Mách mẹ 8 cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi nhanh
Sốt là dấu hiệu phổ biến khi bị bệnh, nhưng đó không hẳn là điều xấu. Trên thực tế, sốt dường như đóng một vai trò quan trọng trong việc chống nhiễm trùng. Vậy bạn nên điều trị cơn sốt hay để cơn sốt tự nhiên hết? ILO mách mẹ cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi nhanh trong bài viết sau.
Nguyên nhân trẻ bị sốt
Sốt không phải là một căn bệnh. Đó là một triệu chứng hoặc dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại bệnh tật hoặc nhiễm trùng. Sốt kích thích khả năng phòng vệ của cơ thể, gửi các tế bào bạch cầu đến chiến đấu và tiêu diệt mầm bệnh.
Phần lớn các cơn sốt là do nhiễm trùng hoặc dấu hiệu của một số loại bệnh lý. Nhiệt độ cơ thể cao khiến vi khuẩn và vi rút gây nhiễm trùng khó tồn tại hơn.
Để biết cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi hiệu quả, trước hết hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây sốt. Nhìn chung, có một số vấn đề chủ yếu gây ra vấn đề nhiệt độ cơ thể tăng, đó là:
• Cảm cúm
• Viêm a-mi-đan
• Viêm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm phổi, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm màng phổi…
• Nhiễm trùng tai
• Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
• Nhiễm trùng gan – mật
• Viêm màng não
• Sốt do ho gà, thủy đậu, sởi
• Sốt xuất huyết…
Trẻ cũng có thể bị sốt sau khi tiêm chủng hoặc sốt mọc răng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt mà các dấu hiệu đi kèm có thể là ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi, ớn lạnh, run rẩy, đau đầu, đau người, ăn mất ngon…
>>> Đọc thêm: Lợi ích và phương pháp phát triển thể chất cho trẻ mầm non
Cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi tại nhà
Trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi có nguy cơ bị co giật khi sốt cao. Các cơn co giật do sốt có thể làm bé mất ý thức, run rẩy, mắt trợn ngược… Đặc biệt, một khi bị co giật, con có khả năng bị tái phát. Do vậy, khi nhận thấy nhiệt độ cơ thể trẻ trên 39ºC (đo ở nách), bạn cần có mẹo hạ sốt cho trẻ.
ILO hướng dẫn ba mẹ 8 cách hạ sốt cho bé 3 tuổi tại nhà ngay sau đây:
1. Bù nước cho con
Mối nguy hiểm thực sự khi trẻ bị sốt không phải là sốt mà là mất nước – một tác dụng phụ thường gặp. Sốt khiến bé đổ mồ hôi quá nhiều và mất đi các khoáng chất quan trọng. Đây là lý do tại sao bạn cần đảm bảo con uống đủ nước trong ngày để bù đắp lượng điện giải mà bé đang mất đi.
Một trong những cách giúp bé hạ sốt nhanh nhất tại nhà là bù nước cho con. Nên cho con uống các loại nước trái cây tự nhiên như nước chanh, nước cam, nước dừa, nước rau diếp cá, nước lá tía tô…
Nếu bé sốt cao kèm mất nước nhiều, ba mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về một số sản phẩm bù nước và bù điện giải (như oresol, hydrite).
2. Cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi: Lau người bằng nước ấm
Khi thấy con sốt cao, mẹ đừng quá lo lắng mà hãy áp dụng cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ. Đó là lau người cho con bằng nước ấm. Đây là cách không chỉ giúp thân nhiệt của con hạ xuống nhanh, về mức an toàn mà còn giúp con cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
Mẹ sử dụng khăn bông mềm thấm nước ấm và lau khắp người con. Chú ý lau nhiều hơn ở những vùng như nách, bẹn, cổ và trán để làm mát cơ thể nhanh.
Quá trình lau người bằng nước ấm cho bé nên thực hiện trong 10 – 15 phút cho tới khi thân nhiệt con hạ xuống. Khi lau người chú ý để phòng kín gió.
>>> Đọc thêm: Các trò chơi cho trẻ 2-3 tuổi: 30 trò chơi giúp bé phát triển toàn diện
3. Tắm nước ấm hoặc giấm táo
Mẹ lưu ý không sử dụng nước lạnh để tắm cho con khi bé đang sốt. Tắm nước lạnh chỉ làm giảm nhiệt độ bên trong mà không giảm sốt. Ngược lại, tắm nước ấm có thể hạ nhiệt độ cao gần như ngay lập tức. Đây chính là mẹo hạ sốt cho trẻ nhanh mà nhiều người áp dụng.
Để việc tắm nước ấm hiệu quả hơn nữa, hãy thêm một cốc giấm táo vào đó. Đây là một trong những phương thuốc hạ sốt tự nhiên phổ biến nhất và đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để điều trị sốt ở trẻ em.
4. Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
Sốt có thể khiến bé cảm thấy lạnh, run người. Song, việc mặc quần áo ấm hoặc quá dày cho trẻ sẽ khiến thân nhiệt tăng cao hơn. Do vậy, mẹ cần mặc cho bé quần áo rộng rãi, thoáng mát và có thể thấm hút mồ hôi tốt. Điều này giúp cơ thể tỏa nhiệt nhanh, từ đó hạ sốt.
Ngoài ra, khi con ngủ, nếu thời tiết nóng, bạn không cần đắp chăn cho bé. Nếu trời lạnh, chỉ nên đắp chăn mỏng cho con. Tuyệt đối không cho con đắp chăn dày, vì cơ thể sẽ không thoát nhiệt được, khiến bé sốt cao hơn.
5. Cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi: Cho con uống trà thảo mộc
Cách hạ sốt cho trẻ an toàn và hiệu quả mà ít người biết đến là cho bé uống trà thảo dược.
Trà thảo dược là phương thuốc hạ sốt tự nhiên, giữ cho cơ thể con đủ nước. Trà hoa cúc, trà bạc hà, trà gừng mật ong… là những loại trà thảo dược giúp con ổn định thân nhiệt, thư giãn, làm dịu cơn đau bụng và giúp bé dễ thở hơn. Ngoài ra, những loại trà này còn có khả năng kháng khuẩn, hỗ trợ sức đề kháng cho bé trong lúc mệt mỏi.
>>> Đọc thêm: Cách bỏ đói trẻ biếng ăn theo ý kiến chuyên gia
6. Cách hạ sốt nhanh cho trẻ 3 tuổi: Bổ sung probiotic
Khi hệ thống miễn dịch của bé đang làm việc cật lực để chống lại nhiễm trùng, men vi sinh có thể giúp ích. Gần 80% hệ thống miễn dịch nằm ở các vi khuẩn trong ruột. Vì thế, để củng cố hệ vi sinh vật đường ruột khi bé bị bệnh, hãy cho con uống bổ sung men vi sinh mỗi ngày.
Ngoài ra, một cách nhanh nhất là bạn cho trẻ ăn thực phẩm bổ sung probiotic, chẳng hạn như sữa chua, phô mai, súp rong biển miso, nấm sữa Kefir…
7. Cho con ăn đồ bổ dưỡng
Khi bé sốt, cơ thể sẽ mệt mỏi và chán ăn. Ba mẹ cần cho trẻ ăn thường xuyên với lượng nhỏ nhưng không ép trẻ ăn.
Nên cho bé ăn những thức ăn dễ nuốt như cháo, súp, nước canh… Những thực phẩm này cũng dễ tiêu hóa khi con bị ốm. Cố gắng cho bé ăn khi thức ăn còn nóng ấm để giúp cơ thể tỏa nhiệt, hạ sốt.
8. Cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi: Uống thuốc hạ sốt
Cần cho bé sử dụng thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ cao liên tục và không hạ. Paracetamol (Acetaminophen) và Ibuprofen là những loại thuốc hạ sốt cho bé 3 tuổi an toàn và hiệu quả. Thuốc không chỉ giúp hạ sốt mà còn giảm đau đầu, đau nhức cơ thể.
Paracetamol dành cho trẻ em có dạng nước, dạng viên để uống và thuốc đạn để nhét vào hậu môn. Khi bé sốt cao và bị nôn, bạn có thể sử dụng thuốc đặt hậu môn cho con.
Về liều lượng thuốc hạ sốt, ba mẹ nên tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ để cho con uống đủ liều. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc dùng với liều cao. Bởi vì, uống thuốc hạ sốt liên tục với liều nặng có thể khiến trẻ bị suy gan, thận và nguy hiểm tới tính mạng.
>>> Đọc thêm: Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ là do đâu? 7 nguyên nhân & cách khắc phục
Những điều không nên làm khi bé bị sốt
Ngoài việc chú ý thực hiện các cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi, ba mẹ cũng cần nói KHÔNG với những việc làm sau để an toàn cho bé:
• Không sử dụng aspirin để điều trị cơn sốt hoặc tình trạng khó chịu của bé. Aspirin có liên quan đến các tác dụng phụ như đau bụng, chảy máu đường ruột và hội chứng Reye. Hội chứng Reye là một căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan và não.
• Không dùng nước mát, lạnh để lau người hoặc tắm cho bé khi sốt. Bởi vì nước lạnh gây run và làm tăng nhiệt độ cơ thể.
• Không bao giờ bôi cồn lên người trẻ để hạ sốt. Cồn tẩy rửa có thể thấm vào da hoặc hít phải sẽ gây ra các tình trạng nghiêm trọng như hôn mê.
Bị sốt, khi nào nên đưa bé tới bệnh viện?
Trang bị các cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi tại nhà là điều cần thiết. Vậy nhưng, một khi những biện pháp này không có tác dụng và nhận thấy bé các vấn đề sau, ba mẹ nên cho con tới bệnh viện:
• Sốt cao liên tục 38,9ºC trong hơn 2 ngày hoặc tiếp tục tái phát.
• Đã áp dụng các biện pháp hạ sốt nhưng không thuyên giảm.
• Trông con rất ốm yếu, buồn ngủ và ngủ nhiều.
• Không ăn uống và có dấu hiệu mất nước như khô hoặc dính miệng, mắt trũng, nước tiểu sẫm màu hoặc không đi tiểu.
• Cổ bị cứng, nhức đầu dữ dội, rất đau họng, đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
• Có phát ban bất thường.
• Nôn ói liên tục và không ăn được.
Trên đây là 8 cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi an toàn tại nhà. Hy vọng rằng ba mẹ sẽ lưu tâm tới những kiến thức này để biết cách xử lý tình huống đúng và chăm sóc con khi sốt để bé nhanh khỏi bệnh.
>>> Đọc thêm: Tiếng ồn trắng cho bé ngủ ngon có thực sự an toàn cho trẻ?