Vận động tinh là gì? 7 cách phát triển vận động tinh

Vận động tinh là gì?

Có thể bạn thường xuyên nghe thấy các cụm từ như kỹ năng vận động thô, vận động tinh. Vậy, vận động tinh là gì? Kỹ năng này có vai trò như thế nào trong sự phát triển của bé? Mời ba mẹ đọc bài viết dưới đây của ILO để khám phá điều này.

Kỹ năng vận động tinh là gì?

Trẻ em phát triển kỹ năng vận động tinh ở các mức độ khác nhau. Thế nhưng, một số bé gặp khó khăn với các hoạt động như cầm bút, buộc giày, cài nút áo…

Vận động tinh là gì? Kỹ năng vận động tinh là những hoạt động mà trong đó chúng ta phải sử dụng các cơ nhỏ ở bàn tay và cổ tay để thực hiện. Những kỹ năng này khác với vận động thô như chạy và nhảy, vốn là hoạt động sử dụng các cơ lớn hơn.

Những hoạt động phát triển vận động tinh là gì?

Vận động tinh gồm các kỹ năng như học tập, chơi và tự chăm sóc bản thân. Ví dụ như:

• Mặc quần áo, buộc dây giày, xỏ dép, kéo khóa, cài cúc, thắt lưng

• Mở hộp cơm, mở túi đựng thức ăn, sử dụng thìa và đũa để ăn cơm

• Chải tóc, đánh răng

• Đi vệ sinh

• Cầm bút chì để viết nguệch ngoạc, tô màu, vẽ

• Lật trang sách

• Dùng kéo cắt giấy

• Xếp hình, lắp lego

• Bấm số điện thoại

• Xoay tay nắm cửa, tra chìa khóa vào ổ khóa

>>> Đọc thêm: Có nên cho trẻ đi học sớm hay không?

Tại sao kỹ năng vận động tinh lại quan trọng?

Bạn thường nghe thấy các chuyên gia nói vận động tinh là gì, nhưng vì sao kỹ năng này lại quan trọng?

Thông qua các ví dụ trên, ba mẹ có thể hiểu được rằng vận động tinh rất cần thiết để thực hiện các hoạt động hàng ngày như ăn uống, học tập, vui chơi… Nhìn chung, lợi ích của việc xây dựng kỹ năng vận động tinh gồm có:

• Giúp trẻ có thể sử dụng các công cụ cần thiết cho cuộc sống

• Cải thiện sự phối hợp giữa tay và mắt

• Giúp con tự tin, tự lập

• Phát triển nhận thức, nâng cao kết quả học tập

Nếu không phát triển các kỹ năng vận động tinh, bé sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, các con cũng có thể cảm thấy tự ti, thua kém bạn bè, ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt và kết quả học tập.

Thiếu kỹ năng vận động tinh cũng đồng nghĩa với việc bé không thể phát triển độc lập, không có các kỹ năng sống cơ bản. Điều này không chỉ bất lợi cho các con mà còn ảnh hưởng tới gia đình, xã hội.

>>> Đọc thêm: Top 25 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích

Các mốc phát triển vận động tinh

Các bé sẽ bắt đầu phát triển kỹ năng vận động tinh ngay từ sớm, khi được 1 hoặc 2 tháng tuổi. Theo thời gian, bé tự học cách hoàn thiện cũng như học các kỹ năng mới. Nhìn chung, các kỹ năng nâng cao cần nhiều thời gian, khi lớn hơn con mới có thể thực hiện được như chơi nhạc cụ, sáng tạo nghệ thuật…

Vậy, vận động tinh là gì và các cột mốc phát triển phù hợp với lứa tuổi như thế nào? Theo các chuyên gia, các bé thường hoàn thành một số kỹ năng vận động tinh nhất định theo thời gian tương ứng như:

1. Khi bé được 2 tháng

Vận động tinh là gì khi trẻ 2 tháng tuổi?

Khi được 2 tháng tuổi, trẻ có thể làm được những việc sau:

• Nắm và mở tay

• Nắm một đồ vật nhỏ nếu được đặt trong tay

2. Khi bé 4-6 tháng

Trẻ 6 tháng tuổi đưa được tay lên miệng.

Khi được 4-6 tháng tuổi, con có thể thực hiện được các hoạt động như:

• Đưa tay lên miệng

• Cố gắng với lấy đồ chơi nếu bạn để nó lủng lẳng ở trên, vung tay về phía đồ chơi

• Giữ một vật khi được đặt trong lòng bàn tay

3. Khi bé 8 tháng

Trẻ 8 tháng tuổi tập bò.

Các bé 8 tháng tuổi thường phát triển kỹ năng vận động tinh như:

• Nắm chặt các vật nhỏ trong một thời gian ngắn

• Lấy một vật ra khỏi cốc

• Chắp hai tay lại với nhau

• Với lấy đồ vật bằng cả hai tay cùng một lúc

>>> Đọc thêm: Top 13 cách dạy con thông minh cha mẹ cần biết

4. Khi bé 10-12 tháng

Vận động tinh ở trẻ 10 tháng tuổi.

Nhiều người thắc mắc vận động tinh là gì và tới giai đoạn này bé sẽ phát triển các kỹ năng như thế nào. Dưới đây là những việc mà trẻ 10-12 tháng tuổi có thể làm:

• Đưa đồ vật lên miệng gặm

• Nắm hoặc véo một vật bằng ngón cái và ngón trỏ

• Ném đồ vật, chuyển đồ vật từ tay này qua tay kia

• Dùng thìa khuấy thức ăn

• Lấy đồ và đưa cho người lớn khi được yêu cầu, lấy ra khỏi hộp đồ chơi…

5. Vận động tinh là gì khi bé 1-2 tuổi?

Trẻ 12 tháng có các dạng vận động tinh như thế nào?

Khi được 1-2 tuổi, con có thể làm được những việc sau:

• Giữ một cây bút chì màu để viết nguệch ngoạc mà không cần sự giúp đỡ

• Xếp hình hoặc các khối lego

• Vỗ tay, vẫy tay tạm biệt

6. Khi bé 2-3 tuổi

Trẻ từ 1 đến 2 tuổi phát triển vận động tinh ra sao?

Giai đoạn này kỹ năng vận động tinh đã có những sự phát triển vượt bậc, con có thể làm:

• Chỉ vào các hình ảnh trong sách và lật trang sách

• Xếp chồng các khối lại với nhau thành một tòa tháp

• Đánh răng với sự trợ giúp của ba mẹ

• Mặc áo khoác mà không cần sự trợ giúp

• Cầm bút tô màu

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Khám phá sự phát triển của trẻ 2 tuổi

7. Khi bé 3-4 tuổi

Kỹ năng vận động tinh của trẻ 4 tuổi.

Khi tới giai đoạn này, các bé nhìn chung có thể làm được:

• Xỏ hạt vào một sợi dây (xâu hạt)

• Tự ăn

• Mở nắp chai nước

• Đổ nước từ cốc này sang cốc khác

• Vẽ đồ vật

8. Vận động tinh là gì ở bé lên 4-5 tuổi?

Kỹ năng vận động tinh ở trẻ 5 tuổi như thế nào?

Lứa tuổi này các bé phát triển kỹ năng vận động tinh khi làm được các việc:

• Dùng kéo để cắt khá thành thạo

• Biết viết tên của mình

• Tự mặc quần áo

• Tự lau chùi sau khi đi vệ sinh

9. Vận động tinh là gì khi bé 5-6 tuổi?

Chương trình mầm non chất lượng cao tại ILO Preschool.

Từ 5-6 tuổi, bé có thể làm được những việc sau:

• Tắm và tự mặc quần áo mà không cần người lớn giúp đỡ

• Viết họ và tên của mình

• Tự buộc dây giày

• Vẽ hoặc sao chép hình ảnh

• Hoàn thiện mô hình lego

• Viết chữ, câu ngắn hoặc làm các phép toán đơn giản

>>> Đọc thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi: 10 kỹ năng quan trọng

Cách để cải thiện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo

Hiểu vận động tinh là gì và biết cách để giúp con cải thiện những kỹ năng này là điều rất quan trọng. Mặc dù bé phát triển và tự học kỹ năng một cách tự nhiên, theo bản năng, thế nhưng nếu được người lớn hỗ trợ, sẽ giúp bé hoàn thiện tốt hơn.

ILO mách ba mẹ 5 cách để giúp con phát triển kỹ năng vận động tinh theo đúng độ tuổi. Đó là:

1. Vận động tinh là gì? Chơi đất nặn

Chơi với đất nặn giúp trẻ phát triển vận động tinh.

Đất nặn có rất nhiều lợi ích trong việc cải thiện kỹ năng vận động tinh. Vì thế nên khuyến khích con chơi thường xuyên. Bạn hãy cho bé bóp, kéo căng, tạo hình… với đất nặn. Có thể sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ như khuôn cắt, dao nhựa, con lăn.

2. Vẽ tranh

Em bé ILO vẽ tranh.

Đây là hoạt động có thể tăng cường khả năng phối hợp tay và mắt cũng như rèn sự khéo léo cho đôi tay của con.

Khi con còn nhỏ, ba mẹ nên cùng con chơi trò vẽ tranh bằng ngón tay. Phương pháp này cho bé có cơ hội dùng bàn tay của mình để nghịch ngợm. Lớn hơn một chút, hãy dạy con cách cầm bút chì, bút sáp màu, cọ… để tô màu, vẽ tranh.

Vẽ là một trong những hoạt động vận động tinh quan trọng nhất và là hoạt động mà bé nên có cơ hội thực hiện hàng ngày. Hoạt động này là nền tảng để con có thể cầm bút viết chữ.

3. Vận động tinh là gì? Xâu vòng

Trò chơi vận động tinh cho bé mầm non.

Các bé gái rất thích những trò chơi với búp bê, hạt hoặc vòng. Xâu vòng mặc dù là hoạt động cần nhiều sự phối hợp và tập trung cao độ, thế nhưng giúp rèn sự khéo léo hiệu quả.

Phương pháp này cũng tăng sự phối hợp tay mắt và phát triển khả năng cầm nắm cho các bé lứa tuổi mầm non.

Hãy cùng con làm vòng cổ, vòng tay bằng ngũ cốc, đồ ngọt hoặc xâu chuỗi hạt vào một sợi dây. Càng lớn, trẻ sẽ càng kiểm soát tốt hơn khi xâu các hạt có kích thước nhỏ vào dây.

4. Gấp giấy, cắt và dán

Các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh dù có hiểu vận động tinh là gì đi chăng nữa thì cũng nên thường xuyên chơi với con. Những hoạt động thủ công như gấp giấy, làm thiệp thủ công luôn khiến mọi trẻ em đều cảm thấy hứng thú.

Trò chơi vận động tinh này củng cố cho bé cách cầm kéo cắt giấy, gấp giấy thành hình, dán giấy… Tất cả những điều này giúp bé tập trung cao độ và đôi tay linh hoạt, khéo léo hơn.

5. Vận động tinh là gì? Buộc dây giày

Tương tự như xỏ chỉ, buộc dây giày là thao tác di chuyển một sợi dây vào và ra khỏi lỗ nhỏ. Đây là kỹ năng nâng cao, giúp rèn sự kiên nhẫn và khéo léo rất tốt. Hơn nữa, khi biết tự buộc dây giày, con không phải cần tới sự trợ giúp của ba mẹ khi đi giày.

>>> Đọc thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi theo chuẩn WHO

6. Thực hiện các nhiệm vụ tự chăm sóc bản thân

Giai đoạn 3 tuổi

Một trong những cách tốt nhất để phát triển các kỹ năng cơ nhỏ của bé là khuyến khích tính độc lập và để con học các nhiệm vụ tự chăm sóc bản thân.

Các hoạt động như tự ăn, mặc quần áo (cài nút quần áo, buộc dây giày, kéo khóa), cho kem đánh răng vào bàn chải hoặc mở vòi để rửa tay đều sẽ phát triển kỹ năng này.

7. Vận động tinh là gì? Chơi xếp hình

Đồ chơi kích thích sự phát triển vận động tinh của trẻ.

Trò chơi xếp khối rất hữu ích cho sự phát triển vận động tinh và vận động thô. Hơn nữa, hoạt động này cũng giúp bé tiếp cận với các khái niệm toán học như màu sắc, hình khối, số đếm…

Để hoàn thành được các khối lego, bé không những cần sự khéo léo, kiên nhẫn mà còn phải biết quan sát và có óc phân tích. Đây là trò chơi vận động tinh được các chuyên gia khuyên nên thường xuyên cho bé chơi.

Ngoài ra còn có rất nhiều hoạt động như chơi với thẻ, trò chơi nấu ăn…

ILO vừa gửi tới ba mẹ những giải đáp cho câu hỏi “Vận động tinh là gì”, cũng như tiết lộ các cách giúp bé cải thiện kỹ năng này. Hãy thường xuyên cùng con thực hành các bài tập với ngón tay, bàn tay để giúp bé thêm phần khéo léo và có đủ kỹ năng sống cần thiết với lứa tuổi ba mẹ nhé!

>>> Đọc thêm: Bật mí 12 cách dạy con của người Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ