỹ sư, nhà toán học, nhà khoa học… mà hướng tới xây dựng cho con các kỹ năng để bắt kịp thời đại 4.0. Đó chính là các kỹ năng STEAM. Kỹ năng này bao gồm:

1. Kỹ năng Khoa học

Tiếp cận khoa học giúp bé học cách điều tra, quan sát, kiểm tra, dự đoán, đánh giá và thu thập bằng chứng. Khoa học thúc đẩy sự tò mò, khuyến khích điều tra và trả lời các câu hỏi, thường liên quan đến thử nghiệm.

2. Kỹ năng Công nghệ

Đề cập đến việc sử dụng các công cụ đơn giản như bút màu và thước kẻ, cũng như những công cụ phức tạp hơn như kính hiển vi, máy tính để khám phá thế giới.

3. Kỹ năng Kỹ thuật

Con được tiếp cận các vấn đề về cấu trúc, thiết kế và xây dựng. Qua đây con có cơ hội khám phá và thử nghiệm các giải pháp khả thi để áp dụng vào cuộc sống.

4. Kỹ năng Nghệ thuật

Khuyến khích sự sáng tạo, khám phá và thể hiện bản thân trong các lĩnh vực nghệ thuật như vẽ, lắp ghép…

5. Kỹ năng Toán học

Không chỉ liên quan đến các con số, xây dựng kỹ năng, STEAM trong toán học còn là khám phá hình dạng, kích thước; kỹ năng thực hiện vẽ đồ thị, sắp xếp…

Lợi ích của phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

Lợi ích của phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

STEAM được coi là phương pháp giảng dạy hiện đại. Khác với các phương pháp truyền thống, STEAM mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho học sinh.

Cụ thể, lợi ích của STEAM trong giáo dục mầm non bao gồm:

• Tạo cho bé nhiều cơ hội để được trải nghiệm và khám phá thực tế.

•  Xây dựng và phát triển kỹ năng tự tìm tòi nghiên cứu.

•  Mở rộng vốn từ vựng và sự hiểu biết.

•  Củng cố tư duy phản biện.

•  Có khả năng giải quyết vấn đề, giao tiếp và suy ngẫm.

•  Kích thích sự sáng tạo.

Với những lợi ích đó, học theo phương pháp STEAM góp phần quan trọng để giúp bé trở nên tích cực, chủ động, sáng tạo và quyết đoán.

>>> Đọc thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi: 10 kỹ năng quan trọng

Đặc điểm của phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

Đặc điểm của phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

Khác với giáo dục truyền thống, dạy học theo phương pháp STEAM có một số điểm đáng chú ý sau:

1. Về phía học sinh

STEAM là phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Bé có cơ hội được khám phá, tự chơi và tự học theo những cách riêng. Mỗi bé là một cá nhân độc lập về nhận thức, sự sáng tạo và cách tìm hiểu.

Học theo phương pháp này, học sinh không phải là những người nghe thụ động, tiếp nhận một chiều. Bé được bày tỏ ý kiến, nêu quan điểm, phản biện… STEAM mang lại cho trẻ nhiều cơ hội trải nghiệm. Chính sự trải nghiệm này tạo hứng thú học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho con.

2. Về phía giáo viên

Dạy học theo phương pháp STEAM, giáo viên không phải là người truyền đạt. Ở đây, thầy cô giáo đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức và tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện bản thân mình.

Nhiệm vụ của giáo viên là quan sát và phát hiện các điểm mạnh của học sinh để vun đắp, bồi dưỡng thêm cho bé. Đồng thời, giáo viên hỗ trợ con bất cứ điều gì khi chúng gặp khó khăn hoặc hướng dẫn bé đi theo đúng hướng để tìm ra chân lý của vấn đề.

Người thầy cũng tạo ra môi trường dạy học mang tính STEAM cho trẻ có cơ hội khám phá và thỏa sức sáng tạo.

Ứng dụng phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

Ứng dụng phương pháp STEAM

Để thành công với một phương pháp giáo dục hiện đại, điều quan trọng là giáo viên phải được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng. Thực tế, nhiều giáo viên mầm non vẫn còn loay hoay giữa lý thuyết và cách thực hiện STEAM trong giảng dạy.

Dưới đây là một số cách ứng dụng STEAM cho trẻ mầm non:

1. STEAM trong khi chơi

Phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non chủ yếu được áp dụng thông qua các trò chơi phù hợp với lứa tuổi. Qua các trò chơi, trẻ có cơ hội khám phá, tìm tòi và học hỏi thế giới xung quanh một cách tự nhiên.

Thầy cô có thể áp dụng STEAM cho trẻ 3 tuổi bằng trò chơi như sau:

• Chuẩn bị một số đồ vật dễ tìm như sỏi, đá, các loại hạt, lá… và bình nước hoặc chai nước. Cho bé thả lần lượt các đồ vật vào nước và quan sát các vật chìm và nổi như thế nào. Tiếp đến hỏi xem bé có suy nghĩ gì về những gì mà chúng quan sát được.

• Với các bé lớn hơn, có thể cho con tự thu nhặt những đồ vật nhỏ có trong công viên, xung quanh nhà, trên đường đi học… Sau đó, để chúng tập hợp lại và sắp xếp, phân loại theo hình dạng, màu sắc, kích thước. Qua đây, con học được các kiến thức về toán học một cách vô cùng thú vị.

>>> Đọc thêm: Top 25 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích

2. Phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non bằng dự án

Phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non bằng dự án

Một phương pháp để tích hợp STEAM vào lớp học à thông qua các dự án lấy trẻ làm trung tâm.

Trẻ mầm non 4 – 5 tuổi thường có nhu cầu khám phá. Thầy cô có thể áp dụng STEAM bằng cách cho bé lên kế hoạch thiết kế, trồng và chăm sóc khu vườn của lớp. Trong vài tuần, bé sẽ được nghiên cứu về thực vật, cùng nhau chọn giống cây trồng.

Sau khi hoàn thành kế hoạch ban đầu, con sẽ gieo hạt và chăm sóc cây ở trong lớp học. Cho tới khi cây đủ lớn, chúng sẽ trồng cây ra khu vườn của trường.

Trong quá trình thực hiện dự án, con có cơ hội đo, quan sát và ghi lại sự phát triển của thực vật. Đây là dự án tích hợp nghệ thuật thị giác, nội dung khoa học và các quy trình STEAM khám phá vấn đề, thiết kế, lập kế hoạch, đo lường, ghi chép…

Ngoài một vài gợi ý trên, giáo viên cũng nên kết hợp hướng dẫn làm các thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non để hoạt động học tập của con ở trường ngày càng thú vị và bổ ích.

Tóm lại, ứng dụng phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non là cách làm sáng tạo, hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho bé. Bố mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng khi cho con tiếp cận phương pháp giáo dục hiện đại này.