Trẻ 2 tuổi bị vàng da có nguy hiểm? Nguyên nhân & cách ngừa

trẻ 2 tuổi bị vàng da

Mặc dù tình trạng vàng da là phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng các bé lớn gặp vấn đề này có thể là biểu hiện của một số căn bệnh nguy hiểm nào đó. Trẻ 2 tuổi bị vàng da là do đâu và có nguy hiểm không? Mời ba mẹ cùng ILO đồng hành trong bài viết sau để tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân cũng như các biện pháp phòng tránh bệnh vàng da ở trẻ em.

Vàng da là gì?

bệnh vàng da ở trẻ em

Một số người gặp trường hợp trẻ 2 tuổi bị vàng da. Vàng da là dấu hiệu của tình trạng tăng bilirubin máu. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tăng bilirubin máu khi một chất thải có tên là bilirubin (sắc tố mật màu vàng cam) tích tụ trong máu.

Ở trẻ sơ sinh, tăng bilirubin máu thường là tạm thời và không cần phải can thiệp. Biểu hiện của sự vàng da này là do gan của con chưa phát triển toàn diện để phân hủy và bài tiết bilirubin đúng cách.

Ngược lại, không như trẻ sơ sinh, bé 2 tuổi gặp tình trạng này có thể là dấu hiệu nghiêm trọng về sức khỏe. Con bị vàng da thường có màu vàng ở mắt và da. Lúc đầu bắt đầu ở mặt, sau đó di chuyển xuống cơ thể.

>>> Đọc thêm: Mách mẹ 6 cách đối phó với tình trạng khủng hoảng tuổi lên 2

Phân loại vàng da ở trẻ em

Vàng da ở trẻ em được chia làm 3 loại:

Vàng da trước gan: Lượng bilirubin trong gan được sản xuất dư thừa do rối loạn chuyển hóa.

Vàng da tại gan: Xảy ra do bệnh nhu mô gan, trong đó gan mất khả năng liên hợp hoặc bài tiết bilirubin.

Vàng da sau gan: Gan không có khả năng bài tiết bilirubin vào ruột.

Dấu hiệu trẻ 2 tuổi bị vàng da

Dấu hiệu trẻ bị bệnh vàng da là gì?

Biểu hiện đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của bệnh vàng da ở trẻ em là da, lòng trắng mắt (màng cứng) và niêm mạc chuyển sang màu vàng. Lúc đầu màu vàng xuất hiện ở mặt, sau đó di chuyển dần xuống khắp cơ thể như lòng bàn tay, bàn chân…

Tiếp đến, nếu tình trạng vàng da nặng, con có thể có các dấu hiệu khác như nước tiểu màu sẫm, phân nhạt màu.

Thậm chí, nếu tình trạng vàng da là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng nào đó, bé sẽ có các biểu hiện như:

• Sốt, ớn lạnh (triệu chứng giống bệnh cúm)

• Đau bụng

• Buồn nôn, nôn mửa

• Mệt mỏi

• Ngứa da

• Giảm cân

• Rối loạn chu kỳ giấc ngủ, kết quả học tập kém, hành vi không phù hợp

>>> Đọc thêm: Dấu hiệu trẻ em 2 tuổi bị COVID-19 và cách chăm sóc tại nhà

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ em

Trẻ 2 tuổi bị vàng da tay chân hoặc khắp cơ thể là do nhiều nguyên nhân gây ra. Biết vì sao trẻ bị vàng da là điều rất quan trọng để đảm bảo có các biện pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân bé bị vàng da là gì? Dưới đây là những lý do chủ yếu gây bệnh vàng da trẻ em:

1. Viêm gan

Vàng da có thể xảy ra ở người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các điều kiện gây vàng da ở trẻ em khác với trẻ sơ sinh. Trong khi bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh thường là biểu hiện của gan đang phát triển, thì nó có thể là dấu hiệu của bệnh gan ở các bé lớn hơn.

2. Nhiễm virus Epstein-Barr (EBV)

Virus Epstein-Barr gây ra bệnh lý vàng da ở trẻ nhỏ.

EBV là một loại virus rất phổ biến, ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Nó có xu hướng lây truyền qua các chất dịch cơ thể, chẳng hạn như nước bọt.

Một đứa trẻ dùng chung bàn chải đánh răng hoặc ly uống nước với người nhiễm EBV sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Bé bị nhiễm EBV thường không có triệu chứng hoặc các vấn đề sức khỏe lâu dài. Song, một số trường hợp nghiêm trọng sẽ có các biểu hiện như vàng da, sốt, hạch to và các dấu hiệu khác.

3. Trẻ 2 tuổi bị vàng da do sỏi mật

Sỏi mật là những cặn nhỏ, cứng lắng đọng và hình thành trong túi mật – cơ quan nằm ngay dưới gan. Trẻ em bị sỏi mật có thể là do nhiều nguyên nhân như lượng cholesterol hoặc bilirubin trong mật quá nhiều.

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Khám phá sự phát triển của trẻ 2 tuổi

4. Bệnh ung thư

bé bị vàng da có nguy hiểm không

Ung thư tuyến tụy và gan cũng là một trong những nguyên nhân gây vàng da. Tuy nhiên, đây là những trường hợp hiếm gặp ở trẻ em.

5. Chứng tan máu, thiếu máu

Thiếu máu tán huyết phá hủy và loại bỏ các tế bào hồng cầu với tốc độ nhanh so với người khỏe mạnh. Một trong những dấu hiệu của chứng này là vàng da. Đây có thể là một tình trạng di truyền hoặc do nhiễm trùng.

Ngoài ra, nếu trẻ 2 tuổi bị vàng da lòng bàn tay, bàn chân nhưng không vàng mắt thì đó có thể là dấu hiệu của việc thừa carotene (hay còn gọi là ngộ độc carotene). Điều này xảy ra do chế độ ăn của con dư thừa các thực phẩm như bí đỏ, cà rốt…

Trẻ 2 tuổi bị vàng da phải làm thế nào?

Khác với trẻ sơ sinh, các bé lớn khi gặp dấu hiệu vàng da, ba mẹ cần phải theo dõi, tìm nguyên nhân cũng như đi con đi khám nếu thấy bệnh nặng.

Nếu đưa con tới bệnh viện, các bác sĩ có chuyên môn sẽ thăm khám bằng cách quan sát da và mắt của bé, đồng thời tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh gan cũng như làm các xét nghiệm cần thiết.

mẹ chăm bé khóc

Bé bị vàng da có nguy hiểm không? Các trường hợp vàng da nhẹ ở trẻ em đôi khi có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau khi nguyên nhân đã được giải quyết, giống như trường hợp thường xảy ra với trẻ sơ sinh.

Nếu bệnh gan, viêm gan hoặc một vấn đề y tế nghiêm trọng khác gây vàng da, bạn cần tuân theo các khuyến nghị điều trị của bác sĩ. Ba mẹ cũng đừng quá lo lắng vì bệnh này có thể chữa được nếu tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét: Nguyên nhân và cách xử lý

Các biện pháp phòng ngừa vàng da cho trẻ em

Vì vàng da có nhiều nguyên nhân nên rất khó để ngăn ngừa tình trạng này một cách triệt để. Tuy nhiên, một số loại, chẳng hạn như viêm gan A, có thể được ngăn ngừa. Sau đây là một số biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ 2 tuổi bị vàng da:

• Luôn giữ con tránh xa các hóa chất công nghiệp

• Cho con tiêm phòng viêm gan A và B

• Đảm bảo rằng con giữ vệ sinh tốt và rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn uống thứ gì đó hoặc sau khi đi vệ sinh

• Khuyến khích bé không chia sẻ thức ăn và đồ uống với người khác

• Giặt sạch đồ dùng, khăn tắm và khăn trải giường của con

• Chỉ uống nước đóng chai còn nguyên niêm phong khi đi du lịch

• Tránh ăn trái cây sống, salad và thịt chưa nấu chín

Chế độ ăn uống cho trẻ 2 tuổi bị vàng da

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp bé khỏi bệnh vàng da nhanh hơn. Cụ thể, ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng sẽ tăng mức năng lượng, giúp con bớt mệt mỏi hơn.

Sau đây là một số lời khuyên của chuyên gia về chế độ ăn uống dành riêng cho trẻ em bị vàng da:

• Chế độ ăn lỏng thích hợp hơn cho trẻ em trong 4-5 ngày đầu tiên của bệnh vàng da.

• Nên cho con ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu tinh bột, không có chất béo và nên ăn nhạt. Trong quá trình nấu nướng, chỉ thêm một ít dầu vào thức ăn. Nên tránh những thực phẩm giàu cholesterol và khó tiêu hóa.

• Thường xuyên chia nhỏ các bữa ăn sẽ tốt hơn là bắt bé ăn nhiều một bữa.

• Cho con uống nhiều nước đun sôi để nguội hoặc nước mía, nước ép củ cải đường nhằm loại bỏ lượng bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể.

• Cho bé ăn rau và trái cây tươi, tránh nước trái cây đóng hộp.

• Cho con ăn thức ăn giàu canxi, magiê và sắt. Cà chua, nghệ, cà rốt, chuối chín… là những thực phẩm tốt cho gan, hỗ trợ điều trị bệnh vàng da hiệu quả.

• Khi nồng độ bilirubin giảm, hãy cho con ăn sữa chua, cháo và protein nạc như trứng. Khi nồng độ bilirubin đạt mức bình thường, nên cho con ăn cơm, cá hoặc đậu lăng và không cho bé ăn các loại thịt gia cầm.

Tóm lại, trẻ 2 tuổi bị vàng da mặc dù có thể không gây nguy hiểm nhưng là dấu hiệu bệnh lý. Tuyệt đối không được chủ quan với tình trạng vàng da ở trẻ nhỏ. Tốt hơn hết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị phù hợp nhằm ngăn ngừa các biến chứng của bệnh vàng da.

>>> Đọc thêm: Top 20 loại sữa cho trẻ 2 tuổi chất lượng tốt, được tin dùng