Top 9 thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi hiệu quả

Thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi lành tính.

Nhiệt miệng mặc dù không nguy hiểm nhưng gây cho bé cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới việc ăn uống của con. Thông thường vết loét nhiệt miệng có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc, song trong một số trường hợp cần điều trị. Tham khảo ngay 9 loại thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi an toàn, hiệu quả cao!

Vì sao trẻ em thường bị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là bệnh không lây nhiễm. Biểu hiện của tình trạng này là xuất hiện các đốm màu trắng đỏ trong lưỡi, nướu hoặc vòm miệng.

Đau là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh loét miệng. Bệnh này cũng có thể gây ra cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran ở chỗ vết loét đang phát triển. Nhiệt miệng xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các nguyên nhân gây nhiệt miệng bao gồm:

• Tình trạng nóng trong

• Cắn môi

• Bỏng do ăn đồ nóng

• Dị ứng thực phẩm

• Các bệnh truyền nhiễm như bệnh tay, chân, miệng

• Hệ thống miễn dịch suy yếu

• Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất như vitamin B12, axit folic…

• Viêm loét đại tràng và thiếu máu

Những loại thuốc nhiệt miệng cho trẻ 2 tuổi.

>>> Đọc thêm: Top 20 loại sữa cho trẻ 2 tuổi chất lượng tốt, được tin dùng

Các loại thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi

Khi bé bị nhiệt miệng, con cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Đó là súc miệng bằng nước muối, cho bé dùng bàn chải đánh răng mềm, tránh ăn đồ cay nóng, ăn thức ăn lỏng… Ngoài ra, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để cho bé sử dụng các loại thuốc.

Có các loại thuốc điều trị nhiệt miệng chủ yếu là thuốc bôi, thuốc xịt và thuốc uống. Dưới đây là 10 thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em hiệu quả, được nhiều mẹ tin dùng cho con:

1. Thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi Taisho

Thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi Taisho

 

Kem bôi nhiệt miệng Taisho là thuốc bôi nhiệt miệng cho bé xuất xứ từ Nhật Bản. Đây là thuốc dạng kem mỡ không mùi và không vị nên rất dễ sử dụng cho trẻ nhỏ. Kem có tác dụng chữa lành các vết lở loét trong khoang miệng và ngăn ngừa tái phát.

Kem chứa thành phần chính là hoạt chất Triamcinolone acetonide 1g cùng các chất phụ gia như hypromellose, carboxyvinyl polymer, xylitol… Thuốc có thể cải thiện nhanh các triệu chứng như sưng đỏ, đau rát khó chịu.

Cách sử dụng:

• Ba mẹ vệ sinh tay của mình sạch sẽ, sau đó vệ sinh khoang miệng cho con.

• Lấy lượng kem vừa đủ, bôi nhẹ nhàng vào các vết loét. Mỗi ngày bạn bôi 2-4 lần cho con để tình trạng nhiệt miệng nhanh khỏi.

2. Thuốc Mouthpaste Mediphar USA

Thuốc Mouthpaste Mediphar USA

 

Mouthpaste do Công ty Cổ phần Dược Medipharco (Việt Nam) phân phối. Đây là thuốc nhiệt miệng trẻ em và cả người lớn đều dùng được. Thành phần chính của sản phẩm là Triamcinolon acetonid, có tác dụng điều trị các tổn thương loét ở niêm mạc miệng, môi và lợi.

Thuốc được bào chế dưới dạng gel màu xanh, trong mờ, thơm mùi tinh dầu. Mặc dù đây là sản phẩm có thể giảm nhanh các triệu chứng đau rát, sưng nóng khó chịu do nhiệt miệng gây ra, nhưng chống chỉ định dùng cho những người bị dị ứng với corticoid.

Thuốc cũng không dùng điều trị viêm loét niêm mạc miệng do các nguyên nhân như nhiễm trùng virus, vi khuẩn và nấm gây ra.

Nếu sử dụng thuốc nhiệt miệng này quá liều hoặc quá ngày khuyến cáo có thể làm tổn thương niêm mạc miệng, tăng nguy cơ các vấn đề về tuyến thượng thận. Vì vậy ba mẹ cần cẩn thận khi dùng cho con.

Cách sử dụng:

• Bạn rửa sạch tay bằng xà phòng.

• Cho bé súc miệng thật sạch.

• Lấy một ít gel từ tuýp thuốc, thoa nhẹ nhàng lên vết nhiệt miệng của bé. Mỗi ngày nên dùng thuốc từ 2-3 lần, bôi sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Tuyệt đối không dùng thuốc quá 8 ngày và không bôi lên diện rộng.

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi cần bổ sung vitamin gì để phát triển toàn diện?

3. Thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi: Thuốc Kamistad-Gel Stada

Thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi: Thuốc Kamistad-Gel Stada

 

Kamistad-Gel Stada có thành phần chính là Lidocaine HCl và dịch chiết hoa cúc. Thuốc có tác dụng điều trị các chứng viêm, đau ở vòm miệng, niêm mạc miệng, nướu răng, môi…

Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để giảm các triệu chứng khi bé mọc răng sữa hoặc răng khôn và các phẫu thuật chỉnh răng khác. Đây là thuốc an toàn cho trẻ nhỏ và có công dụng làm dịu nhanh nên ba mẹ có thể yên tâm cho con dùng.

Cách sử dụng:

• Rửa tay sạch rồi vệ sinh khoang miệng cho bé.

• Bôi thuốc trực tiếp lên vết loét. Với trẻ 2 tuổi, bạn bôi khoảng 1/4 cm tính theo chiều dài của đoạn thuốc lấy ra từ ống thuốc. Mỗi ngày bôi 3 lần, duy trì trong tối đa 5 ngày.

4. Kem bôi trị nhiệt miệng Trinolone Oral Paste

huốc bôi nhiệt miệng cho bé Trinolone Oral Paste.

Thuốc bôi nhiệt miệng cho bé Trinolone Oral Paste có nguồn gốc từ Thái Lan. Sản phẩm dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra (đau rát, khó chịu, sưng đỏ…).

Kem bôi miệng này cũng có tác dụng phòng ngừa vết loét lan rộng trong khoang miệng. Kem có độ thẩm thấu nhanh, giúp vết thương của bé nhanh lành.

Cách sử dụng:

• Sau khi vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, bạn cho bé súc miệng sạch.

• Dùng tăm bông hoặc đầu ngón tay sạch lấy một ít gel ra và bôi vào vùng bị nhiệt miệng của bé. Mỗi ngày bôi đều đặn 2-3 lần cho bé. Tốt nhất bôi sau khi ăn và trước đi ngủ.

5. Thuốc Oracortia 0.1% Thai Nakorn Patana

Thuốc Oracortia 0.1% Thai Nakorn Patana

 

Thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi nào tốt? Oracortia là sản phẩm của Việt Nam, dạng thuốc mỡ với thành phần chính là Triamcinolon acetonid. Công dụng của thuốc là điều trị hỗ trợ các triệu chứng loét do chấn thương hoặc viêm nhiễm khoang miệng nói chung.

Thuốc không giới hạn độ tuổi sử dụng. Song để đảm bảo an toàn, nếu muốn sử dụng thuốc này cho bé 2 tuổi thì cần tuân thủ theo đơn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Bởi vì sản phẩm có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu dùng quá liều, như teo da, làm mỏng da, rạn da…

Cách sử dụng:

• Ba mẹ rửa tay sạch rồi hướng dẫn bé súc miệng.

• Lấy một lượng thuốc nhỏ bôi vào vết loét thật nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh vì sẽ làm đau con. Nên dùng thuốc nhiệt miệng này 2-3 lần mỗi ngày. Tốt nhất là bôi cho bé trước giờ đi ngủ để thẩm thấu sâu và phát huy tác dụng.

>>> Đọc thêm: Nguyên nhân trẻ 2 tuổi bị vàng da và 7 cách phòng ngừa

6. Thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi: Gel bôi Zytee RB

Thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi: Gel bôi Zytee RB

 

Zytee RB là gel bôi trị nhiệt miệng với thành phần chính là choline salicylate và clorua benzalkonium. Tác dụng của thuốc là sát khuẩn giảm đau, dùng để điều trị tổn thương trong khoang miệng.

Loại gel này cũng có tác dụng giảm đau mạnh. Sau khi bôi 3-4 phút, thuốc sẽ phát huy tác dụng giảm đau và hiệu quả kéo dài lên tới 3-4 tiếng đồng hồ. Do vậy, nếu bé đau do các nốt nhiệt miệng, bạn nên sử dụng gel này.

Cách sử dụng:

• Rửa sạch tay, cho con súc miệng để loại bỏ hết thức ăn thừa ở trong khoang miệng.

• Nhỏ 1-2 giọt gel thuốc lên đầu ngón tay và xoa nhẹ nhàng lên các nốt nhiệt miệng của bé. Lặp lại việc thoa thuốc sau 3-4 giờ hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ dùng thuốc cho bé tối đa 5 ngày.

7. Siro trị nhiệt miệng cho bé Tametop

Thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi dạng siro.

Siro này là thực phẩm chức năng trị viêm loét miệng ở trẻ em an toàn và rất lành tính, bạn yên tâm sử dụng cho trẻ nhỏ. Thành phần chính của siro là các vitamin cần thiết cho bé như A, C, PP, vitamin tổng hợp cùng mật ong, rutin, thiamine hydrochloride…

Tametop có công dụng tăng cường sức đề kháng cho bé, giúp con nhanh chóng phục hồi các tổn thương niêm mạc miệng. Siro cũng hỗ trợ điều trị nhiệt miệng ở trẻ do thiếu vitamin hoặc sức đề kháng kém.

Cách sử dụng:

• Với trẻ em 2 tuổi trở lên, ba mẹ cho bé uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 5ml siro.

>>> Đọc thêm: Nguyên nhân và 7 cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

8. Xịt miệng TrafulThuốc xịt trị nhiệt miệng cho trẻ 2 tuổi.

Xịt miệng Traful là sản phẩm dành cho bé từ 2 tuổi. Đây là sản phẩm được các chuyên gia Nhật nghiên cứu tối ưu với thành phần từ thiên nhiên dịu nhẹ như tinh dầu bạc hà và các vitamin như B2, B6, C…

Với những bé không hợp tác khi bôi thuốc, mẹ nên sử dụng xịt miệng. Traful được thiết kế dạng xịt phun sương, dễ dàng để sử dụng cho bé mà không gây bất kỳ khó chịu nào.

Thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi Traful có tác dụng sát khuẩn, giúp làm lành nhanh các vết lở loét, xoa dịu những đau đớn khi bé bị nhiệt miệng.

Cách sử dụng:

• Vệ sinh sạch vùng miệng cho bé, dùng gạc thấm khô vết loét miệng

• Mở nắp thuốc, xịt thật dứt khoát vào vị trí bị lở loét. Mỗi ngày bạn xịt miệng cho bé 3-4 lần.

9. Gel bôi trị nhiệt miệng Orrepaste

Gel bôi trị nhiệt miệng Orrepaste

 

Orrepaste được bào chế dưới dạng gel bôi ngoài da với thành phần chính là triamcinolone acetonide. Thuốc này chuyên được dùng để điều trị các vấn đề về da liễu như làm giảm các triệu chứng do viêm loét miệng, nứt nẻ môi…

Ngoài ra, thuốc còn được dùng để giảm đau trong các trường hợp nhổ răng, trồng răng giả, nóng sốt ở trẻ đang mọc răng… Không sử dụng sản phẩm cho người bệnh nhiễm nấm, vi khuẩn hoặc virus ở miệng và cổ họng.

Cách sử dụng:

• Làm sạch tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, cho bé súc miệng thật sạch.

• Lấy một lượng thuốc vừa đủ, bôi trực tiếp lên vùng bị nhiệt miệng của bé (không bôi nhiều trên phạm vi rộng). Sử dụng thuốc nhiệt miệng này tốt nhất là sau khi ăn hoặc trước khi bé ngủ. Mỗi ngày bôi thuốc 2-3 lần để giảm tình trạng khó chịu do các vết loét gây ra.

Lưu ý khi sử dụng thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi

Ngoài việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc trị nhiệt miệng hoặc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cần lưu ý thêm một số điều sau:

• Lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi, không phải loại thuốc nào cũng dành cho trẻ em.

• Tùy vào mức độ bệnh lý của con mà bạn chọn thuốc với mức độ nặng nhẹ phù hợp. Nếu bé chỉ bị nhiệt miệng nhẹ, các loại thuốc có thành phần từ thiên nhiên lành tính là thích hợp nhất.

• Trong quá trình bôi thuốc nhiệt miệng cho con, cần theo dõi bé. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần ngưng sử dụng thuốc.

• Thuốc trị nhiệt miệng cũng như những loại thuốc dành cho bé khác, không dùng được trong thời gian dài. Có một số thuốc nếu dùng quá liều hoặc quá lâu gây ra biến chứng nguy hiểm, do vậy ba mẹ không được chủ quan!

• Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng. Sau khi mở hộp, bạn bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, để xa tầm tay trẻ em.

Song song với sử dụng thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi, để viêm loét miệng nhanh khỏi, ba mẹ cũng cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh răng miệng cho bé cẩn thận. Đồng thời tăng cường cho bé ăn nhiều đồ mát. Hy vọng bài viết của ILO cung cấp cho ba mẹ những thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả!

>>> Đọc thêm: Trẻ bị nổi mẩn ngứa phải làm sao? 5 bài thuốc hiệu quả