Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi?
Thành thạo tiếng Anh là một kỹ năng quan trọng. Phần lớn các bậc cha mẹ đều nhận thấy rằng bắt đầu học tiếng Anh sớm là điều tốt, thế nhưng nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi? Cùng ILO lắng nghe ý kiến của các chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về vấn đề này nhé!
Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi? Các quan điểm của chuyên gia
“Con tôi nên học tiếng Anh từ khi mấy tuổi” là câu hỏi mà nhiều phụ huynh chưa tìm ra câu trả lời. Thực tế thì theo các chuyên gia, không có quy định chung nào về độ tuổi trẻ cần học tiếng Anh. Bởi vì mỗi đứa trẻ là một con người riêng biệt, có cá tính và khả năng không giống nhau.
Theo một số giáo viên tiếng Anh, cha mẹ nên cho con học ngoại ngữ khi còn nhỏ. Một số người lại cho rằng 3 tuổi mới là độ tuổi phù hợp. Số khác lại cho rằng thời điểm tốt nhất để bắt đầu với việc học ngoại ngữ là từ 5-7 tuổi.
Về vấn đề này, các ý kiến của chuyên gia cũng có sự khác nhau. Cụ thể, có 3 luồng ý kiến như sau:
1. Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi? Quan điểm 1: Nên cho trẻ học tiếng Anh từ nhỏ (0-3 tuổi)
Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi? Một số chuyên gia cho rằng các bé độ tuổi này có khả năng ghi nhớ nhanh và nhớ lâu. Hơn nữa, giai đoạn này bé sẽ thẩm thấu tiếng Anh một cách tự nhiên như tiếng mẹ đẻ. Việc học lúc này rất nhẹ nhàng mà không phải lo lắng hay áp lực gì.
Các giáo viên và chuyên gia ủng hộ quan điểm này nhấn mạnh rằng các bé 0-3 tuổi nếu học tiếng Anh thì không cần phải tới các lớp học riêng. Bé có thể học một cách vô thức trong lúc chơi game, nghe các bài hát tiếng Anh hoặc xem video hoạt hình tiếng Anh…
Ưu điểm của học tiếng Anh trước 3 tuổi là con không bị ức chế, áp lực và không sợ mình phát âm sai. Song, theo các chuyên gia, hạn chế của việc học ngôn ngữ thứ 2 khi còn quá bé và không được học một cách bài bản theo trường lớp là khó để giao tiếp thành thạo được.
>>> Đọc thêm: Gợi ý 200+ tên tiếng Anh cho bé gái khiến mẹ thích mê
2. Quan điểm 2: 3-5 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để bắt đầu học tiếng Anh
Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi? Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng 0-3 tuổi là giai đoạn quá sớm để học tiếng Anh. Bởi vì lúc này con chưa thành thạo với tiếng mẹ đẻ, việc phải tiếp nhận một ngôn ngữ mới có thể gây cho bé bối rối.
Họ lập luận rằng sau khi thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ, mới nên cho con học một ngôn ngữ khác. Trẻ em 3-5 tuổi đã có thể nói tiếng mẹ đẻ khá tốt, não bộ đang phát triển tích cực và luôn sẵn sàng để tiếp nhận cái mới một cách tự nhiên như miếng bọt biển. Vì thế, dạy học tiếng Anh cho bé 3 tuổi trở lên sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Hơn nữa, bé giai đoạn này cũng đã biết tuân thủ các quy tắc mà người lớn đưa ra. Con sẽ biết áp dụng các nguyên tắc như học tiếng mẹ đẻ để học ngôn ngữ thứ 2 mà không gặp khó khăn. Kết quả là con sẽ dễ dàng ghi nhớ từ, cụm từ và các cấu trúc nếu được học thường xuyên.
Thậm chí, nếu cho con vào môi trường tiếng Anh bài bản như ở các trường mầm non song ngữ, bé sẽ được tiếp xúc với ngoại ngữ một cách tự nhiên thông qua các trò chơi, bài thơ, bài hát… Chắc chắn con sẽ đạt được kết quả đáng kinh ngạc như có vốn từ phong phú, nói thành thạo và thích nghi với xã hội đa ngôn ngữ.
3. Quan điểm 3: Trẻ nên bắt đầu học tiếng Anh không sớm hơn 7 tuổi
Theo một số chuyên gia, các bé nên học ngoại ngữ ở độ tuổi đã có ý thức. Họ đồng ý rằng 0-3 tuổi trẻ em có khả năng ghi nhớ nhanh, nhưng nếu không đặt bé vào môi trường tiếng Anh chuyên nghiệp, con sẽ không sử dụng nó thành thạo được. Ngoài ra các app học tiếng anh cho bé cũng rất thông dụng và phổ biến hiện nay.
Thế nhưng, trẻ sau 7 tuổi đã thành thạo tiếng mẹ đẻ và quen với việc học tập ở trường. Con có khả năng làm việc với các từ mới, mẫu câu hoặc các kiến thức ngữ pháp một cách dễ dàng hơn.
Tuy vậy, hạn chế khi cho con làm quen với tiếng Anh muộn là con có thể gặp khó khăn hơn trong phát âm và bị quá tải bởi lượng bài tập về nhà.
>>> Đọc thêm: Gợi ý 100+ tên tiếng Anh cho bé trai hay và ý nghĩa
4. Lời khuyên từ ILO
Nhìn chung “nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi” hiện nay vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Mặc dù không có độ tuổi chính xác để bắt đầu học ngoại ngữ, song phần lớn các thống kê trên thế giới khuyên ba mẹ nên cho con học tiếng Anh từ sớm và tốt hơn hết học bài bản trong môi trường mầm non.
Giảng viên Maria Kihlstedt, từ Đại học Paris Ouest Nanterre (Pháp), xác nhận rằng có một số mạch thần kinh để học một ngôn ngữ trước 7 tuổi. Vì vậy, không có lý do gì để không dạy tiếng Anh cho bé.
Hơn nữa, các nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng học một ngôn ngữ mới, không có tác động tiêu cực nào đối với việc tiếp thu tiếng mẹ đẻ. Do vậy, nếu muốn dạy song ngữ cho con, hãy làm tất cả những gì mà ba mẹ có thể như đọc truyện tiếng Anh, giao tiếp một số câu thông dụng với bé, chơi trò chơi…
Lợi ích của việc học tiếng Anh sớm
Mặc dù không có đáp án chung về độ tuổi nên bắt đầu với việc học ngoại ngữ, nhưng các chuyên gia đều đồng thuận rằng cho bé tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ trong thời thơ ấu là cực kỳ có lợi cho tâm hồn con.
Một số người phân vân nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi, đã cho con làm quen với ngoại ngữ sớm khi biết được các lợi ích to lớn. Dưới đây là những điều tuyệt vời của việc cho trẻ học tiếng Anh sớm:
1. Học tiếng Anh dễ dàng và nhanh hơn
Trẻ nhỏ có khả năng ghi nhớ thông tin nhanh chóng. Bộ não các bé cũng tiếp thu các kiến thức mới một cách tự động. Do vậy, học tiếng Anh khi còn nhỏ sẽ dễ dàng hơn.
>>> Đọc thêm: 10 bí quyết dạy bảng chữ cái tiếng Anh cho bé nhớ lâu
2. Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi? Học sớm cải thiện khả năng học tập
Học tiếng Anh một cách tự nhiên khi còn nhỏ giúp giảm áp lực và căng thẳng, cho phép con học nhanh hơn. Điều này cải thiện khả năng, tiến độ và kết quả học tập.
3. Cải thiện sự tự tin và khả năng giao tiếp
Việc học ngoại ngữ khuyến khích bé đặt câu hỏi và phải vượt qua nỗi sợ hãi để nói và viết bằng tiếng Anh. Vì thế giúp con bớt nhút nhát, tự tin hơn.
Hơn nữa, tiếp xúc sớm với tiếng Anh và thường xuyên luyện tập cũng nâng cao khả năng nói lưu loát và giúp con giao tiếp dễ dàng hơn trong cuộc sống hàng ngày.
4. Tăng sự tò mò và hứng thú khám phá
Thông thạo tiếng Anh mở ra một thế giới thông tin rộng lớn trước mắt con. Chúng sẽ tò mò và luôn cảm thấy hứng thú khám phá, nghiên cứu những chủ đề mới.
5. Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi? Học sớm tăng cường hoạt động trí não
Học tiếng Anh từ nhỏ giúp não bộ hoạt động linh hoạt, cải thiện trí nhớ, khả năng sáng tạo và khả năng nhận thức. Khi học, con được rèn luyện trí não (để ghi nhớ từ mới, các quy tắc ngữ pháp, diễn đạt…) giúp phát triển triển tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng.
Ngoài những lợi ích trên, việc tiếp xúc với ngoại ngữ sớm cũng có lợi cho quá trình học tập về lâu dài của con. Trong tương lai, con sẽ có cơ hội thành công cao hơn, chẳng hạn như đi du học, xin việc ở các công ty nước ngoài. Cho con làm quen với tiếng Anh sớm cũng mở ra cơ hội để bé có cơ hội khám phá thế giới và trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau.
>>> Đọc thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi theo chuẩn WHO
Nên dạy tiếng Anh cho trẻ sớm như thế nào?
Ngoài việc cân nhắc nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi, ba mẹ cũng cần chú ý nhiều hơn tới phương pháp.
Đối với trẻ mẫu giáo, các bài học nên kéo dài 20 – 30 phút và phải lặp lại thường xuyên. Tốt hơn hết dạy trẻ 2-3 buổi/ tuần để con có thể ghi nhớ và hình thành phản xạ tự nhiên. Tuyệt đối không ép buộc con nếu thấy bé không thích.
Thường xuyên thay đổi phương pháp học tập để không gây nhàm chán cho con, chẳng hạn như:
• Thực hiện các câu chào hỏi đơn giản bằng tiếng Anh
• Sử dụng các thẻ flashcard có hình ảnh sinh động
• Hát những bài hát tiếng Anh vui nhộn
• Đọc truyện cổ tích bằng tiếng Anh
Khi nào không nên dạy tiếng Anh cho trẻ?
Như đã nói, mỗi đứa trẻ là khác nhau. Vì thế, để biết con đã sẵn sàng học một ngôn ngữ mới hay chưa, cần căn cứ vào chính bản thân bé chứ không phải ai khác.
Không nên dạy tiếng Anh cho trẻ em nếu:
• Con gặp một số vấn đề với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình (phát âm khó, vốn từ hạn chế, khó khăn trong diễn đạt logic…)
• Bản thân ba mẹ chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hoặc chưa có đủ kỹ năng để có thể đồng hành cùng con trong việc học một ngôn ngữ mới.
Để biết con đã có thể sẵn sàng cho việc học hay chưa, bạn nên thử nghiệm. Nếu bé cảm thấy buồn chán, chống đối và không cảm thấy hứng thú trong các buổi học, hãy cho con thời gian. Tuyệt đối không nên vội vàng mà phản tác dụng. Ngược lại, nếu thấy con hào hứng thì đây là một dấu hiệu tốt để bạn nên tiếp tục. Điều quan trọng là chọn phương pháp giảng dạy phù hợp và được thử nghiệm trong thực tế.
Tóm lại, nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi phụ thuộc nhiều ở chính bản thân mỗi bé, song cũng đừng để quá muộn. Bởi vì điều này có thể làm tuột mất những giai đoạn vàng trong phát triển ngôn ngữ của con.
>>> Đọc thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi: 10 kỹ năng quan trọng