Bí quyết xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non chuẩn nhất

Xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non chuẩn khoa học

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non chính là nguồn kiến thức, bí quyết để giúp cha mẹ lựa chọn đúng thực phẩm, chế độ dinh dưỡng phù hợp. Qua đó giúp bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Vậy bạn đã biết gì về tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non? Cách xây dựng tháp dinh dưỡng chuẩn nhất? Hãy cùng ILO tìm hiểu nhé.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là gì?

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là gì?

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là mô hình xây dựng theo biểu tượng kim tự tháp dành cho trẻ trong độ tuổi từ 3-5 tuổi. Tháp dinh dưỡng gồm có 7 tầng khác nhau. Mỗi tầng sẽ thể hiện mỗi nhóm chất dinh dưỡng trẻ mầm non cần đảm bảo hàng ngày. Nhờ đó giúp cha mẹ có được chế độ ăn uống khoa học nhất cho bé.

Ở từng giai đoạn phát triển, tháp mô hình sẽ có sự thay đổi nhằm tránh tình trạng thiếu hoặc thừa chất làm mất cân bằng dinh dưỡng ảnh hưởng đến trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy lưu ý và không nên áp dụng mô hình tháp dinh dưỡng cho tất cả mọi đối tượng.

>>> Xem thêm: Thực đơn cho bé 3 tuổi giàu dinh dưỡng, dễ ăn

Các nhóm chất trong tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non bạn nên biết

mẹ và bé

Sử dụng tháp dinh dưỡng chính là bí quyết để bạn giúp bé nhà mình phát triển khỏe mạnh nhất kể cả về thể chất lẫn tinh thần. Để đảm bảo sự cân đối các chất dinh dưỡng của thực phẩm trong bữa ăn, hãy chú ý đến các yếu tố sau trong tháp dinh dưỡng cho trẻ.

1. Chất đạm

Chất đạm là yếu tố quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện về trí lực và thể chất. Đó chính là lý do ở tầng thứ 4 của tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non, chất đạm sẽ được chia rõ ra thành hai loại, gồm đạm thực vật và đạm động vật.

Bé nên sử dụng đồng thời cả hai loại đạm này với 3,5 đơn vị mỗi ngày. Một đơn vị đạm tương đương 31g thịt lợn, 47g trứng…

2. Yếu tố chất béo trong tháp dinh dưỡng

Chất béo bao gồm các loại dầu mỡ, chúng cung cấp năng lượng giúp bé hấp thụ các loại vitamin như A, D, K… nhanh chóng. Nhưng bạn chỉ nên cho bé sử dụng một lượng chất béo nhỏ tối đa 5g dầu hoặc mỡ.

3. Nguồn nước

Nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người. Nó chiếm khoảng 70% cơ thể. Đó là lý do nước là yếu tố luôn được đặt lên hàng đầu trong tháp dinh dưỡng.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ mầm non trong độ tuổi từ 3-5 tuổi cần tiêu thụ 1 – 1,5 lít/ngày. Bạn nên bổ sung nước đầy đủ cho bé. Lượng nước này bao gồm cả sữa, nước canh và nước từ rau củ.

>>> Xem thêm: Thực đơn cho trẻ mầm non đầy đủ chất giúp con ăn ngon miệng

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa là nguồn cung cấp canxi, vitamin D… để xương chắc khỏe. Cho nên, nó có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non.

Vậy nên bổ sung bao nhiêu? Bạn nên cho bé uống đủ 4 đơn vị sữa. Một đơn vị sẽ tương ứng với 100ml sữa nước và 100g sữa chua. Tuy nhiên, để tránh bé bị thừa chất béo bạn nên ưu tiên chọn sữa tách béo hoặc ít béo.

5. Ngũ cốc

Ngũ cốc chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng để bé hoạt động. Trong đó có thể kể đến các loại thực phẩm như cơm, bánh mì, phở… Cho nên mỗi ngày trẻ cần tiêu thụ khoảng từ 5-6 đơn vị ngũ cốc.

6. Rau xanh và củ quả

Đây chính là những loại thực phẩm bổ sung chất xơ giúp hệ tiêu hóa của trẻ được khỏe mạnh. Đồng thời giúp ngăn ngừa táo bón. Vậy cần bổ sung bao nhiêu? Một ngày bạn cần cho trẻ ăn khoảng 160g rau xanh và 160g các loại quả.

7. Gia vị cần thiết (muối, đường…)

Nếu như muối cung cấp i ốt để cân bằng điện giải thì đường có tác dụng trong tăng hương vị đồ ăn, hỗ trợ thải độc gan… Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều sẽ không tốt. Để tránh làm ảnh hưởng đến trẻ, bạn chỉ cần bổ sung cho bé khoảng 3 – 15g là đủ.

>>> Xem thêm: Top 25 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích

Tác dụng của tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Tác dụng của tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Sự phát triển của bé không chỉ ở cách dạy mà còn là cách bạn cho bé ăn. Đó chính là lý do các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và xây dựng tháp dinh dưỡng. Nếu áp dụng đúng cách sẽ mang đến cho bạn kết quả mình muốn nhất cho con.

1. Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non giúp cân bằng dinh dưỡng

Tháp dinh dưỡng với chế độ dinh dưỡng cân bằng, được tính toán chi tiết. Nhờ vậy giúp bé có được nguồn năng lượng cần thiết để hoạt động, vui chơi cũng như học tập tốt. Qua đó giúp bé phát triển toàn diện nhất.

2. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học

Ăn quá nhiều hoặc quá ít có thể khiến cơ thể của bé phát triển không ổn định. Tháp dinh dưỡng với sự cân đối các loại thực phẩm sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thiết lập chế độ ăn cho trẻ khoa học nhất. Vì thế giúp con tránh được tình trạng suy dinh dưỡng hoặc béo phì mất kiểm soát.

3. Tạo thói quen ăn uống đúng cách cho bé

Thông qua tháp dinh dưỡng, cha mẹ sẽ tạo được thói quen ăn uống lành mạnh, đúng cách cho bé. Từ đó giúp duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học có lợi cho cơ thể của trẻ.

>>> Xem thêm: Lợi ích và phương pháp phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Hướng dẫn cách xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non chuẩn nhất

các nhóm chất cần thiết

Để có được tháp dinh dưỡng phù hợp nhất cho trẻ ở độ tuổi mầm non, bạn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng cho trẻ

Có một số bé có cơ địa rất nhạy cảm và dễ bị dị ứng nếu ăn uống thức ăn không hợp. Ví dụ như có trẻ bị dị ứng hải sản, có trẻ dị ứng với trứng… Bạn dễ dàng nhận ra các biểu hiện dị ứng như ngứa ngáy, da bé nổi mẩn đỏ. Do đó khi lên thực đơn lần đầu tiên cho bé ăn, hãy chú ý đến điều này.

Đa dạng các loại thực phẩm

Sử dụng một loại thực phẩm sẽ khiến bé cảm thấy nhàm chán và không muốn ăn. Thậm chí điều này còn ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Cho nên trong một nhóm dinh dưỡng, bạn cần sử dụng đa dạng các loại thực phẩm.

Thực phẩm cần đảm bảo chất lượng an toàn

Ngoài bổ sung năng lượng và dinh dưỡng thì không nên bỏ qua vấn đề an toàn thực phẩm khi xây tháp dinh dưỡng cho bé. Hãy ưu tiên cho các loại thực phẩm theo mùa. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ. Trước khi mua, bạn cần tìm hiểu thật kỹ để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Cung cấp đầy đủ năng lượng cho bé

Năng lượng chính là yếu tố giúp trẻ mẫu giáo có thể vận động và phát triển. Tổng mức năng lượng bạn cần bổ sung cho bé sẽ từ 1.230 – 1.320 kcal. Vì thế tháp dinh dưỡng cần đảm bảo được điều này. Và năng lượng sẽ đến từ cả 5 nhóm chất thiết yếu trong tháp.

Chọn món ăn mà bé thích

Trẻ có thể bị còi cọc, suy dinh dưỡng nếu như kén ăn. Để kích thích vị giác cũng như sự thèm ăn của bé, hãy chú ý đến sở thích ăn uống. Từ đó ba mẹ nên ưu tiên chế biến các món ăn mà bé thích, hợp khẩu vị. Bé nhất định sẽ có sự thay đổi và tình trạng được cải thiện.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là một trong những công cụ vô cùng hữu ích giúp cho cha mẹ, trường học có thể nuôi, dạy trẻ khoa học nhất. Hy vọng với bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập vào https://ilo.edu.vn để tìm hiểu thêm về cách nuôi dạy trẻ!

>>> Xem thêm: Cách tính BMI cho trẻ mầm non chính xác nhất