Thực đơn cho bé 3 tuổi giàu dinh dưỡng, dễ ăn

thực đơn cho bé 3 tuổi

Khi con bước sang giai đoạn lên 3-4 tuổi, cơ thể bắt đầu những bước phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Lúc này, hầu hết ba mẹ đều trăn trở, làm thế nào để con có được những bữa ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Nếu ba mẹ đang có chung nỗi lo lắng, hãy tham khảo ngay những thông tin hữu ích về thực đơn cho bé 3 tuổi giúp con tăng chiều cao, đảm bảo cân nặng và phát triển trí tuệ sau đây.

Thực đơn cho bé 3 tuổi cần đảm bảo những gì?

Trong giai đoạn này, dạ dày của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Nó không thể hấp thụ lượng lớn thức ăn, chất dinh dưỡng cùng lúc. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho con, ba mẹ cần chú ý cân bằng, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng, gồm: vitamin (A, B, C, D, E…), khoáng chất, protein, canxi, chất béo, chất xơ, cholesterol, sắt, DHA (omega 3), ARA (omega 6)…

Để đảm bảo điều này, ba mẹ cần lựa chọn đa dạng thực phẩm, chứa đầy đủ các thành phần dưỡng chất. Các món ăn cho bé 3 tuổi cần lựa chọn hợp lý, kết hợp hài hòa các thành phần dinh dưỡng cần thiết để tránh tình trạng con biếng ăn dẫn đến thiếu chất, hoặc ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân. 

thực đơn cho bé 3-4 tuổi biếng ăn

Đồng thời, nhu cầu năng lượng cho bé 3 tuổi cũng cần được chú trọng. Theo khuyến nghị, năng lượng độ tuổi này cần dao động trong khoảng 1.000 – 1.400 calo/ngày. Mức dao động thường phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và mức độ hoạt động trong ngày (hoạt động thể chất) của trẻ.

1. Sữa và các thực phẩm từ sữa cho bé 3 tuổi

Trẻ uống sữa sẽ tăng 20% chiều cao.

Sữa và các sản phẩm từ sữa thường là lựa chọn tối ưu của ba mẹ trong thực đơn mỗi ngày. Bởi loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ các chất cần thiết như chất đạm, canxi, cholesterol và chất béo.

Bên cạnh đó, sữa có một lợi ích đặc biệt là cung cấp hàm lượng vitamin tốt cho trẻ, trung bình 400 IU/ngày. Từ đó thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của bé.

2. Lựa chọn thức ăn giàu tinh bột cho bé

món ngon cho bé 3 tuổi

Giống như người lớn, thực đơn cho trẻ 3 tuổi cần có các món ăn bổ sung tinh bột. Cụ thể ba mẹ nên cho trẻ ăn từ 85 – 142 gram tinh bột mỗi ngày, ưu tiên các loại ngũ cốc như đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, các loại hạt… Ngoài ra, những món ăn giàu tinh bột như cơm, cháo, bún, yến mạch, bánh mì… cũng rất thích hợp cho trẻ giai đoạn này. 

3. Vitamin và chất xơ rất cần thiết cho trẻ 3 tuổi

các món ăn cho bé 3 tuổi

Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất đầy đủ, đa dạng nhất phải kể đến rau củ và trái cây. Vì thế, ba mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại rau củ, trái cây khác nhau, càng đa dạng màu sắc, chủng loại càng cung cấp nhiều dưỡng chất.

Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn, chế biến món ngon cho trẻ 3 tuổi, bạn nên chọn các loại trái cây, rau củ sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Bởi đây là các thực phẩm dễ tồn dư chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu độc hại. Riêng với trái cây, lựa chọn tốt nhất cho bé vẫn là trái cây tươi nguyên quả. Nước ép chỉ giới hạn <180ml mỗi ngày.

>>> Xem thêm: Các trò chơi cho trẻ 2-3 tuổi: 30 trò chơi vui nhộn và bổ ích

4. Chú trọng bổ sung thực phẩm giàu đạm và chất béo

Gợi ý cách làm món thịt viên sốt cà cho bé 2 tuổi.

Nguồn thực phẩm cung cấp các chất đạm, chất béo cần thiết cho bé có trong các loại thịt, hải sản, trứng, hạt, đậu, phô mai, sữa… Vì thế, mỗi ngày, mẹ nên lựa chọn một quả trứng, 30 – 50 gram thịt, cá, tôm… đưa vào thực đơn.

Đồng thời, mẹ nên thêm khoảng 4 muỗng cà phê các loại đậu, hạt mà con yêu thích; một muỗng cà phê bơ, dầu thực vật. Canola oil (dầu hạt cải) cũng rất cần thiết để bổ sung chất béo cho bé. 

5. Đường, muối trong các món ăn của trẻ

Ở giai đoạn này, ba mẹ cần cho trẻ làm quen với vị mặn và ngọt tự nhiên từ các loại thức ăn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên cho con ăn các thực phẩm, hoặc nấu các món ăn mặn chứa nhiều muối natri. 

Thực đơn thời thơ ấu hạn chế tối đa lượng muối sẽ giúp con giảm nguy cơ mắc các bệnh huyết áp khi trưởng thành. Tương tự, lượng đường phù hợp sẽ hỗ trợ bé phòng chống nguy cơ mắc bệnh tiểu đường về sau. Mặt khác, những thực phẩm như cơm, sữa chua, ngũ cốc, trái cây tươi… sẽ giúp mẹ bổ sung lượng đường tự nhiên cho con. 

>>> Xem thêm: Top 13 cách dạy con thông minh cha mẹ cần biết

Gợi ý những món ăn dễ làm trong thực đơn cho bé 3 tuổi

ILO gợi ý thực đơn đầy đủ dưỡng chất, giúp ba mẹ giảm nỗi phiền não vì “không biết cho con ăn gì”.

1. Bữa sáng

món ngon cho trẻ 3 tuổi

Những loại thức ăn dễ nhai, nuốt và dễ tiêu hóa chính là lựa chọn hợp lý vào buổi sáng cho các con.

Món cháo: cháo thịt băm, cháo ếch, cháo lươn, cháo gà đậu xanh, cháo bồ câu hạt sen, cháo bí ngô yến mạch, cháo cá, cháo tôm…

Món bún, phở: bún bò, bún riêu, bún cá, bánh canh, hủ tiếu, bún vịt, phở gà, phở bò, phở thịt heo…

Món mì, nui: nui xào thịt bò, heo băm, nui gà, mì Quảng, mì Ý sốt cà…

Các món bánh: bánh mì áp chảo, bánh mì nướng, bánh mì thịt, trứng, bánh chuối nướng, bánh yến mạch nướng, bánh giò, bánh bao…

2.  Bữa trưa

Thực đơn ngày 3 cho bé 2 tuổi.

Đây là bữa ăn chính trong ngày, ba mẹ nên bổ sung đầy đủ chất và năng lượng cho con. Xem ngay gợi ý như sau:

• Cơm, cá hồi sốt cam, canh mồng tơi thịt băm, chuối.

• Cơm, tôm thịt rim nước dừa, canh rau ngót nấu thịt băm, táo.

• Cơm, thịt bò xào ớt chuông, súp lơ xanh luộc, nho.

• Cơm, đậu hũ nhồi thịt sốt cà, canh bí đỏ nấu tôm, kiwi.

Cơm, thịt gà xào, canh cải ngọt nấu nấm, trứng chiên, cam.

• Cơm, chim bồ câu nướng, canh bí đao nấu tôm, thanh long.

 3.  Bữa tối

Thịt bò giúp tăng chiều cao.

Ba mẹ nên chuẩn bị bữa tối đủ chất, ngon miệng để bé no bụng và ngủ ngon giấc nhé:

• Bò kho rau củ ăn kèm bánh mì.

• Cơm, canh đu đủ hầm sườn non, trứng chiên thịt bò băm.

• Cà ri gà ăn kèm bún tươi hoặc bánh mì.

• Cơm, cá thu sốt cà, súp lơ trắng luộc.

• Bánh canh cá lóc.

• Cơm, cá hồi áp chảo, măng tây xào tỏi…

4.  Bữa phụ

Flan rau câu cho bé là món ăn kết hợp tuyệt vời, vừa dai vừa béo bùi.

Mỗi ngày, ba mẹ nên cho con ăn khoảng 2-3 bữa phụ để hỗ trợ năng lượng cho con vui chơi, học tập. ILO gợi ý những món đơn giản, dễ làm sau đây:

• Các loại chè: chè đậu xanh nha đam, chè đậu đen nước cốt dừa, chè nhãn hạt sen…

• Bánh flan, bánh crepe…

• Sữa chua kết hợp trái cây.

• Sữa bắp, sữa hạt sen, sữa bí ngô.

• Rau câu trái cây.

• Sữa tươi hoặc sữa công thức.

• Bánh hạnh nhân nướng, bánh su kem.

• Khoai lang nướng, bắp luộc…

Tham khảo thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn trong một tuần

Tham khảo ngay mẫu thực đơn từ thứ 2 đến Chủ nhật dễ làm, giàu dưỡng chất cho con, ba mẹ nhé!

Ngày Khung giờ Món ăn
Thứ Hai 6h30 – 7h30 Nui nấu thịt heo và rau củ, sữa
9h00 – 9h30 Sữa chua dẻo dâu tây
11h00 – 11h30 Cơm, thịt bò xào măng tây, canh mồng tơi nấu cua đồng
14h00 – 14h30 Trái cây tươi cắt nhỏ: chuối, nho hoặc táo
17h00 – 17h30 Cơm, bầu luộc, cá cam kho thơm
20h00 – 20h30 Sữa
Thứ Ba 6h30 – 7h30 Phở gà, sữa
9h00 – 9h30 Chè đậu đen 
11h00 – 11h30 Cơm, thịt heo nướng, rau cải luộc, tráng miệng thanh long
14h00 – 14h30 Kem bơ
17h00 – 17h30 Bún chả cá 
20h00 – 20h30 Sữa
Thứ Tư 6h30 – 7h30 Nui xào bò, sữa
9h00 – 9h30 Bánh chuối nướng
11h00 – 11h30 Cơm, cá chim nướng, canh rong biển nấu thịt
14h00 – 14h30 Sinh tố dưa gang
17h00 – 17h30 Cơm, bò xào giá, trứng chiên
20h00 – 20h30 Sữa
Thứ Năm 6h30 – 7h30 Súp cua, nước cam tươi ép
9h00 – 9h30 Bánh sữa chua hấp
11h00 – 11h30 Cơm, thịt xào nấm, canh cải tôm thịt, tráng miệng trái cây
14h00 – 14h30 Phô mai
17h00 – 17h30 Cháo gà nấm rơm
20h00 – 20h30 Sữa
Thứ Năm 6h30 – 7h30 Bánh mì kẹp thịt, sữa
9h00 – 9h30 Sữa, một trái chuối
11h00 – 11h30 Cơm, canh chua cá lóc, mực xào mướp hương
14h00 – 14h30 Bánh khoai lang hấp
17h00 – 17h30 Bún cá, tráng miệng rau câu dừa
20h00 – 20h30 Sữa
Thứ Sáu 6h30 – 7h30 Bánh mì kẹp thịt, sữa
9h00 – 9h30 Sữa, một trái chuối
11h00 – 11h30 Cơm, canh chua cá lóc, mực xào mướp hương
14h00 – 14h30 Bánh khoai lang hấp
17h00 – 17h30 Bún cá, tráng miệng rau câu dừa
20h00 – 20h30 Sữa
Thứ Bảy 6h30 – 7h30 Miến gà, sữa
9h00 – 9h30 Bánh bông lan
11h00 – 11h30 Cơm, canh cà chua trứng, tôm rim, tráng miệng hồng xiêm
14h00 – 14h30 Một trái quýt
17h00 – 17h30 Cơm, canh khoai mỡ thịt bằm, cá hồi áp chảo
20h00 – 20h30 Sữa
Chủ nhật 6h30 – 7h30 Mì Quảng tôm thịt
9h00 – 9h30 Một trứng luộc
11h00 – 11h30 Cơm, cá hường chiên, canh xà lách xoong nấu tôm, tráng miệng dưa hấu
14h00 – 14h30 Một miếng pizza nhỏ
17h00 – 17h30 Bánh xèo tôm thịt, tráng miệng nước cam
20h00 – 20h30 Sữa

Nguyên tắc và lưu ý ba mẹ cần biết khi chế biến thực đơn cho bé 3 tuổi

Những lưu ý ba mẹ cần nhớ.

Bên cạnh việc lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, bạn cần phải hiểu các nguyên tắc quan trọng khi chế biến chúng. Những bé 3 tuổi biếng ăn, khó ăn thì cần thận trọng và đặt nhiều tâm huyết hơn khi xây dựng thực đơn. 

Ba mẹ cần lưu ngay các nguyên tắc chế biến thức ăn cho trẻ như sau: 

• Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ba mẹ cũng nên cẩn thận xem hạn sử dụng trước khi cho con dùng. 

• Ưu tiên ăn chín, uống sôi. Đối với các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thủy hải sản cần nấu kỹ. Tuy nhiên, ba mẹ cần căn chỉnh độ chín mềm của thực phẩm để đảm bảo hương vị và độ ngọt tự nhiên.

• Ba mẹ nên ưu tiên hấp rau củ để giữ dinh dưỡng trọn vẹn, không nên cắt rau trước khi rửa và rửa quá lâu.

• Cho bé ăn trái cây trực tiếp hoặc kết hợp với sữa chua như vậy sẽ tốt hơn so với ép lấy nước.

• Hạn chế cho con ăn các thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo chứa đường hóa học và phẩm màu, cũng như thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ.

• Ba mẹ chỉ nên chuẩn bị thực đơn cho bé 3-4 tuổi biếng ăn theo bữa, không nên nấu dư thừa. Đồng thời, thức ăn không nên hâm đi hâm lại nhiều lần hoặc bảo quản lâu trong tủ lạnh vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập, rất dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

• Bên cạnh thức ăn, ba mẹ đừng quên cho con uống đủ nước mỗi ngày nhé!

>>> Xem thêm: Cách bỏ đói trẻ biếng ăn theo ý kiến chuyên gia

Mách bạn những mẹo hay xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn

Tình cảnh trẻ biếng ăn, mỗi bữa kéo dài hàng giờ đồng hồ, từ dỗ dành đến quát tháo mà chỉ ăn hết vài muỗng thức ăn là nỗi khổ của nhiều bậc phụ huynh. Theo đó, đa dạng món ăn, thường xuyên thay đổi món, trang trí bắt mắt là những giải pháp mà nhiều ba mẹ đã áp dụng thành công.

Gia đình cùng nấu ăn.

Hãy để ILO mách thêm cho bạn những mẹo hay giúp con ngon miệng sau đây: 

• Ba mẹ cần chấp nhận sự thay đổi khẩu vị thất thường cũng như sở thích ăn uống của con. Bởi, đây là hành vi đặc trưng ở trẻ 3 – 4 tuổi. Quan trọng hơn hết, bạn cần cho trẻ ăn những thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. 

• Bạn nên xây dựng thực đơn cho từng bữa ăn, tránh việc lặp lại các món ăn một cách nhàm chán. Đồng thời không ép buộc con ăn theo ý mình vì sẽ dễ khiến trẻ ám ảnh, tình trạng chán ăn càng “khó kiểm soát” hơn. 

• Ba mẹ cần chia nhỏ bữa ăn cho con, có thể áp dụng số lượng: 3 bữa chính, 2 bữa phụ mỗi ngày. Ngoài ra, mỗi bữa, bạn nên đưa cho con lượng thức ăn vừa phải và để con tự chọn ăn món nào, ăn bao nhiêu trong số món bạn đã chuẩn bị. 

• Khi đã lên 3 tuổi, trẻ có thể tự ăn, bạn nên khuyến khích con điều này. Đồng thời hạn chế việc để trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi hoặc chơi đùa. Điều này sẽ làm chúng dễ mất tập trung, không tốt cho việc hấp thụ dinh dưỡng.

• Có thể giúp con “lấy lại phong độ” nếu bạn dành thời gian đồng hành cùng bé mỗi bữa ăn. Để bé “nhập tiệc” cùng ba mẹ sẽ giúp con cảm thấy vui vẻ, có động lực. Việc cho bé tham gia bữa ăn chung góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm thiêng liêng của gia đình. 

• Mặt khác, trẻ 3 tuổi đã học cách bắt chước người lớn và thích “tự lập”. Vì vậy, bạn nên để bé cùng chuẩn bị bữa ăn qua những việc đơn giản. Đó có thể là nhặt rau, lau bàn, lấy muỗng… Việc này giúp con thêm hứng thú, rèn luyện tính tự giác, tự lập của con sau này. 

Trẻ tự làm bánh.

Trên đây là những thông tin hữu ích về thực đơn cho bé 3 tuổi ba mẹ có thể tham khảo để dễ dàng xây dựng cho con những bữa ăn ngon và chất lượng. ILO luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình nuôi dạy, chăm sóc và cùng con trưởng thành. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thường xuyên những thông tin, kiến thức bổ ích nhé!

>>> Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi theo tiêu chuẩn WHO