7 cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng phế liệu độc đáo

7 cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng phế liệu độc đáo

Làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng phế liệu không chỉ tạo ra những sản phẩm độc đáo mà còn giúp con tha hồ sáng tạo, góp phần giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường. Ba mẹ và bé cùng ILO biến những vật liệu đã qua sử dụng như giấy, chai nhựa, thùng carton thành những đồ chơi thú vị nhé.

7 cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng phế liệu đơn giản

Đồ chơi từ phế liệu không chỉ giúp trẻ phát triển sự sáng tạo, khéo léo mà còn hình thành ý thức bảo vệ môi trường từ khi còn nhỏ. Dưới đây là một số gợi ý làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu ba mẹ có thể cùng bé khám phá nhé.

1. Làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng phế liệu: chậu hoa từ chai nhựa

Làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng phế liệu: chậu hoa từ chai nhựa

Chai nhựa là vật dụng đơn giản và hầu như nhà nào cũng có. Từ chai nhựa, chúng ta có thể sáng tạo ra nhiều loại đồ chơi vừa thú vị, độc đáo vừa tiết kiệm chi phí. Trong đó, đơn giản và được các bé yêu thích nhất là chậu hoa từ chai nhựa.

Cách làm:

• Đầu tiên, ba mẹ chuẩn bị chai nhựa 500ml, màu sơn, đất trồng cây, các loại cây, hoa yêu thích, kéo…

• Tạo hình cho vỏ chai nhựa: Ba mẹ và bé có thể sáng tạo vỏ chai thành chậu hoa thẳng đứng, nằm ngang, hình bạch tuộc. Cách đơn giản nhất là ba mẹ đặt chai nằm ngang, dùng dao hoặc kéo cắt một khoảng trên thân chai để tạo không gian trồng cây. 

• Tiếp theo, cả nhà cùng nhau sơn màu yêu thích cho vỏ chai. Sau đó cho đất và trồng cây vào chậu hoa tái chế.

>>> Xem thêm: Bảng chữ cái mầm non và cách dạy chữ cái cho bé hiệu quả

2. Cách làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu: con rắn bằng nắp chai nhựa

Cách làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu: con rắn bằng nắp chai nhựa

Tương tự chai nhựa, ba mẹ cũng rất dễ dàng để thu thập nắp chai nhựa nhiều màu sắc (hoặc đơn sắc) trong nhà để tạo nên những đồ chơi kỳ thú cho bé. ILO gợi ý ba mẹ và bé cách làm con rắn bằng nắp chai nhựa như sau:

• Thu thập từ 20-30 nắp chai nhựa, tùy độ dài con rắn mà bạn muốn làm.

• Sau đó đục lỗ ở giữa nắp chai. Dùng dây dù hoặc dây thun khéo léo sâu các nắp chai lại với nhau. 

• Để ra dáng chú rắn nhỏ, bạn hướng dẫn bé dùng bút màu vẽ thêm mắt, cắt giấy màu làm chiếc lưỡi và đuôi. Thế là bé đã có một món đồ chơi độc đáo là chú rắn nhỏ nhiều màu sắc.

3. Làm thú nhồi bông bằng vải vụn

Làm thú nhồi bông bằng vải vụn

Đây là một trong những cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng phế liệu được bé gái vô cùng thích thú. Ba mẹ có thể tận dụng thời gian rảnh để cùng con làm chú thỏ bông, gấu bông hay búp bê. 

Cách làm như sau: 

• Chuẩn bị vải vụn hoặc vải từ các trang phục đã qua sử dụng may các bộ phận thú nhồi bông như tay, chân, mình, đầu… 

• Sau đó dùng bông gòn hoặc vải vụn nhồi vào bên trong để tạo độ phồng. Dùng chỉ nối các phần lại thành hình dạng thú nhồi bông hoàn chỉnh.

• Để tạo mắt, mũi, miệng: Ba mẹ có thể dùng chỉ thêu hoặc vẽ bằng bút màu.

• Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng vải vụn để may trang phục cho búp bê, sáng tạo các kiểu đầm váy, áo quần theo sở thích của bé. 

>>> Xem thêm: Thực đơn cho trẻ mầm non đầy đủ chất giúp con ăn ngon miệng

4. Làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng phế liệu: máy bay bằng thùng carton

máy bay bằng thùng carton

Ba mẹ đang tìm hiểu cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng phế liệu không thể bỏ qua chiếc máy bay được làm từ bìa thùng carton. Chỉ với những tấm bìa được cắt ra từ thùng carton, ba mẹ đã sáng tạo nên đạo cụ để bé sắm vai những chú phi công nhí đáng yêu. 

Cách làm đơn giản như sau: 

• Chuẩn bị bìa carton.

• Dùng bút chì vẽ hình dạng các phần của máy bay như phần cánh, phần thân, phần quạt gió, phần đuôi rồi cắt chúng ra.

• Sau đó dùng keo dính gắn lần lượt các phần của máy bay: gắn thân trước rồi tới cánh. Ba mẹ hướng dẫn bé gắn chắc chắn các phần và đảm bảo hai phần cánh phải đối xứng nhau.

• Tiếp theo, tạo phần đuôi của máy bay bằng cách cắt bìa carton thành 4 hình tam giác. Dán các hình tam giác để tạo thành phần đuôi máy bay. Sau đó gắn cố định chúng vào phía sau phần thân máy bay.

• Ba mẹ cùng bé dùng bút màu trang trí máy bay theo ý thích. Bạn cũng có thể đặt tên cho máy bay và viết tên lên thân.

• Cuối cùng, hãy kiểm tra các chi tiết của máy bay, đảm bảo rằng chúng được gắn chắc chắn vào nhau và sẵn sàng “tiến thẳng vào bầu trời”.

5. Làm những con vật đáng yêu bằng ly giấy 

Làm những con vật đáng yêu bằng ly giấy 

Chỉ với những chiếc ly giấy gần gũi và phổ biến trong gia đình, ba mẹ có thể cùng con sáng tạo nên những đồ chơi, con vật đáng yêu và ngộ nghĩnh. Trong bài viết này, ILO gợi ý ba mẹ cách làm chú ngựa bằng ly giấy nhé.

• Đầu tiên, ba mẹ cần chuẩn bị ly giấy, giấy màu, giấy cứng, hồ dán, kéo, bút màu…

• Cách làm vô cùng đơn giản: chọn màu yêu thích của bé hoặc màu giống với màu lông của chú ngựa để tô kín hai chiếc ly giấy.

• Dùng một mảnh giấy cứng cố định, sau đó dùng hồ gắn hai chiếc ly lên miếng giấy này với khoảng cách như hình.

• Cắt giấy màu thành hình phần cổ, tai, chân, sừng của chú ngựa và dán các bộ phần này vào vị trí tương ứng.

• Cuối cùng, ba mẹ cùng bé dùng bút màu vẽ thêm mắt, mũi, miệng và vẽ họa tiết trên thân sao cho ra dáng của một chú ngựa đáng yêu.

>>> Xem thêm: 20 bài hát tiếng Anh cho trẻ mầm non vui tươi, dễ nhớ

6. Làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng phế liệu: xích đu từ lốp xe ô tô cũ 

Làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng phế liệu: xích đu từ lốp xe ô tô cũ 

Ba mẹ có thể tận dụng lốp xe ô tô đã qua sử dụng để làm đồ chơi cho trẻ mầm non. Những chiếc lốp ô tô sau khi làm sạch, phủ một lớp sơn mới và một vài thao tác đơn giản, ba mẹ đã tạo cho con một góc vui chơi ngoài trời sống động mà không cần tốn quá nhiều chi phí.

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, dầu nhớt của lốp xe trước khi làm xích đu cho bé chơi.

Bước 2: Cần tìm vị trí móc xích đu đảm bảo an toàn cho con vui chơi. Nếu chọn treo xích đu lên cành cây, ba mẹ phải đảm bảo cành cây đủ lớn, đủ sức để chịu lực của xích đu.

Bước 3: Chọn dây thừng. Ba mẹ nên chọn loại dây thừng bền, chặt, có chiều dài khoảng 15m. Bạn có thể tham khảo loại dây thừng chuyên dụng leo núi để đảm bảo an toàn cho con.

Bước 4: Quấn dây thừng lên cành cây hoặc vị trí đã chọn trước đó. Đầu còn lại của dây thừng quấn vào lốp xe. Ba mẹ nên quấn nhiều vòng và buộc chắc chắn an toàn.

Bước 5: Ba mẹ có thể trang trí bằng màu sơn hoặc vẽ các họa tiết cho lốp xe thêm sinh động, bắt mắt. Như vậy là bạn đã tạo cho con một chiếc xích đu lốp xe dáng dọc vô cùng đơn giản và độc đáo. 

7. Làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu: chú bò đáng yêu từ hộp sữa

Làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu: chú bò đáng yêu từ hộp sữa

Với những hộp sữa, chai sữa chua uống hàng ngày của con, ba mẹ có thể hướng dẫn bé làm thành những đồ chơi, hình thù độc đáo. Dưới đây là cách làm nên một chú bò sữa đáng yêu từ những hộp sữa đã qua sử dụng.

• Chuẩn bị một hộp sữa 500ml hình chữ nhật, 4 chai sữa chua uống để làm chân chú bò sữa, giấy cứng, bút màu, keo dán…

• Rửa sạch hộp sữa và để khô hoàn toàn. 

• Dán 4 chai sữa vào 4 gốc của hộp sữa để tạo hình phần thân và chân của chú bò.

• Dùng giấy cứng cắt hình phần đầu, tai, đuôi rồi dán chúng vào vị trí tương ứng.

• Cuối cùng, vẽ thêm hình mắt, mũi, miệng. Ba mẹ có thể hướng dẫn bé sơn màu hoặc trang trí chú bò theo ý thích.

Lưu ý quan trọng khi làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng phế liệu

Lưu ý quan trọng khi làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng phế liệu

Khi làm làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu, ba mẹ cần lưu ý một số điểm sau để giúp trẻ phát triển sự sáng tạo, khéo léo, đảm bảo an toàn và được vui chơi thỏa thích.

Lựa chọn vật liệu an toàn: Chọn các vật liệu và nguyên liệu tái chế có nguồn gốc an toàn và không gây nguy hiểm cho trẻ khi tiếp xúc. Tránh sử dụng các vật liệu có thể gây chấn thương hoặc độc hại như các đồ sắc nhọn, dễ vỡ (gương, thủy tinh, nhôm, sắt…), chưa được vệ sinh sạch sẽ.

Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cho bé chơi: Sau khi hoàn thành đồ chơi làm từ phế liệu, ba mẹ hãy kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các chi tiết của đồ chơi để đảm bảo chúng không bị hỏng, rách, hoặc gây nguy hiểm cho bé. 

Tránh sử dụng chất độc hại: Trong quá trình sáng tạo đồ chơi, ba mẹ tuyệt đối không sử dụng các chất phủ tráng hoặc sơn có chứa chất độc hại như chì, thuốc nhuộm, hoặc các hợp chất hóa học khác có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ khi tiếp xúc hoặc nuốt phải.

Khuyến khích sáng tạo: Ba mẹ hãy để con tham gia vào quá trình làm đồ chơi và khuyến khích sự sáng tạo của bé. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng, tư duy sáng tạo, tự tin mà còn tạo ra một cảm giác tự hào về thành quả của mình.

Những món đồ đã qua sử dụng, rất phổ biến trong gia đình như chai lọ, vỏ lon, vải vụn, hộp sữa, hộp giấy… có thể tái chế và sáng tạo đa dạng đồ chơi độc đáo và ngộ nghĩnh mà bé yêu thích. Ngoài những gợi ý cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng phế liệu trên đây, ba mẹ có thể tham khảo trên Internet hoặc sáng tạo những ý tưởng mới lạ. Chúc ba mẹ và bé sẽ có thêm nhiều khoảnh khắc tuyệt vời bên những đồ chơi sáng tạo từ phế liệu. 

>>> Xem thêm: 10 thí nghiệm cho trẻ mầm non thú vị và dễ làm