Dấu hiệu trẻ em 2 tuổi bị COVID-19 và cách chăm sóc tại nhà

Trẻ em 2 tuổi bị Covid phải làm sao? Mẹo chăm con từ A-Z

So với người lớn, trẻ em ít bị nhiễm virus corona (COVID-19) hơn. Đặc biệt, khi mắc COVID-19, phần lớn trẻ bị bệnh nhẹ và có thể chăm sóc tại nhà mà không cần tới bệnh viện. Cùng ILO tìm hiểu dấu hiệu trẻ em 2 tuổi bị COVID-19 và cách chăm sóc tại nhà để trẻ nhanh khỏi bệnh.

Triệu chứng trẻ em 2 tuổi bị COVID-19

Triệu chứng nhiễm Covid-19 ở trẻ em

Có thể nói rất nhiều ba mẹ phân vân biểu hiện COVID-19 ở trẻ em là như thế nào. Theo các chuyên gia sức khỏe, các triệu chứng phổ biến của COVID-19 bao gồm:

• Sốt hoặc ớn lạnh

• Ho, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

• Thở gấp hoặc khó thở

• Mệt mỏi

• Đau cơ hoặc đau người

• Đau đầu, đau họng

• Mất vị giác hoặc không nhận ra mùi mới

• Buồn nôn hoặc nôn mửa

• Tiêu chảy

Nếu một ngày nhận thấy những dấu hiệu trên, ba mẹ nên nghi ngờ rằng trẻ đã nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, khá nhiều trẻ em bị COVID-19 không có các triệu chứng trên hoặc các dấu hiệu không rõ rệt. Hoặc một số trẻ có các dấu hiệu khiến ba mẹ nhầm tưởng với viêm đường hô hấp cấp, chẳng hạn như sốt nhẹ, sổ mũi, đau họng và mệt mỏi.

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Khám phá sự phát triển của trẻ 2 tuổi

Cách chăm sóc trẻ em 2 tuổi bị COVID-19

Rửa tay sát khuẩn là bước quan trọng trong điều trị và phòng tránh Covid-19

Trẻ 2 tuổi bị COVID-19 phải làm sao là điều mà nhiều người thấy băn khoăn, lo lắng. Theo các chuyên gia y tế, nếu nhận thấy bé có những biểu hiện của nhiễm virus corona, ba mẹ cần mua que test cho on. Một khi đã chắc chắn rằng trẻ bị COVID-19, người lớn cần bình tĩnh và thực hiện các công việc sau:

1. Chuẩn bị vật dụng chăm sóc trẻ tại nhà

Một số vật dụng sau là cần thiết để chăm sóc trẻ 2 tuổi bị COVID-19 tại nhà:

• Nhiệt kế

• Máy đo SpO2 (nếu có)

• Khẩu trang y tế

• Xà phòng rửa tay và dung dịch sát khuẩn

• Thùng có nắp đậy để đựng vật dễ lây nhiễm

• Số điện thoại liên lạc của các cơ sở y tế gần nhà

• Các loại thuốc điều trị tại nhà như thuốc hạ sốt, bù điện giải, thuốc giảm ho, thuốc nhỏ mũi…

2. Theo dõi trẻ

Kiểm tra nhiệt độ của trẻ thường xuyên

Trẻ dưới 2 tuổi bị COVID-19 phải làm sao? Trẻ trong độ tuổi dưới hoặc 2 tuổi bị COVID-19, ba mẹ cần theo dõi con sát sao để phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bao gồm:

• Theo dõi thân nhiệt, dấu hiệu tinh thần, bú/ ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ ngày.

• Đếm nhịp thở, mạch, đo oxy (nếu có máy đo SpO2).

• Theo dõi niêm mạc, màu da và tình trạng đi ngoài.

3. Bù nước cho trẻ em 2 tuổi bị COVID-19

Để trẻ nhiễm COVID-19 nhanh khỏi bệnh, ba mẹ cần chú trọng bù nước cho con. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước lọc, nước dừa, nước ép hoa quả, sữa… để cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể. Ngoài ra, cần bù nước điện giải (pha đúng liều lượng) trong các trường hợp mất nước như sốt cao, tiêu chảy.

Tuyệt đối không cho bé uống các loại nước có ga hoặc dung dịch nước trái cây công nghiệp. Trẻ dưới 2 tuổi bị COVID-19, ba mẹ cũng bù nước tương tự như vậy. Nếu thấy môi bé khô, nên cho con uống nước 15-20 phút mỗi lần và nên uống vài thìa nhỏ.

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét: Nguyên nhân và cách xử lý

4. Chú ý tới chế độ ăn cho trẻ bị COVID-19

Bổ sung rau củ và vitamin là điều nên làm khi trẻ bị Covid-19

Để trẻ nhanh chóng đánh bại virus corona, điều quan trọng nhất là người lớn cần cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Bổ sung đủ chất và đừng quên các loại trái cây tươi cũng như rau quả trong thực đơn hàng ngày của trẻ.

Nếu trẻ bị đau họng khó nuốt, ba mẹ nên nấu súp hoặc cháo loãng cho con ăn. Mặt khác, cần chia nhỏ bữa ăn ra để trẻ không bị nôn.

Nếu trẻ còn đang bú mẹ, cố gắng cho trẻ bú nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng, giúp con nhanh khỏi ốm.

>>> Đọc thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi theo chuẩn WHO

5. Dùng thuốc điều trị triệu chứng (nếu cần)

Dùng thuốc điều trị triệu chứng (nếu cần)

Trẻ em 2 tuổi bị COVID-19 tuyệt đối không được cho trẻ uống thuốc tùy tiện (thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm) mà cần hỏi ý kiến bác sĩ. Ba mẹ chỉ cần chuẩn bị các loại thuốc để điều trị triệu chứng, đó là:

• Ho nhiều: Có thể dùng thuốc giảm ho thảo dược hoặc thuốc ho phối hợp kháng histamin… Cần lưu ý chỉ định, chống chỉ định và cảnh báo/thận trọng khi sử dụng thuốc.

• Nghẹt mũi, sổ mũi: Thuốc xịt mũi, nhỏ mũi bằng Natri Clorid 0,9%.

• Tiêu chảy: Sử dụng các chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột như men vi sinh, men tiêu hóa.

>>> Đọc thêm: 6 nguyên nhân trẻ 2 tuổi hay khóc đêm và 6 cách khắc phục

6. Thực hiện các biện pháp cách ly

Cách ly khi thấy trẻ có biểu hiện nặng hơn

Một khi trẻ em bị COVID-19, cần phải thực hiện các biện pháp cách ly để phòng chống lây nhiễm.

Đối với trẻ nhiễm COVID-19, nên cho con ở trong phòng thông thoáng, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với những người trong nhà. Hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết. Nên cho trẻ sử dụng phòng tắm riêng nếu có.

Đối với những người chăm sóc trẻ, cần:

• Luôn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với trẻ nhiễm COVID-19.

• Rửa hoặc khử trùng tay thường xuyên.

• Hàng ngày cần khử trùng các vật dụng và bề mặt mà trẻ chạm vào như mặt bàn, tay nắm cửa, thiết bị cầm tay, nhà vệ sinh, bồn rửa…

• Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm theo quy định.

• Nếu tiếp xúc với trẻ để thay tã, mặc quần áo, vệ sinh… cần đeo găng tay và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn ngay sau đó.

• Tránh dùng chung đồ gia dụng với trẻ và rửa kỹ sau khi trẻ bị bệnh sử dụng chúng.

>>> Đọc thêm: Mách mẹ 6 cách đối phó với tình trạng khủng hoảng tuổi lên 2

Trẻ em 2 tuổi bị COVID-19: Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ đầy đủ

Khi nào cần đưa bé đi tới bệnh viện để không nguy hiểm tới tính mạng là điều mà nhiều người luôn phân vân. Theo các chuyên gia, nếu thấy có các dấu hiệu dưới đây, không nên tiếp tục chăm sóc con tại nhà mà cần đưa tới bệnh viện:

• Sốt cao liên tục 39 độ và không có dấu hiệu giảm trong vòng 48 giờ

• Trông rất ốm yếu, mệt mỏi

• Có các vấn đề về hô hấp như khó thở, cánh mũi phập phồng, rút xương ức, rút liên sườn… (SpO2 < 96%)

• Có nhịp thở nhanh bất thường (trẻ từ 2 đến 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút)

• Tím tái

• Có dấu hiệu mất nước nặng như tiểu ít, mắt trũng

• Ngủ li bì

• Bị đau ngực hoặc đau bụng nặng

• Có làn da lạnh, đổ mồ hôi, nhợt nhạt hoặc có đốm bất thường

• Chóng mặt

• Buồn nôn, bỏ ăn/bỏ bú

Trẻ 2 tuổi bị COVID-19 bao lâu thì khỏi? Ước tính chưa tới 1/20 trẻ em mắc COVID-19 kéo dài lâu hơn 4 tuần, và gần như tất cả đều khỏi bệnh trong 8 tuần.

Trẻ em 2 tuổi bị COVID-19, ba mẹ không cần phải quá hoang mang và lo lắng. Thế nhưng, cũng không được chủ quan mà cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc tại nhà để tránh các biến chứng hậu COVID-19.