10+ trò chơi học tập cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích
Với trẻ mầm non, việc học tập không đơn thuần là ngồi trong lớp học mà còn là một cuộc phiêu lưu, một hành trình khám phá vô tận. Vì vậy, các trò chơi học tập có vai trò quan trọng và không thể thiếu để khuyến khích sự phát triển toàn diện của con. Cùng ILO tìm hiểu ngay trò chơi học tập cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích dưới đây nhé!
Tìm hiểu đặc điểm của trò chơi học tập cho trẻ mầm non
Các trò chơi học tập cho trẻ có những đặc điểm riêng biệt nhằm khuyến khích sự tò mò, sáng tạo và phát triển toàn diện của trẻ. Hiểu rõ các đặc điểm này sẽ giúp ba mẹ dễ dàng thiết kế trò chơi học tập cho trẻ 5 – 6 tuổi:
• Mang tính giáo dục kết hợp giải trí: Các trò chơi được thiết kế để phù hợp với khả năng và sở thích của trẻ mầm non thường kết hợp giữa yếu tố giáo dục và giải trí, giúp trẻ hứng thú và tận hưởng quá trình học tập, vui chơi.
• Mang đậm tính tương tác: Các trò chơi học tập thường đề cao sự tương tác giữa trẻ và môi trường xung quanh. Chúng thúc đẩy việc hợp tác, giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm giữa các bạn nhỏ.
• Tạo cơ hội cho trẻ khám phá: Trò chơi học tập cho phép trẻ mầm non khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm. Thông thường, các trò chơi dành cho lứa tuổi này sẽ giúp tạo ra một môi trường an toàn để trẻ tự tin khám phá và tìm hiểu về mọi thứ xung quanh như đồ vật, không gian, các mối quan hệ…
• Khuyến khích sự sáng tạo: Các trò chơi học tập thường cho phép trẻ mầm non tự do sáng tạo và thể hiện ý tưởng của mình thông qua hoạt động như vẽ tranh, cắt dán, giải quyết tình huống…
• Kích thích phát triển toàn diện: Trò chơi giáo dục được thiết kế để kích thích phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm phát triển về mặt thể chất, tinh thần, ngôn ngữ, tư duy logic và kỹ năng xã hội.
• Phù hợp với khả năng và lứa tuổi: Các trò chơi được thiết kế để phù hợp với năng lực phát triển của trẻ từ cơ bản cho đến các hoạt động phức tạp hơn.
• Sự đa dạng và linh hoạt: Các trò chơi học tập cho trẻ mầm non có sự đa dạng và linh hoạt trong cách thức tổ chức và thực hiện, từ trò chơi nhóm đến trò chơi cá nhân, từ hoạt động trong nhà đến hoạt động ngoài trời.
Tóm lại, các trò chơi học tập có các đặc điểm độc đáo nhằm khuyến khích sự phát triển và học tập của trẻ thông qua sự tương tác, khám phá, sáng tạo và vui chơi giải trí.
>>> Xem thêm: 7 dạng toán tư duy cho trẻ mầm non phát triển trí não hiệu quả
Các trò chơi học tập cho trẻ mầm non thú vị, giúp bé phát triển toàn diện
Dưới đây là những trò chơi học tập thú vị không chỉ giúp bé vui chơi mà còn tạo cơ hội khám phá và phát triển toàn diện. Ba mẹ có thể tham khảo và lựa chọn trò chơi phù hợp với con nhé!
1. Trò chơi học tập cho trẻ mầm non: “bịt mắt bắt dê”
Đây là một trò chơi quá đỗi quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt. Đến nay, trò chơi này vẫn còn được yêu thích và giữ nguyên ý nghĩa, lợi ích mà nó đem lại cho trẻ mầm non. Đó là rèn luyện khả năng phán đoán, ghi nhớ, sự linh hoạt dựa trên cảm giác khi sờ vào các bộ phận cơ thể và lắng nghe âm thanh.
Chuẩn bị: Khăn bịt mắt, sân chơi rộng và an toàn cho trẻ.
Cách chơi:
• Ba mẹ vẽ một vòng tròn.
• Chọn ra một bé bịt mắt hoặc oẳn tù tì để chọn ra người bị bịt mắt. Những bé còn lại đóng vai chú dê.
• Bé đóng vai dê sẽ chạy trong vòng tròn sao cho không để bé bịt mắt tóm lấy. Đồng thời, ba mẹ ừng quên hướng dẫn bé làm hành động giống những chú dê, liên tục kêu “be be” nhé!
• Bé được bịt mắt có nhiệm vụ bắt giữ ít nhất một chú dê. Sau đó đoán chính xác chú dê đó là ai? Nếu đoán đúng thì chú dê sẽ bị bịt mắt, đoán sai trò chơi tiếp tục.
>>> Đọc thêm: Top 25 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích
2. Trò chơi học tập cho trẻ mầm non: tô màu
Đây là một trong những trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi thú vị, dễ thực hiện, được bé yêu thích. Trò chơi này giúp con nhận biết màu sắc, chữ cái, đồ vật mà bức tranh thể hiện. Đồng thời con còn rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo và phát huy sự sáng tạo thông qua việc tô màu.
Chuẩn bị: Ba mẹ hãy chuẩn bị những bức tranh, tập vở tô màu chữ cái, con số, trái cây, con vật, phương tiện giao thông… và hộp chì màu xinh xắn.
Hướng dẫn bé: Ba mẹ cho bé lựa chọn màu sắc yêu thích, tô màu lên hình dáng, bức tranh đã chuẩn bị sẵn. Ba mẹ có thể cầm tay, hướng dẫn bé tô sao cho đều màu và không bị lem. Đừng quên dành cho con những lời khen, khích lệ khi con làm tốt nhé!
3. Trò chơi học tập cho trẻ mầm non: câu cá
Đây là trò chơi giúp trẻ mầm non học và ghi nhớ bảng chữ cái nhanh chóng. Ba mẹ cùng ILO thử ngay nhé!
• Chuẩn bị: Ba mẹ dễ dàng tìm mua cho bé một bộ đồ chơi câu cá ở nhà sách, các cửa hàng đồ chơi hoặc trên các sàn thương mại điện tử. Nếu không có bộ đồ chơi in sẵn chữ cái, ba mẹ có thể cùng con cắt chữ và dán lên thân những chú cá sẽ giúp bé thêm phần thích thú.
• Cách chơi: Bạn có thể cùng thi câu cá với con và cùng con đọc chữ cái trên thân cá đã câu được. Vừa chơi, ba mẹ vừa đưa ra thử thách cho bé như “hãy câu ba con cá chữ A”… Chắc chắn bé sẽ rất thích thú thực hiện thử thách này.
4. Trò chơi học tập cho trẻ mầm non: nhảy lò cò
Đây là một trò chơi quen thuộc đối với bất kỳ đứa trẻ nào. Tuy nhiên, ba mẹ có thể biến tấu một chút để trò chơi vừa giúp trẻ vận động, vừa mang tính giáo dục bổ ích. Ví dụ, để bé học chữ và số nhanh hơn, ba mẹ có thể tham khảo:
• Chuẩn bị: Bộ thẻ chữ cái, chữ số hoặc phấn.
• Cách chơi: Ba mẹ đặt thẻ hoặc dùng phấn vẽ các chữ cái trên nền nhà, cho trẻ đứng trung tâm. Sau đó ba mẹ ra hiệu lệnh bằng cách đọc chữ cái. Lúc này, con sẽ phải nhảy lò cò đến chữ cái mà ba mẹ đã đọc.
5. Trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi: viết chữ bằng bột mì
Ba mẹ dễ dàng thiết kế trò chơi học tập cho trẻ mầm non với bột mì. Trò chơi này chắc hẳn sẽ thú vị và mang đến cảm giác mới lạ cho con khi viết chữ mà không cần dùng bút và giấy. Ngoài ra, trò chơi này còn giúp bé rèn luyện sự linh hoạt và khéo léo của đôi tay.
• Chuẩn bị: Ba mẹ chuẩn bị bột mì. Sau đó rải đều bột mì trên một chiếc khay với độ dày vừa phải.
• Cách chơi: Ba mẹ hướng dẫn con cách viết chữ bằng ngón tay trên khay bột mì đã chuẩn bị. Bé có thể dùng tay để xóa nếu viết xấu hoặc muốn tiếp tục viết những chữ cái khác.
6. Trò chơi học tập cho trẻ mầm non: truyền tin
Đây là một trong những trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi. Qua trò chơi truyền tin, trẻ rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, giao tiếp và truyền đạt thông tin.
Cách chơi:
• Chia bé thành các đội, đứng thành hàng dọc. Mỗi đội ít nhất 3 thành viên.
• Mỗi đội sẽ cử một bé lên gặp người tổ chức để nhận một thông điệp – một câu ngắn mà bé có thể nhớ.
• Sau đó, bé về vị trí, truyền câu này cho bạn đứng kế bằng cách nói thầm vào tai bạn. Bé nghe xong sẽ làm tương tự với bé đằng sau.
• Bé cuối cùng sau khi nghe bạn truyền tin phải nói to câu mình đã nghe được.
• Đội nào nói nhanh và chính xác câu người tổ chức đưa ra sẽ là đội chiến thắng.
7. Trò chơi học tập con thỏ ăn cỏ
Trò chơi con thỏ ăn cỏ là một trong những trò chơi học tập tăng khả năng phản xạ và ngôn ngữ hiệu quả.
Cách chơi:
• Ba mẹ hướng dẫn các bé ngồi thành một vòng tròn và làm theo hiệu lệnh.
• Khi ba mẹ hô “con thỏ”, bé sẽ lặp lại “con thỏ”.
• Khi ba mẹ hô “ăn cỏ”, tay trái bé chụm các đầu ngón tay lại và đặt vào lòng bàn tay phải.
• Khi ba mẹ hô “uống nước”, bé tiếp tục chụm các đầu ngón tay lại và đưa lên miệng để miêu tả hành động uống nước.
• Khi ba mẹ hô “vô hang”, bé phải chụm các đầu ngón tay và đưa lên tai.
• Ba mẹ đưa ra hiệu lệnh liên tục để bé thực hiện, ai làm sai sẽ bị phạt.
8. Trò chơi học tập cho trẻ mầm non bé giả làm tượng
Giống như “Con thỏ ăn cỏ”, trò chơi bé giả làm tượng giúp trẻ mầm non rèn luyện sự tập trung, tính nhanh nhẹn và khả năng kiểm soát cơ thể.
Chuẩn bị: Ba mẹ chuẩn bị một loa phát nhạc, lựa chọn các bài hát thiếu nhi vui nhộn dành cho trẻ mầm non và một không gian rộng cho bé thoải mái vui chơi.
Cách chơi:
• Ba mẹ đóng vai trò người điều khiển, có nhiệm vụ bật và tắt nhạc liên tục.
• Các bé đứng thành vòng tròn, khi nhạc bật lên bé sẽ nhảy múa theo điệu nhạc. Khi nhạc tắt, bé phải lập tức giữ nguyên tư thế, không được nhúc nhích. Nếu cử động, bé sẽ bị cho ra ngoài vòng tròn.
• Trò chơi cứ tiếp tục đến khi tìm được người chiến thắng là người cuối cùng trong vòng tròn.
9. Trò chơi học tập nghe – tìm
Đây là trò chơi phổ biến bổ trợ việc học chữ cho trẻ mầm non. Trò chơi nghe – tìm là cơ hội để bé ôn lại các chữ cái đã học cũng như rèn luyện sự nhanh nhạy của các bộ phận: mắt, tay, tai.
• Chuẩn bị: Bảng chữ cái.
• Cách chơi: Ba mẹ trải đều các chữ cái trước mặt bé. Bắt đầu trò chơi, ba mẹ đọc một chữ cái ngẫu nhiên. Sau khi nghe xong, bé sẽ đọc lại chữ cái và nhanh tay tìm chữ cái đó đưa cho ba mẹ. Nếu ba mẹ cho bé chơi nghe – tìm theo nhóm sẽ làm tăng sự hứng thú của con hơn.
10. Trò chơi học tập cho trẻ mầm non: ô cửa bí mật
Trò chơi ô cửa bí mật thường được các trường mầm non áp dụng cho trẻ tìm hiểu và củng cố các kiến thức đã học về môi trường xung quanh theo chủ đề như động vật, trái cây, nghề nghiệp, phương tiện giao thông…
Chuẩn bị: Mô hình ngôi nhà với 3 màu sắc khác nhau. Ba mẹ cũng có thể dùng ba chiếc hộp kín tô màu xanh, đỏ, vàng cho bé chơi trò này. Ngoài ra, ba mẹ cần chuẩn bị thêm các đồ vật, hình ảnh liên quan đến chủ đề mà mình muốn cho con khám phá.
Cách chơi:
• Ba mẹ đặt những đồ vật, bức tranh khác nhau vào 3 ô cửa. Ví dụ bé chơi ô cửa bí mật chủ đề trái cây. Ba mẹ có thể đặt ba trái cam, ổi, nho vào 3 ô cửa.
• Sau đó, ba mẹ cho bé tùy chọn ô cửa theo màu sắc yêu thích. Ô cửa mở ra, tương ứng với loại trái cây. Ba mẹ có thể đưa cho bé thử thách như miêu tả vị của loại trái cây đó, ăn loại trái đó như thế nào…
• Nếu bé làm tốt, ba mẹ có thể tặng món quà nhỏ như bánh kẹo, bút chì để khuyến khích con.
11. Trò chơi trời – đất – nước
Nếu ba mẹ muốn thiết kế trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi, có thể tìm hiểu trò chơi trời – đất – nước. Đây là trò chơi giúp bé tìm hiểu thêm về các loại vật và kiến thức về môi trường sống của chúng. Qua trò chơi, bé rèn luyện khả năng phản xạ và ghi nhớ hiệu quả.
Cách chơi:
• Ba mẹ cho các bé ngồi thành vòng tròn.
• Ba mẹ có thể chọn bất kỳ bé nào bằng cách chỉ tay vào bé. Khi đó, ba mẹ sẽ nói “trời”, “đất” hoặc “nước”.
• Lúc này, bé có nhiệm vụ nói ngay tên một loài động vật có môi trường sống mà ba mẹ đã chỉ định. Ví dụ, ba mẹ chỉ vào bé và nói “nước”, bé phải trả lời “cá chép”.
• Nếu bé nói sai sẽ chịu phạt.
Các trò chơi học tập cho trẻ mầm non không chỉ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng, ôn luyện kiến thức đã học mà còn tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ và kích thích sự sáng tạo. Dựa vào các trò chơi mà ILO giới thiệu trên đây, ba mẹ cũng có thể tìm hiểu và thiết kế trò chơi học tập cho trẻ 5 – 6 tuổi mới lạ, độc đáo khác để con khám phá nhé.
>>> Xem thêm: 10 thí nghiệm cho trẻ mầm non dễ làm và thú vị