Cách bỏ đói trẻ biếng ăn theo ý kiến chuyên gia
Biếng ăn là tình trạng mà nhiều trẻ gặp phải, điều này khiến cho các bậc cha mẹ lo lắng. Để đối phó với tình trạng này, nhiều người “kháo nhau” rằng hãy cho con nhịn đói. Vậy, cách bỏ đói trẻ biếng ăn như thế nào hiệu quả? Hãy cùng ILO lắng nghe ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này, ba mẹ nhé!
Có nên áp dụng cách bỏ đói trẻ biếng ăn?
Trẻ không chịu ăn phải làm sao và có nên bỏ đói con hay không là vấn đề mà nhiều người thắc mắc.
Trước vấn đề này, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đồng thuận rằng việc không thúc ép trẻ ăn là điều tốt. Đây là cách tôn trọng nhu cầu ăn uống tự nhiên của trẻ.
Vậy nhưng, với những bé thường xuyên lười ăn hoặc từ chối thức ăn thì bạn có thể bỏ đói con. Song, cần dựa vào mức độ biếng ăn, thể trạng và tình hình sức khỏe của bé để có cách bỏ đói phù hợp. Không phải đối tượng nào bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này được.
Cụ thể:
• Có những bé dường như không biết đói là gì và không lúc nào con tự nguyện đòi ăn. Với những trường hợp như thế, áp dụng phương pháp bỏ đói sẽ không hiệu quả, ngược lại càng khiến bé thêm vui vẻ hơn.
• Với những bé có cân nặng và tình hình sức khỏe bình thường, con có thể lười ăn trong một số bữa. Lúc này mẹ có thể cho con nhịn đói tới bữa sau.
• Đối với những bé suy dinh dưỡng hoặc có vấn đề về sức khỏe (viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu), bạn không nên áp dụng cách bỏ đói con mà nên tìm kiếm những phương pháp phù hợp hơn.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm do đâu, có nguy hiểm không?
Những quan điểm sai lầm về cách bỏ đói trẻ biếng ăn
Hiện nay, cho trẻ nhịn đói còn đang là vấn đề gây tranh cãi và có nhiều ý kiến trái chiều. Có nhiều mẹ hiểu sai do vậy áp dụng không đúng cách, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
1. Cho con nhịn ăn hoàn toàn
Một số mẹ khi thấy con lười ăn thường cho bé nhịn hoàn toàn và cấm túc con ăn bất cứ thứ gì trong ngày.
Đây là một quan điểm sai lầm vì khiến trẻ cạn kiệt năng lượng, dẫn tới hạ đường huyết (biểu hiện như toát mồ hôi, lạnh tay chân, lả người…). Hơn nữa, nếu thường xuyên cho bé nhịn ăn cũng khiến con gặp các vấn đề về tiêu hóa, có hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh và có nguy cơ suy dinh dưỡng cao.
2. Cho bé nhịn bữa chính nhưng ăn bữa phụ
Một số người áp dụng phương pháp bỏ đói trẻ vào bữa chính nhưng lại mắc sai lầm khi cho con ăn vặt hoặc ăn nhiều hơn vào bữa phụ. Theo họ, đây là một cách để bù lại phần thức ăn mà bé không ăn trong bữa chính.
Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm. Đừng quá lo lắng tới vấn đề con phải nhịn một bữa mà “chết đói” hoặc gặp vấn đề gì. Nhịn đói 1 ngày có sao không? Bị bỏ đói trong 1 ngày với những trẻ khỏe mạnh không vấn đề gì.
Việc bạn lo lắng và cho con ăn bù vào bữa phụ sẽ phản tác dụng bỏ đói bữa chính. Trẻ sẽ ngầm hiểu được rằng nếu con lười ăn hơn thì tới bữa phụ con sẽ được cung cấp nhiều món ngon hơn. Do vậy, trong bữa chính, con không hề cố gắng ăn hết suất của mình.
Một khi ăn bữa phụ “lưng lửng”, đến bữa chính tiếp theo con lại tiếp tục không muốn ăn. Chưa kể, việc ăn vặt quá đà còn khiến bé có nguy cơ béo phì, mắc các bệnh về tiểu đường, tim mạch.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày là do đâu?
Cách bỏ đói trẻ biếng ăn hiệu quả
Dù bạn đang phải đối mặt với một em bé biếng ăn thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi vì trong cuộc đời của mỗi người, sẽ có những giai đoạn chán ăn (biếng ăn sinh lý).
Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu về việc bỏ đói trẻ đúng cách. Nếu áp dụng đúng, bạn sẽ giúp bé trị bệnh biếng ăn hiệu quả.
1. Ngày thứ nhất
Áp dụng bỏ đói theo nguyên tắc sau:
• Trong bữa chính, con từ chối ăn thì bạn sẽ thực hiện quy tắc 3 cơ hội (hỏi con lần 1: con có ngồi ăn nghiêm túc không; nếu không hợp tác tiếp tục hỏi lần 2 và 3 nhưng với giọng nghiêm nghị hơn).
• Sau 3 cơ hội, nếu bé vẫn không chịu ăn, bạn ra quyết định kết thúc bữa ăn của con tại đây. Con phải chờ tới bữa ăn kế tiếp mới được ăn lại. Thông thường bé sẽ phải chờ 4 tiếng sau mới được ăn.
• Khi con từ chối ăn bữa chính đồng nghĩa với con cũng không được ăn bữa phụ. Tuyệt đối không phục vụ bất cứ thức ăn nào cho con như sữa, bánh, hoa quả…
*Lưu ý: Trước khi cắt bữa chính, nên cho con 3 cơ hội để suy nghĩ và quyết định, tuyệt đối không cắt đột ngột.
2. Cách bỏ đói trẻ biếng ăn ngày thứ 2
• Nếu trong các bữa ăn, con vẫn mè nheo, ngậm thức ăn, thậm chí từ chối ăn thì bạn tiếp tục áp dụng như ngày đầu tiên theo quy tắc 3 cơ hội.
• Sau 3 lần hỏi nhưng con vẫn không hợp tác ăn uống, hãy kết thúc bữa ăn của trẻ trong vui vẻ.
3. Ngày thứ 3
Thông thường tới ngày thứ 3 bé đã tiêu hao hết năng lượng dự trữ nên con sẽ hợp tác ăn lại. Thậm chí, một số bé lúc này còn ăn ngấu nghiến vì quá đói. Lúc này con cũng hiểu được kỷ luật bỏ đói là như thế nào, nên trong các bữa ăn con sẽ ăn uống nghiêm túc hơn.
Song, cũng có những bé tới giai đoạn này vẫn không chịu hợp tác ăn uống. Lúc này, ba mẹ cần nghiên cứu những phương pháp khác có tính khả thi hơn. Bởi vì việc cho bé nhịn đói lâu không tốt cho sức khỏe của con.
Thế nhưng, bạn cũng đừng lo lắng bởi vì cũng không có nhiều trẻ có khả năng nhịn đói được lâu.
*Lưu ý: Trong quá trình áp dụng phương pháp này, ba mẹ tuyệt đối không được bỏ mặc con mà cần phải quan sát và theo dõi trẻ.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biếng ăn: Nguyên nhân và 9 biện pháp khắc phục
Làm gì khi trẻ không chịu ăn?
Bé không chịu ăn phải làm sao? Có thể nói rằng áp dụng cách bỏ đói trẻ biếng ăn chỉ là phương pháp tạm thời và không nên thường xuyên áp dụng.
Để giải quyết tới tận gốc của vấn đề trẻ biếng ăn, ba mẹ hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để giúp con hứng thú với đồ ăn và vui vẻ trong khi ăn uống:
1. Nấu những món bé thích
Với những bé kén ăn, lười ăn thì một bữa ăn với những món mà con thích sẽ giúp bé hứng thú hơn. Vậy nhưng, cần ưu tiên những món giàu dinh dưỡng, hạn chế các món ăn không tốt cho sức khỏe của trẻ (thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ chiên rán…).
2. Thường xuyên đổi bữa cho con
Bé bỏ ăn phải làm sao? Có thể con không muốn ăn là do thức ăn không hợp khẩu vị hoặc món đó con đã ăn quá nhiều trong tuần. Vậy thì hãy cung cấp cho bé một số món ăn mới. Đổi bữa và đa dạng các món ăn giúp con có cơ hội được lựa chọn thực phẩm mà mình thích. Từ đó, bé ăn uống thoải mái hơn.
3. Trang trí thức ăn đẹp mắt
Với trẻ nhỏ, bạn cũng cần chú trọng trong khâu trang trí. Có thể làm cho đĩa thức ăn của con thêm sinh động bằng cách sử dụng nhiều loại rau củ có màu sắc rực rỡ như cà rốt, bắp, bông cải xanh.
Mẹ cũng có thể sử dụng khuôn cơm hình thú ngộ nghĩnh để trẻ thấy dễ thương và kích thích vị giác.
4. Cách bỏ đói trẻ biếng ăn: Tránh xa những thứ gây sao nhãng khi ăn
Cho con xem máy tính bảng, điện thoại thông minh và tivi trong giờ ăn có thể khiến trẻ mất hết hứng thú với việc ăn uống. Mặc dù nhiều người cho rằng cách này giữ cho bé tập trung và ngồi yên một chỗ, song đây là điều không nên làm.
Tốt hơn hết, hãy tránh xa những thứ gây sao nhãng trong giờ ăn để bé có thể tập trung vào việc ăn và cảm nhận độ ngon của món ăn.
5. Cho con tham gia chuẩn bị bữa ăn
Trước khi áp dụng cách bỏ đói trẻ biếng ăn, bạn nên tìm hiểu các phương pháp giúp con hứng thú với việc ăn uống, chẳng hạn như cho bé tham gia vào các hoạt động nấu nướng.
Khi con được tham gia vào các hoạt động như mua thực phẩm, lập thực đơn và thậm chí nấu ăn, bé có thể có thái độ tích cực hơn đối với bữa ăn. Trong quá trình chuẩn bị, hãy hỏi xem con thích ăn món gì. Và khi ăn, hãy nhắc cho bé biết con đã chuẩn bị được những gì cho bữa ăn.
>>> Đọc thêm: Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi: Nguyên nhân và cách chữa trị
6. Cho bé ăn cơm cùng gia đình
Một số ba mẹ thường cho con ăn cơm trước bữa ăn chung của gia đình. Theo các chuyên gia, khi con được dùng bữa với các thành viên trong nhà, bé sẽ cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
Trò chuyện và gắn kết với các thành viên chính là cách để tạo cho bé một bữa ăn đầm ấm, vui vẻ và ngon miệng. Ngoài ra, với mâm cơm gia đình đa dạng các món, bé cũng sẽ được phép lựa chọn những gì mình muốn.
Trẻ không chịu ăn phải làm sao? Hãy sử dụng một chiếc ghế ăn phù hợp để bé được ăn cơm cùng các thành viên trong gia đình!
7. Nói KHÔNG với việc chọn lựa thức ăn
Trẻ bỏ ăn phải làm sao? Nếu bé không chịu ăn những món mà ba mẹ đã chuẩn bị, bạn có thể áp dụng bỏ đói trẻ biếng ăn. Đừng thay thế những thức ăn đã bị từ chối bằng những món khác. Con chỉ được phép ăn những món có trên bàn ăn mà không có món mới.
Nếu bé chê món này, bạn làm cho con món khác, điều này sẽ dẫn tới hành vi mè nheo, đòi hỏi trong ăn uống.
Đây là cách cho bé biết hậu quả của việc bỏ ăn, không ăn sẽ đói. Và chắc chắn lần sau con sẽ không lặp lại thái độ ăn uống bất hợp tác nữa.
8. Cung cấp khẩu phần ăn phù hợp trước khi áp dụng cách bỏ đói trẻ biếng ăn
Bé bỏ ăn phải làm sao? Sẽ có những giai đoạn trẻ ăn uống vui vẻ nhưng cũng có những thời điểm con chán ăn. Do vậy, bạn cần quan sát con để điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp.
Dạ dày của trẻ em bé hơn người lớn. Do vậy, con có thể ăn ít mà đã cảm thấy no. Vì thế, không nhất thiết phải ép trẻ ăn hết suất đã chuẩn bị.
9. Cách bỏ đói trẻ biếng ăn: Không cho con ăn vặt
Một số trẻ từ chối ăn khi chúng đã ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống trong ngày. Trẻ có dạ dày nhỏ nên việc ăn vặt sẽ khiến bé không thấy đói vào bữa chính. Hậu quả là con sẽ kén ăn hoặc lười ăn.
Trẻ bỏ ăn phải làm sao? Hãy hạn chế cho con ăn vặt để bé vui vẻ ăn uống trong bữa chính với những món ăn đủ chất bạn nhé!
10. Cách bỏ đói trẻ biếng ăn: Đừng ép buộc bé ăn
Ép buộc, gây áp lực hoặc la mắng bé ăn sẽ khiến tình trạng lười ăn trở nên trầm trọng hơn. Ăn uống cũng nên là một hoạt động được thực hiện khi tâm trạng thoải mái và vui vẻ. Khi đấy con mới cảm nhận được món ăn ngon như thế nào.
11. Hiểu sở thích ăn uống của con
Mỗi một trẻ sẽ có sở thích ăn uống khác nhau. Có những thời điểm trong ngày, con cũng ăn ít hơn các bữa khác (ví dụ như bữa sáng khi bé vừa thức dậy).
Hiểu được điều này giúp ba mẹ điều chỉnh bữa ăn hợp với khẩu vị và phong cách ăn uống của con.
Biếng ăn là hiện tượng bình thường đối với nhiều em bé. Hãy áp dụng cách bỏ đói trẻ biếng ăn nếu cần nhưng phải đúng phương pháp. Đừng để mỗi bữa ăn của con là một “trận chiến kinh hoàng”, bởi như vậy cả bạn và bé đều là những kẻ thua cuộc!
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi cần bổ sung vitamin gì để phát triển toàn diện?