Dấu hiệu nhận biết nấm miệng ở trẻ 2 tuổi & cách điều trị tại nhà

Nấm miệng ở trẻ 2 tuổi như thế nào?

Thường xuyên bị lở loét trong miệng, khó ăn và khó nuốt có thể là dấu hiệu của bệnh nấm miệng ở trẻ em. Vậy, nấm miệng ở trẻ 2 tuổi là do đâu, cách điều trị tại nhà như thế nào và làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này? Mời ba mẹ tham khảo bài viết của ILO để hiểu hơn về bệnh nấm miệng cũng như biết cách chăm sóc bé nhanh khỏi.

Nấm miệng là gì?

Nấm miệng hay còn được gọi là tưa miệng, là một bệnh nhiễm trùng do nấm men Candida Albicans gây ra. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến các bộ phận như lưỡi, cổ họng, nướu hoặc niêm mạc miệng và gây kích ứng khó chịu.

Bất cứ ai cũng có thể bị nấm miệng, từ người lớn tới trẻ nhỏ. Song, bệnh này thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và người già, những người có hệ miễn dịch yếu. Nấm miệng ở trẻ lớn mặc dù ít gặp hơn ở trẻ sơ sinh, song cũng không hiếm gặp.

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi cần bổ sung vitamin gì để phát triển toàn diện?

Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ 2 tuổi

Nguyên nhân nấm miệng ở trẻ 2 tuổi.

Như đã nói, trẻ bị nấm miệng là do nấm Candida Albicans gây ra. Đây là một loại vi sinh vật tồn tại tự nhiên bên trong cơ thể. Nó phát triển với tốc độ bình thường trong miệng, cổ họng hoặc thực quản mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

Thế nhưng, nếu môi trường bên trong miệng trở nên thuận lợi cho vi sinh vật này phát triển quá mức thì có thể dẫn đến nhiễm trùng. Từ đó gây ra tình trạng nấm miệng ở trẻ em.

Các bé có nguy cơ bị tưa miệng cao trong các trường hợp như:

• Trẻ nhỏ dùng nhiều kháng sinh khiến cho các vi sinh vật trong cơ thể bị tiêu diệt, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida sinh sôi mạnh mẽ hơn.

• Hệ thống miễn dịch suy yếu do bệnh kéo dài hoặc mắc một số bệnh như ung thư làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.

• Thường xuyên bị khô miệng.

• Sử dụng corticosteroid để điều trị chứng viêm hoặc hen suyễn, đặc biệt là cortisone dạng hít mà không có thiết bị đệm.

• Mắc bệnh tiểu đường (lượng đường trong máu cao).

Ngoài ra, trẻ có thể bị nấm miệng do lây từ người khác. Trong trường hợp người lớn hoặc một ai đó hôn (thơm) trẻ mà có nấm Candida, có thể truyền sang miệng con. Đây là lý do vì sao bạn nên hạn chế cho người khác hôn môi con mình, ngay cả là với những người thân trong gia đình.

>>> Đọc thêm: Top 9 thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi hiệu quả

Triệu chứng nấm miệng ở trẻ em

Triệu chứng của nấm miệng.

Không như một số bệnh, tưa miệng ở trẻ em rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Nếu nhận thấy miệng, trên lưỡi và sau cổ họng của con có các mảng trắng hoặc đỏ thì đó là dấu hiệu của căn bệnh này.

Bên cạnh đó, có một số dấu hiệu để mẹ có thể biết con có bị tưa miệng hay không, bao gồm:

• Các đốm trắng trong miệng bé nổi lên trông giống như phô mai

• Nứt và đỏ ở khóe miệng

• Cảm giác giống như có bông trong miệng

• Mất vị giác, ăn kém

• Đau miệng và cổ họng, gây khó khăn khi nuốt thức ăn

Đôi khi nấm miệng ở trẻ 2 tuổi cũng có thể làm cho lưỡi của bé có một vết đỏ lớn ở giữa, nướu bị kích ứng hoặc viêm, bị sốt…

Nấm miệng có nguy hiểm không?

Nấm miệng ở trẻ 2 tuổi có nguy hiểm không?

Nhìn chung, các bác sĩ đánh giá rằng nấm miệng là căn bệnh thường xảy ra với trẻ nhỏ, không gây nghiêm trọng. Thế nhưng, nếu không có phương pháp điều trị hoặc không biết chăm sóc, bệnh của con có thể trở nên nghiêm trọng.

Khi bị bệnh nấm miệng nặng, bé có thể gặp một số vấn đề nguy hiểm như:

• Mệt mỏi, quấy khóc, sốt

• Miệng cực kỳ khô

• Các tổn thương đau đớn phát triển bên trong miệng

• Tái nhiễm trùng trở lại ngay cả khi đã dùng thuốc

• Nước tiểu sẫm màu hoặc đi tiểu rất ít trong 8 giờ

• Chảy máu trong miệng

Bệnh tưa miệng có thể chữa được. Nhưng trong trường hợp hệ thống miễn dịch suy yếu, bệnh có khả năng tái phát và gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Nấm miệng cũng có thể gây bệnh xâm lấn ở những đứa trẻ bị suy giảm miễn dịch.

Nguy hiểm hơn, nếu nấm lây lan vào ống dẫn thức ăn sẽ gây khó khăn cho việc nuốt. Bệnh tưa miệng nghiêm trọng không được điều trị cũng có thể lan đến thực quản, đường tiết niệu hoặc toàn bộ cơ thể, gây nhiễm trùng dẫn đến suy đa cơ quan và tử vong.

Mặc dù hiếm, nhưng bệnh nấm miệng để kéo dài và không được điều trị trong nhiều năm sẽ khiến nấm xâm nhập vào máu, dẫn đến nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng trẻ.

>>> Đọc thêm: Nguyên nhân trẻ 2 tuổi bị vàng da và 7 cách phòng ngừa

Cách điều trị nấm miệng ở trẻ 2 tuổi

Nếu nhận thấy bé bị nấm miệng nặng, gây đau đớn và gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, bạn cần cho con đi khám bác sĩ.

Với bệnh này, bác sĩ thường kê thuốc chống nấm cho bé uống và gel bôi để tiêu diệt nấm. Liệu trình điều trị tùy thuộc vào tình trạng của từng bé, thông thường trong 1-2 tuần là bé sẽ khỏi.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho ba mẹ một số loại nước súc miệng kháng nấm, đồng thời tư vấn cách chăm sóc con đúng cách.

Cách chăm sóc trẻ bị nấm miệng

Với những bé bị nấm miệng nhẹ, ba mẹ chỉ cần chú ý chăm sóc con là bệnh sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị. Dưới đây là một số mẹo chữa trị cho tình trạng nấm miệng ở trẻ 2 tuổi:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Cách chăm sóc bé bị nấm miệng.

Tình trạng nấm lưỡi ở trẻ sẽ thuyên giảm và hết hẳn nếu bạn biết thay đổi chế độ ăn cho bé.

Nếu bé thường ăn đồ ngọt, bạn nên cắt giảm lượng đường mà bé nạp vào cơ thể, vì nấm men Candida Albicans phát triển nhờ đường. Việc giảm lượng đường trong thực phẩm là điều đầu tiên nên làm để bệnh tưa miệng nhanh khỏi.

Mặt khác, khi bé bị nấm miệng, con sẽ đau và khó nuốt. Vì thế, bạn nên cho con ăn đồ ăn mềm và dễ nuốt. Ăn đồ nguội, lạnh (hoặc uống nước lạnh) cũng là một trong những cách giúp giảm bớt sự khó chịu do bệnh nấm miệng gây ra.

2. Sử dụng nước muối vệ sinh miệng

Xúc miệng để tiêu diệt nấm.

Muối không chỉ có tác dụng khử trùng mà còn có thể làm dịu các triệu chứng của bệnh tưa miệng. Bạn hòa tan nửa thìa muối vào 1 cốc nước ấm. Sử dụng tăm bông nhúng dung dịch nước muối này và nhẹ nhàng vệ sinh vùng răng miệng cho con. Chú ý bôi nhiều hơn ở chỗ có các vết nấm miệng.

Ngoài ra, để con không cảm thấy đau, bạn cho bé đánh răng bằng bàn chải mềm mỗi ngày 2 lần sáng và tối.

3. Làm sạch miệng bằng baking soda

Cách làm sạch lưỡi cho trẻ 2 tuổi hiệu quả là sử dụng baking soda (natri bicarbonate). Đây là nguyên liệu nhà bếp an toàn và lành tính ngay cả với trẻ nhỏ.

Baking soda pha loãng cũng có thể chống lại các triệu chứng khó chịu của bệnh tưa miệng. Thực hiện bằng cách hòa tan nửa thìa cà phê baking soda vào 1 cốc nước ấm và dùng tăm bông thoa lên vết tưa miệng của con. Bạn cũng có thể bôi hỗn hợp này lên núm vú trước khi cho con bú (chỉ cần lau sạch trước khi bé ngậm).

>>> Đọc thêm: Trẻ bị nổi mẩn ngứa phải làm sao? 5 bài thuốc hiệu quả

4. Trị nấm miệng ở trẻ 2 tuổi bằng dầu dừa

Nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi phải làm như thế nào? Mẹ có thể tìm đến dầu dừa như một phương thuốc tự nhiên, lành tính và rất hiệu quả. Điều này là do dầu dừa chứa axit caprylic, có thể giúp trị bệnh tưa miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bạn dùng tăm bông thoa dầu dừa lên các mảng trắng trong miệng con 2-3 lần/ngày. Trong quá trình bôi dầu dừa nên chú ý phản ứng của con. Bởi vì một số bé có khả năng bị dị ứng với dầu dừa (nếu bé bị dị ứng thì không nên bôi).

5. Bổ sung lợi khuẩn tốt cho răng miệng

Sữa chua trái cây là món xế vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe.

Các bác sĩ nhi khoa khuyên ba mẹ nên bổ sung Lactobacillus bulgaricus cho con để giúp duy trì sự cân bằng của Candida trong miệng. Lợi khuẩn này có nhiều trong sữa chua. Do vậy, khi bé bị nấm miệng, mẹ nên tăng cường cho con ăn sữa chua để bệnh nhanh khỏi đồng thời ngăn chặn lây lan.

Bạn lưu ý nên cho con ăn sữa chua ít đường, hoặc tốt nhất là loại không có hương vị trái cây và không đường.

Làm thế nào để ngăn ngừa nấm miệng ở trẻ 2 tuổi?

Để bé không bị bệnh nấm miệng đau đớn, ảnh hưởng tới việc ăn uống, ba mẹ chú ý một số mẹo nhỏ sau:

• Tránh sử dụng nước súc miệng cho bé (chỉ sử dụng loại đặc trị do bác sĩ kê nếu bị bệnh)

• Duy trì vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách

• Cho con súc miệng kỹ sau khi sử dụng ống hít corticosteroid

• Nếu bé sử dụng bình sữa và núm vú giả, hãy tiệt trùng sạch sẽ bằng nước nóng sau mỗi lần con dùng.

Nấm miệng ở trẻ 2 tuổi là một bệnh nhiễm trùng gây khó chịu và đau đớn cho con. Mặc dù căn bệnh này thường không gây nguy hiểm, thế nhưng bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ hoặc biết cách chăm sóc bé tại nhà đúng cách.

>>> Đọc thêm: [Góc giải đáp] Bé khó ngủ thiếu chất gì? 7 vi chất cần thiết