Theo WHO bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn?
Bạn đang băn khoăn không biết bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg thì đạt chuẩn? Làm thế nào con phát triển cân nặng một cách tối ưu? Những thông tin về tiêu chuẩn cân nặng theo WHO cũng như cách tăng cân hiệu quả cho bé 5 tuổi trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn yên tâm và tự tin hơn trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng con.
Theo WHO, bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg?
Trong giai đoạn đầu đời, chiều cao và cân nặng là những yếu tố quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ. Riêng về cân nặng, mỗi đứa trẻ sẽ có sự khác nhau tùy vào giới tính, yếu tố di truyền, sự chăm sóc của gia đình… Tuy nhiên, để có thước đo chung cho sự phát triển của trẻ em, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra bảng tiêu chuẩn cân nặng, chiều cao cho trẻ 5 tuổi như sau:
• Bé trai 5 tuổi nặng bao nhiêu kg? Cân nặng đạt chuẩn của bé trai 5 tuổi là 16 – 21kg. Trường hợp cân nặng của bé dưới 14.1kg được coi là suy dinh dưỡng, trên 24.2kg là béo phì.
• Bé gái 5 tuổi nặng bao nhiêu kg? Cân nặng đạt chuẩn của bé gái là 15.8 – 21.2kg. Nếu bé 5 tuổi mà cân nặng chỉ dưới 13.5kg tức là bé bị suy dinh dưỡng. Bé được xem là béo phì nếu cân nặng trên 24.9kg.
Ngoài ra, BMI – Body mass index cũng là chỉ số mà ba mẹ có thể dựa vào để xác định con có đang phát triển ổn định hoặc gặp phải tình trạng thừa cân, suy dinh dưỡng hay không.
Công thức BMI được tính như sau:
BMI (kg/m2) = Cân nặng (kg) / (Chiều cao (m) * Chiều cao (m) |
Dựa vào kết quả BMI có thể đánh giá:
• Cơ thể phát triển bình thường: BMI từ 18.5 – 25.
• Bé gầy, suy dinh dưỡng: BMI thấp hơn 18.5.
• Trẻ béo phì, thừa cân: BMI trên 25.
>>> Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi theo chuẩn WHO
Nguyên nhân vì sao bé 5 tuổi chậm tăng cân?
Sau khi biết chính xác bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg đúng theo tiêu chuẩn của WHO, ba mẹ có thể đối chiếu cân nặng của con để xác định tình trạng phát triển hiện tại. Tuy nhiên, ba mẹ không cần theo dõi cân nặng của trẻ theo từng tháng như những năm đầu đời.
Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, bạn có thể nắm rõ tình trạng phát triển của con bằng cách kiểm tra cân nặng 6 tháng một lần hoặc theo năm. Việc theo dõi định kỳ này giúp ba mẹ dễ dàng phát hiện những bất thường về thể trạng, sức khỏe của con. Từ đó kịp thời tìm hiểu nguyên nhân và có hướng hỗ trợ con cải thiện cân nặng.
Vậy, nguyên nhân do đâu bé 5 tuổi chậm tăng cân? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:
• Chế độ dinh dưỡng chưa đáp ứng nhu cầu cơ thể: Thực đơn chưa đa dạng và khoa học dẫn đến thiếu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
• Bé chán ăn, kén ăn: Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ em. Trẻ chán ăn, ăn ít hơn nhu cầu của cơ thể hay kén ăn, chỉ ăn những món mình thích cũng khiến bé thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể gầy yếu, chậm tăng cân.
• Thói quen ăn uống không hợp lý, thiếu khoa học: Bé vừa ăn vừa xem tivi, nghịch điện thoại, vừa ăn vừa chơi, thường xuyên ăn không đúng bữa, ăn vội vàng, không nhai nuốt kỹ… khiến việc tiêu hóa kém, chất dinh dưỡng khó được hấp thụ tối đa.
• Bé mắc bệnh lý: Bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg còn do một số bệnh lý. Trong đó, các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản, nhai nuốt kém hay nhiễm các loại giun, sán…
• Trẻ gặp các vấn đề tâm lý: Thiếu sự quan tâm, chăm sóc của ba mẹ, mâu thuẫn gia đình, bạo lực học đường, thay đổi môi trường học tập… khiến bé chán ăn, cơ thể hấp thu kém và chậm tăng cân.
Cách giúp bé 5 tuổi có cân nặng đạt chuẩn WHO
Sau đây là một số bí quyết giúp bé tăng cân hiệu quả, phát triển cân đối và toàn diện mà ba mẹ có thể áp dụng:
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học cho bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg
Ngoài thường xuyên theo dõi bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg thì ba mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho con. Bởi lẽ, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng cân nói riêng và sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung.
Thực đơn hàng ngày của trẻ cần chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như:
• Tinh bột: Gạo, bánh mì, khoai lang…
• Protein: Thịt, cá, trứng, đậu…
• Chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, bơ, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều)…
• Vitamin và khoáng chất: Rau xanh, trái cây…
• Uống đủ nước.
Ngoài xây dựng thực đơn đa dạng dưỡng chất, ba mẹ cần thay đổi các món ăn hàng ngày để tránh nhàm chán, giúp bé hứng thú và thèm ăn hơn nhé.
>>> Xem thêm: 100 câu đố cho trẻ mầm non giải trí và phát triển tư duy
2. Bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa vào chế độ ăn
Sữa là một trong những thực phẩm giàu dưỡng chất, dễ dùng và dễ tiêu hóa, thích hợp với trẻ nhỏ. Các sản phẩm từ sữa vô cùng đa dạng như sữa công thức, sữa tươi, sữa chua, phô mai…
Đặc biệt, các dòng sữa tăng cân cho trẻ mầm non chứa hàm lượng đạm cao và các dưỡng chất thiết yếu giúp bé tăng cân hiệu quả. Những dòng sữa chuyên biệt dành cho trẻ cần tăng cân còn có chứa một lượng lợi khuẩn tốt cho đường ruột, giúp bé tiêu hóa và hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.
3. Xây dựng thói quen ăn uống khoa học
Ba mẹ đang bận tâm bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg hoặc lo lắng chiều cao, cân nặng bé trai 5 tuổi, bé gái 5 tuổi chưa đạt chuẩn thì hãy xây dựng và tập dần cho con thói quen ăn uống lành mạnh và đúng cách. Đó là chia nhỏ bữa ăn, ăn uống đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ…
• Chia nhỏ từng bữa ăn thành các bữa chính, bữa phụ. Đây là cách giúp con ăn được nhiều hơn bình thường mà không cảm thấy bị ép buộc. Ba mẹ cần lưu ý chia nhỏ bữa ăn đồng nghĩa với việc chia nhỏ khẩu phần ăn, đừng ép con ăn một lần quá nhiều thức ăn.
• Mỗi bữa ăn nên cách nhau từ 2 – 3 giờ để có thời gian tiêu hóa thức ăn và bé cảm thấy đói, tăng cảm giác háo hức thèm ăn. Đồng thời, bạn cần xây dựng cho trẻ một khung giờ ăn cố định, từ đó hình thành thói quen ăn uống đúng bữa, đúng giờ. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, hấp thu tốt dưỡng chất.
• Ngoài ra, ba mẹ cần hướng dẫn con ăn chậm, nhai kỹ thức ăn.
• Lưu ý không nên để con vừa ăn vừa sử dụng các thiết bị điện tử hoặc vừa ăn vừa chơi. Điều này khiến con sao nhãng, phân tâm, ảnh hưởng đến hiệu quả của bữa ăn cũng như sự hoạt động của các cơ quan tiêu hóa.
Nếu ba mẹ thật sự quan tâm đến vấn đề bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg và đang nỗ lực giúp con tăng cân, hãy dành thời gian đồng hành cùng con trong từng bữa ăn. Việc ăn cùng con, để con tham gia vào quy trình nấu ăn hay dọn ăn sẽ giúp bé thích thú, háo hức và ăn ngon miệng hơn.
>>> Đọc thêm: Thực đơn cho trẻ mầm non đầy đủ chất giúp con ăn ngon miệng
4. Khuyến khích bé 5 tuổi thường xuyên vận động
Tăng cường vận động thể chất là cách giúp bé phát triển cơ bắp, tăng cân và chiều cao hiệu quả. Vận động thường xuyên thì nhu cầu cung cấp năng lượng cho cơ thể tăng cao. Đó cũng là lý do những bé hay vận động thường ăn nhiều và ăn ngon miệng hơn.
Ba mẹ có thể khuyến khích con tham gia một số môn thể thao, trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi mà con thích như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, bóng rổ, võ thuật, múa, nhảy… Thử áp dụng phương pháp này chắc chắn ba mẹ sẽ đỡ lo lắng và áp lực việc bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn.
5. Định kỳ đưa bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg đi khám sức khỏe và tẩy giun sán
Giun sán là loại ký sinh trùng nguy hiểm, là chuyên nhân chủ yếu khiến trẻ ăn nhiều mà cân nặng vẫn không được cải thiện. Do đó, ít nhất 6 tháng/lần, ba mẹ cần đưa bé đi tẩy giun sán.
Song song đó, bé cũng cần được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Việc này giúp ba mẹ kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe, bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con.
Để không còn băn khoăn, lo lắng bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg cũng như giúp con tăng cân khỏe mạnh, ba mẹ cần xây dựng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng kết hợp hoạt động thể chất hợp lý và theo dõi sức khỏe định kỳ. Hãy nhớ rằng, cân nặng còn do yếu tố di truyền và mỗi bé là một cá thể riêng biệt nên việc tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng là rất cần thiết trong quá trình nuôi dưỡng con.
>>> Xem thêm: Cách bỏ đói trẻ biếng ăn theo ý kiến chuyên gia