Bé 3 tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?
Trẻ em có tốc độ phát triển khác nhau. Do vậy, sự chênh lệch về các thông số cân nặng và chiều cao trong cùng một độ tuổi là điều bình thường. Vậy, bé 3 tuổi nặng bao nhiêu kg và chỉ số chiều cao bao nhiêu là nằm trong mức tiêu chuẩn? Mời ba mẹ cùng ILO tìm hiểu điều này để nắm rõ hơn về tình hình phát triển của con.
Bé 3 tuổi nặng bao nhiêu kg?
Để xác định xem bé trai 3 tuổi nặng bao nhiêu kg, bé gái 3 tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn, ba mẹ cần căn cứ vào biểu đồ tăng trưởng của WHO. Biểu đồ thể hiện những con số chính xác đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, là căn cứ để bạn biết chiều cao, cân nặng bình thường của cả bé trai và bé gái.
Vậy, theo biểu đồ, chiều cao cân nặng bé trai và bé gái 3 tuổi bao nhiêu là đạt chuẩn? Dưới đây là thông tin cụ thể:
• Chiều cao cân nặng bé gái 3 tuổi theo chuẩn WHO: Cân nặng trung bình từ 13 đến 15 kg; chiều cao trung bình 95,1 cm.
• Chiều cao cân nặng bé trai 3 tuổi chuẩn WHO: Cân nặng khoảng 14 kg đến 14,5 kg; chiều cao khoảng 96,1 cm.
>>> Đọc thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi theo chuẩn WHO
Phải làm gì nếu bé không đạt chuẩn chiều cao và cân nặng?
Bạn đã biết bé 3 tuổi nặng bao nhiêu kg, thế nhưng nếu con không đạt theo chuẩn này phải làm thế nào?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc biết trẻ 3 tuổi nặng bao nhiêu kg là phát triển bình thường rất quan trọng. Bởi vì biết được yếu tố này, bạn mới có biện pháp và những điều chỉnh phù hợp trong chăm sóc con.
Nếu nhận thấy trẻ 3 tuổi nhà bạn chưa đạt được con số tăng trưởng như biểu đồ của WHO thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi vì mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Chỉ nhìn vào sự tăng trưởng của con tại một thời điểm nhất định sẽ khó để biết được con có phát triển bình thường hay không. Thay vào đó, bạn hãy căn cứ vào cả quá trình lớn lên của con. Chẳng hạn như từ lúc sinh ra tới thời điểm 3 tuổi, cân nặng và chiều cao của bé có tăng lên hay không, có giai đoạn nào bé thay đổi bất thường hay không…
Nắm bắt được điều đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có những tư vấn phù hợp cho bạn trong cách nuôi dưỡng và chăm sóc bé. Ngược lại, với những trường hợp con chưa đạt được con số chuẩn của WHO nhưng có sự tăng trưởng đều đặn thì mẹ không cần quá lo lắng nhé!
>>> Đọc thêm: Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt phải làm sao?
Chăm sóc bé 3 tuổi phát triển chiều cao và cân nặng
Bé 3 tuổi nặng bao nhiêu kg và ba mẹ nên có chế độ chăm sóc như thế nào để con phát triển đạt chuẩn? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn cần chú ý tới một số yếu tố sau nếu muốn bé tăng trưởng khỏe mạnh:
1. Bé 3 tuổi nặng bao nhiêu kg? Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý
3 tuổi là giai đoạn con có mức vận động khá nhiều khiến năng lượng tiêu hao lớn. Do vậy, con cần được đảm bảo ăn uống đủ chất, giàu dinh dưỡng. Ngoài ba bữa chính, bạn nên cho con ăn thêm 1-2 bữa phụ để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để con vận động và học tập.
Thực đơn của bé 3 tuổi cần đa dạng, nhưng mẹ lưu ý là phải cung cấp đủ 4 nhóm chất: tinh bột, rau củ trái cây, thực phẩm giàu đạm và chất béo tốt. Hạn chế cho con ăn đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ và các loại thức ăn nhiều đường. Cụ thể:
• Nhóm tinh bột: Gạo, bánh mì, mì, ngũ cốc, yến mạch, bún, phở, khoai tây, khoai lang…
• Thực phẩm giàu đạm (protein): Thịt gà, thịt bò, trứng, cá, tôm, các loại đậu, sữa chua, phô mai…
• Thực phẩm chứa chất béo tốt: Cá hồi, cá ba sa, sữa, phô mai, dầu ô liu, hạnh nhân, óc chó, hạt chia, bơ…
• Trái cây, rau củ giàu vitamin và khoáng chất: Các loại rau màu xanh đậm (rau cải bó xôi, bông cải xanh, rau ngót, rau muống, bông cải, súp lơ xanh, đậu Hà Lan…), trái cây (táo, cam, chuối, dâu tây, kiwi, nho…).
2. Đảm bảo đủ lượng nước
Để cung cấp đủ nước cho bé trong suốt cả ngày, mẹ cho con uống các loại nước như nước lọc, nước trái cây tươi, sữa… Tốt nhất cho con uống nhiều thức uống giàu vitamin C để tăng sức đề kháng và uống sữa ít béo để ngăn ngừa béo phì.
>>> Đọc thêm: Mách mẹ 8 cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi nhanh
3. Bé 3 tuổi nặng bao nhiêu kg? Tăng cường hoạt động thể chất
Bé 3 tuổi nặng bao nhiêu kg và cao bao nhiêu cm cũng phụ thuộc nhiều vào hoạt động thể chất. Được vận động nhiều với những hoạt động phù hợp lứa tuổi giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng đồng thời kích thích xương phát triển.
Do vậy, ba mẹ nên khuyến khích con tham gia những trò chơi vận động ngoài trời như đạp xe, chạy nhảy, leo cầu trượt, bơi lội… Chơi ngoài trời khi có ánh nắng dịu nhẹ cũng tốt cho bé, vì cơ thể hấp thụ vitamin D để tổng hợp canxi cho xương.
4. Bé 3 tuổi nặng bao nhiêu kg? Cần ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc với giấc ngủ chất lượng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Hãy tạo cho con môi trường ngủ dễ chịu, thoáng mát, yên tĩnh để con có giấc ngủ tốt.
Trẻ 3-6 tuổi nên ngủ khoảng 10 – 12 tiếng/ngày, bao gồm cả ngủ trưa, giấc ngủ ngắn trong ngày và ngủ buổi tối.
5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Các đợt kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ không chỉ giúp bạn biết được các thông số “bé trai 3 tuổi nặng bao nhiêu kg”, “bé gái 3 tuổi nặng bao nhiêu kg” mà còn nắm được mức độ phát triển của con.
Các bác sĩ sẽ kiểm tra và theo dõi tăng trưởng từ cân nặng, chiều cao và các chỉ số khác. Qua đây, ba mẹ sẽ được tư vấn các biện pháp phù hợp để đảm bảo bé phát triển đạt chuẩn.
>>> Đọc thêm: Các trò chơi cho trẻ 2-3 tuổi: 30 trò chơi giúp bé phát triển toàn diện
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ 3 tuổi
Có nhiều lý do khiến bé lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với các bạn cùng trang lứa. Đó là:
• Di truyền: Chiều cao của trẻ bị chi phối nhiều bởi yếu tố di truyền. Nếu ba mẹ cao, con cái có khả năng có chiều cao vượt trội và ngược lại.
• Dinh dưỡng không hợp lý: Bé 3 tuổi nặng bao nhiêu kg phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Nếu con không được cung cấp chế độ ăn uống giàu dưỡng chất, cơ thể con sẽ không có đủ lượng calo cần thiết cho sự phát triển. Điều này lâu dài dẫn tới thấp bé, nhẹ cân.
• Các vấn đề về hormone tăng trưởng: Sự tăng trưởng được điều hòa bởi hormone và vì một số lý do, trẻ có thể có quá nhiều hoặc quá ít hormone tăng trưởng. Quá nhiều hormone tăng trưởng sẽ khiến bé phát triển nhanh hơn những bạn khác và quá ít sẽ khiến con không thể phát triển tốt.
• Rối loạn tuyến giáp: Các chất do tuyến giáp tiết ra giúp điều hòa sự phát triển của xương. Vì vậy, nếu một đứa trẻ bị suy giáp, cơ thể sẽ không sản xuất đủ chất và vì thế không phát triển với tốc độ như mong đợi.
• Tình hình sức khỏe: Trẻ em mắc các bệnh mãn tính có nguy cơ không phát triển ở mức trung bình. Điều này có thể là do bệnh tật ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng, do dinh dưỡng bị “đốt cháy” để chống chọi với bệnh tật hoặc do trẻ cảm thấy không khỏe nên không thể nạp đủ calo.
• Các yếu tố khác: Vận động, giấc ngủ, môi trường sống, tình trạng tâm lý… cũng là những yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự phát triển chung của trẻ nhỏ.
ILO vừa gửi tới ba mẹ thông tin “bé 3 tuổi nặng bao nhiêu kg”. Hy vọng rằng đây sẽ là kiến thức hữu ích giúp ba mẹ nắm được tình hình sức khỏe của con. Ngoài ra, đừng quên có những biện pháp điều chỉnh phù hợp để trẻ luôn vui vẻ, hoạt bát và thông minh bạn nhé!
>>> Đọc thêm: Top 20 loại sữa chất lượng tốt, được tin dùng