Cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi để con có hàm răng đẹp

Cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi

Sâu răng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em. Tình trạng này ảnh hưởng tới việc ăn uống của bé, gây đau, thậm chí nhiễm trùng. Cùng ILO tìm hiểu cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi trong bài viết sau!

Thế nào là sâu răng?

Sâu răng xảy ra khi các vi khuẩn trong miệng tạo ra axit ăn mòn men và ngà răng. Tình trạng này khiến răng có lỗ hổng, làm cho bé đau và khó ăn.

Nếu không tìm cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi, con có thể bị nhiễm trùng, nặng hơn là mất răng. Thậm chí, sâu răng không được điều trị còn dẫn tới một loạt vấn đề về sức khỏe răng miệng nghiêm trọng như bệnh nướu răng, áp xe.

Bé bị sâu răng vì sao?

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét: Nguyên nhân và cách xử lý

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Bé bị sâu răng do vi khuẩn tấn công men răng tạo ra các lỗ ở răng. Loại vi khuẩn này được hình thành do các mảng bám của thức ăn, axit và nước bọt kết hợp lại với nhau.

Nhìn chung, trẻ bị sâu răng thường do các nguyên nhân sau:

• Vệ sinh răng miệng kém

• Chế độ ăn nhiều tinh bột, nhiều đường

• Nguồn cung cấp nước không có florua

• Tiết nước bọt ít hơn bình thường

• Do trẻ sinh thiếu tháng

• Do di truyền

Sâu răng không liên quan gì đến tuổi tác. Lý do chủ yếu mà nhiều bé 2 tuổi bị sâu răng là do chế độ ăn uống nhiều đường và tinh bột, đồng thời không biết vệ sinh răng miệng đúng cách. Một khi các mảng bám tồn tại lâu trên răng sẽ ăn mòn răng và gây sâu.

>>> Đọc thêm: 6 nguyên nhân trẻ 2 tuổi hay khóc đêm và 6 cách khắc phục

Các triệu chứng sâu răng ở trẻ em

Khi nào thì trẻ bị sâu răng?

Biểu hiện sâu răng ở các bé đôi khi không giống nhau. Có thể cả ba mẹ và bé đều không biết trong răng của con tồn tại lỗ sâu cho tới khi đi khám nha khoa.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bé sâu răng:

• Xuất hiện các đốm trắng trên răng (men răng bắt đầu bị phá vỡ).

• Xuất hiện lỗ màu nâu nhạt ở răng. Lâu dần lỗ này to ra, chuyển sang màu nâu sẫm hơn hoặc màu đen.

• Khó chịu hoặc đau ở vùng xung quanh răng.

• Nhạy cảm khi ăn đồ ngọt, đồ uống lạnh hoặc nóng.

Để biết bé có sâu răng hay không, nha sĩ sẽ kiểm tra răng miệng và chụp X-quang nha khoa cho con.

Cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi theo chuẩn y khoa

Điều trị sâu răng cho bé như thế nào?

Một khi bé bị sâu răng, ba mẹ cần tìm các biện pháp chữa trị. Tốt hơn hết, đưa con tới các phòng khám nha uy tín hoặc bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và chụp chiếu. Nhìn chung, việc chữa sâu răng tùy thuộc vào triệu chứng và sức khỏe của mỗi bé.

1. Phương pháp điều trị sâu răng giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, nha sĩ thường thực hiện điều trị bằng florua để củng cố hoặc tái khoáng hóa răng. Phương pháp điều trị này chỉ hiệu quả trong trường hợp mới chớm sâu và không có tác dụng khi răng bé đã có đốm đen hoặc trong hơi thở có mùi.

2. Điều trị sâu răng ở các giai đoạn tiến triển

Nếu các lỗ sâu quá lớn, việc điều trị đòi hỏi phải loại bỏ phần răng bị sâu và thay thế bằng miếng trám. Trám răng là sử dụng một số nguyên liệu như nhựa tổng hợp, bạc, thủy ngân… có màu giống men răng để đặt vào răng nhằm sửa chữa những tổn thương do sâu răng gây ra.

>>> Đọc thêm: Top 20 loại sữa cho trẻ 2 tuổi chất lượng tốt, được tin dùng

3. Điều trị sâu răng ở giai đoạn nặng

Trong trường hợp bé bị sâu răng nghiêm trọng như viêm và sưng đau, điều trị tủy là phương pháp điều trị nha khoa bắt buộc. Nha sĩ sẽ loại bỏ phần tủy và dây thần kinh bị nhiễm trùng, sau đó bịt kín lỗ sâu. Nếu răng bị tổn thương nghiêm trọng và không thể cứu vãn được, nha sĩ có thể chỉ định nhổ răng của bé.

Cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi tại nhà

Tạo thói quen đánh răng thường xuyên cho trẻ.

Nếu chưa có điều kiện để đưa con tới bệnh viện ngay, hoặc tình trạng sâu răng của bé còn nhẹ, ba mẹ nên tham khảo các phương pháp chữa sâu răng tại nhà.

Sau đây là một số cách chữa sâu răng cho bé:

1. Cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi bằng nước muối

Bé 2 tuổi thường chưa biết đánh răng đúng cách, điều này làm cho vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong miệng. Sử dụng nước muối súc miệng hàng ngày là cách đơn giản để sát trùng răng miệng và giảm đau do sâu răng gây ra.

Các thành phần sát trùng tự nhiên có trong nước muối sẽ giảm viêm nhiễm, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và từ đó giảm đau hiệu quả.

2. Dùng tỏi và húng quế

Húng quế hỗ trợ điều trị sâu răng ở trẻ.

Sử dụng 2 nguyên liệu nhà bếp dễ tìm kiếm này cũng là một cách chữa sâu răng trẻ em được nhiều người áp dụng. Tỏi và húng quế có tác thành phần kháng viêm, giảm đau.

Do vậy, khi con bị sâu răng, hãy dùng vài nhánh tỏi và vài lá húng quế, rửa sạch và giã nát. Sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên chân răng hoặc vắt lấy nước cốt nhỏ vào vị trí răng sâu.

3. Sử dụng lá hẹ chữa sâu răng

Theo kinh nghiệm dân gian, lá hẹ có thể giảm sưng lợi cho bé, kháng viêm và giảm đau do sâu răng. Chỉ cần lấy một nắm lá hẹ rửa sạch giã nhuyễn và đắp lên phần răng sâu của bé là tình trạng khó chịu và đau do sâu sẽ thuyên giảm.

4. Cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi: Dùng nước chanh tươi

Cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi: Dùng nước chanh tươi

Vắt lấy nước cốt chanh và nhỏ lên phần răng bị sâu sẽ giúp sát trùng răng và giảm bớt cảm giác đau. Bởi vì trong chanh có các axit tự nhiên, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

>>> Đọc thêm: Mách mẹ 6 cách đối phó với tình trạng khủng hoảng tuổi lên 2

Các biện pháp phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ

Sâu răng ở trẻ em là tình trạng có thể phòng ngừa được, nhưng đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống lành mạnh và khám răng định kỳ. Ba mẹ và những người lớn trong gia đình là những người đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát sâu răng cho bé.

cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi

Ngoài biết cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi, bạn có thể phòng ngừa sâu răng cho con bằng các bước đơn giản sau:

• Bắt đầu đánh răng cho con ngay khi chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện. Đánh răng, lưỡi và nướu 2 lần một ngày bằng kem đánh răng có chứa florua. Với trẻ 2 tuổi, chỉ cần dùng một lượng kem đánh răng nhỏ bằng kích thước một hạt gạo.

• Sử dụng nước muối để vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé nhằm ngăn ngừa mảng bám.

• Hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ăn vặt dính và nhiều đường như kẹo, bánh quy, bánh ngọt…

• Nhắc bé không dùng chung dụng cụ ăn uống với những người khác để ngăn ngừa lây truyền vi khuẩn.

• Tập cho bé thói quen không ngậm thức ăn hoặc núm vú vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong miệng.

• Nếu bé nhà bạn dùng núm ti giả, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bằng nước nóng.

• Với những bé bú bình trước khi đi ngủ, nên cho trẻ uống nước để súc miệng.

• Lên lịch khám và làm sạch răng định kỳ cho trẻ 6 tháng một lần hoặc theo khuyến nghị của nha sĩ.

ILO vừa gửi tới ba mẹ cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi. Sâu răng nếu được phát hiện và chữa trị trong giai đoạn đầu sẽ nhanh khỏi và hạn chế được nhiều rủi ro. Đừng để tình trạng sâu răng làm bé khó chịu, ảnh hưởng tới ăn uống và vui chơi của con bạn nhé!

>>> Đọc thêm: Dấu hiệu trẻ em 2 tuổi bị COVID-19 và cách chăm sóc tại nhà