Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt phải làm sao?

trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt khiến ba mẹ lo lắng. Tuy vậy, có một số nguyên nhân phổ biến gây nôn thường không đáng lo ngại và bạn có thể tự chăm sóc bé tại nhà. Bài viết của ILO chia sẻ vấn đề bé nôn mà không sốt là do đâu và hướng dẫn cách chăm sóc con. Tham khảo để bỏ túi thông tin hữu ích ba mẹ nhé!

Vì sao trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt?

Bé 3 tuổi ăn vào là nôn có thể là do nhiều nguyên nhân. Điều quan trọng nhất là ba mẹ phải tìm ra căn nguyên gây tình trạng trẻ bị nôn mà không sốt.

Theo nghiên cứu, có một số lý do chủ yếu khiến trẻ em lứa tuổi này bị nôn không sốt, đó là:

1. Bé nuốt phải dị vật

trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều lần trong ngày mà không sốt hoặc không có biểu hiện gì bất thường về sức khỏe thì có thể là do con nuốt phải dị vật.

Trẻ em thường có thói quen cho đồ vật vào miệng. Vì vậy, trong quá trình chơi, con có thể không may nuốt phải những mảnh đồ chơi nhỏ như mảnh lego, đồng xu. Ngoài ra khi ăn, bé mắc xương cá hoặc nuốt những miếng bánh quy, hoa quả lớn cũng khiến chúng mắc vào cổ họng con, gây nôn.

2. Viêm dạ dày ruột do virus

Viêm dạ dày hay còn được gọi là cúm dạ dày. Đây là bệnh do virus rota, virus Norwalk và enterovirus gây ra. Một trong những biểu hiện của viêm dạ dày là nôn ói dữ dội kèm theo sốt hoặc không.

>>> Đọc thêm: Nguyên nhân và cách chăm sóc hiệu quả khi trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm

3. Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt do trào ngược dạ dày

trẻ 3 tuổi bị ho và nôn

Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ vào ban đêm có thể là do con bị trào ngược axit thực quản. Ngoài ra, khi mắc bệnh này, con cũng có các dấu hiệu khác như hơi thở khò khè, giọng khàn…

4. Dị ứng thực phẩm

Nếu con bị dị ứng với một số loại protein trong cá, các loại đậu, quả hạch, trứng hoặc sữa, bé có thể bị buồn nôn, đầy hơi và nôn sau khi ăn những thứ này.

Ngoài ra, dị ứng thực phẩm cũng có thể gây ra một số vấn đề kèm nôn ói, chẳng hạn như phát ban, co thắt dạ dày, sưng mặt…

5. Ngộ độc thực phẩm

trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài

Các vi khuẩn như E.coli, Salmonella, Shigella và tụ cầu khuẩn có thể tiết ra chất độc trong thực phẩm bị ôi thiu hoặc nấu chưa chín. Nếu bé không may ăn phải những đồ ăn kém chất lượng này, con có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Dấu hiệu của tình trạng này là nôn, tiêu chảy kèm sốt hoặc không.

6. Mắc chứng đau nửa đầu

Ở trẻ em, nôn có thể là tác dụng phụ thường gặp của chứng đau nửa đầu. Biểu hiện của căn bệnh này là những cơn đau nhói một bên đầu, kèm nôn, chóng mặt, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng.

7. Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt do chấn thương đầu

Nếu bé 3 tuổi bị nôn liên tục, ba mẹ cần theo dõi hoạt động trong ngày của con xem liệu trẻ có bị chấn thương đầu hay không. Bởi vì khi một đứa trẻ bị ngã, đập đầu mạnh thường bị đau đầu, ngủ nhiều và nôn ói cũng có thể xảy ra. Đây là những triệu chứng và dấu hiệu nghiêm trọng, bạn cần khẩn trương đưa con đến bác sĩ.

>>> Đọc thêm: Mách mẹ 8 cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi nhanh

8. Tác dụng phụ của thuốc

trẻ 3 tuổi ăn vào là bị nôn

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài có thể là do thuốc. Nếu bé dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, chất sắt… con có thể gặp tác dụng phụ là buồn nôn và nôn nhiều.

9. Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Viêm hô hấp.

Cổ họng có đờm, nghẹt mũi, chảy nước mũi và ho là những biểu hiện chủ yếu của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đây là những yếu tố có thể gây ngứa họng, buồn nôn và nôn.

10. Nhiễm trùng tai

Rất nhiều trẻ nôn mửa khi bị nhiễm trùng tai. Nôn có thể là một phản ứng toàn thân đối với mầm bệnh khiến tai bị nhiễm trùng.

Nên làm gì khi trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt?

Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao là điều mà nhiều người lo lắng. Nôn ói liên tục khiến bé mệt mỏi, mất nước, thậm chí nguy hiểm nếu không biết cách xử lý.

Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia dành cho ba mẹ nếu gặp trường hợp con bị nôn nhiều, không sốt:

1. Chú ý bù nước cho con

trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều lần trong ngày

Nôn ói nhiều khiến bé mất nước, muối và khoáng chất. Vì vậy điều quan trọng là phải đảm bảo những thứ này được bổ sung kịp thời bằng cách bù nước cho con. Vì vậy, khi con nôn, ba mẹ hãy tuân thủ các bước sau:

• Cho con uống từng ngụm nước nhỏ, nên uống 1-2 muỗng canh mỗi lần. Cứ sau 15 phút, bạn cho con uống nước 1 lần.

• Nên cho bé uống nước lọc, nước dừa, nước hoa quả pha loãng, trà gừng pha mật ong… Không cho bé uống các loại nước ngọt, đồ uống có ga, nước trái cây đóng sẵn. Chúng có thể làm cho tình trạng mất nước hoặc tiêu chảy của bé nặng hơn.

• Nếu thấy bé nôn nhiều, nôn liên tục thì cần bổ sung nước uống điện giải oresol cho bé. Song, bạn cần tuân thủ hướng dẫn pha thuốc theo đúng liều lượng.

• Trong quá trình cho bé uống nước, nếu thấy con nôn, hãy dừng lại và đợi 20 – 30 phút sau hãy cho con uống tiếp. Cần tăng dần lượng nước sau khi bé không nôn trong vòng 3-4 giờ.

>>> Đọc thêm: 9 cách đối phó khủng hoảng tuổi lên 3

2. Áp dụng chế độ ăn phù hợp khi trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

bé 3 tuổi ăn vào là nôn

Với những trẻ 3 tuổi ăn vào là bị nôn, các chuyên gia y tế khuyên ba mẹ tạm thời cho bé nhịn ăn. Khi con đang trong giai đoạn nôn nhiều, không cho bé uống sữa hoặc ăn thức ăn đặc.

Chỉ sau 8 giờ ngừng nôn, bạn mới cho bé ăn thức ăn nhạt như cơm, bánh mì nướng, ngũ cốc… Nếu bé không bị mất nước và không mất cảm giác thèm ăn thì ba mẹ có thể cho con ăn thức ăn đặc như bình thường.

Sau 24 giờ mà con không còn bị nôn, mẹ cho bé quay trở lại với chế độ ăn bình thường mà không cần phải kiêng khem hoặc hạn chế món ăn nào. Tuy nhiên, cũng cần tránh những món mà bé có nguy cơ bị dị ứng hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, tránh cho con ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, béo hoặc cay trong vài ngày sau khi trẻ bị nôn.

3. Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn

Ba mẹ cần chú ý không cho bé đi học trong giai đoạn con bị nôn. Nên cho bé ở nhà để theo dõi tình hình sức khỏe nhằm có biện pháp chăm sóc kịp thời khi con mệt mỏi hoặc nôn nhiều. Đồng thời cho con nghỉ ngơi nhiều hơn để bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

4. Phòng ngừa lây nhiễm

cách giúp bé bớt ho khi ngủ

Như đã nói, trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể là do virus. Đây là tác nhân có khả năng lây nhiễm cao và dễ lây lan giữa các thành viên sống cùng nhà.

Do vậy, một khi trẻ bị nôn, ba mẹ cần áp dụng các biện pháp để phòng ngừa lây nhiễm. Đây cũng là cách giúp cho bé nhanh khỏi bệnh hơn. Đó là:

• Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn trước khi chuẩn bị thức ăn cho con hoặc sau khi lau dọn bé nôn.

• Đeo găng tay khi dọn dẹp chất nôn của bé. Chất nôn của bé cần được bọc kín trong túi bóng và bỏ vào thùng rác.

• Chú ý an toàn thực phẩm khi nấu nướng để đảm bảo bé không bị dị ứng hoặc ngộ độc gây nôn.

>>> Đọc thêm: 7 cách nấu cháo bào ngư cho bé ngon mê ly

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt khi nào cần đến bệnh viện?

Khi trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài, tuyệt đối không cho con uống thuốc chống tiêu chảy hoặc thuốc chống nôn. Bởi vì những loại thuốc này có thể gây hại cho bé.

Thông thường, các cơn buồn nôn hoặc nôn của bé sẽ thuyên giảm trong vòng 1-2 ngày mà không cần điều trị. Nếu nhận thấy bé bị nôn nhưng vẫn khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường thì không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, nôn đôi khi là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị, chẳng hạn như chấn thương đầu, nhiễm trùng tai, ngộ độc thực phẩm… Do vậy, nếu nhận thấy bé nôn kèm các dấu hiệu bất thường khác, hãy cho con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Trẻ cần đến gặp bác sĩ khi có biến chứng nặng.

Ngoài ra, ba mẹ chú ý nên đưa con đi cấp cứu ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng sau:

• Bé đã bị nôn lâu hơn một hoặc hai ngày.

• Chất nôn có màu giống bã cà phê hoặc màu đỏ tươi như máu.

• Con đau đầu dữ dội (có thể do chấn thương đầu).

• Cổ cứng (dấu hiệu của viêm màng não).

• Suy nhược cơ thể, ngủ nhiều và không minh mẫn.

• Đau bụng dữ dội, bụng cứng (biểu hiện của một số vấn đề về đường ruột).

• Nôn nhiều kèm tiêu chảy.

• Thở nhanh hoặc nhịp tim cao.

• Có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như khô miệng, mắt trũng sâu, tiểu ít, khóc không có nước mắt…

• Bé trai sưng đỏ hoặc đau ở bìu.

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt đôi khi không nguy hiểm và có thể qua nhanh. Song, ba mẹ không được chủ quan mà cần theo dõi bé sát sao đồng thời có biện pháp chăm sóc cẩn thận. Đặc biệt, nếu nhận thấy bé “không ổn”, đừng chần chừ mà nên đưa con tới bác sĩ để được điều trị kịp thời.

>>> Đọc thêm: Time-out là gì và cách dạy con không đòn roi như thế nào?