Nuôi dạy con thông minh: Bí quyết thấu hiểu tâm lý trẻ 3 tuổi
Tâm lý trẻ 3 tuổi sẽ có sự thay đổi rất nhiều so với trước. Bé có thể vui, buồn lẫn lộn thậm chí là tức giận và bình thường lại ngay sau đó. Đây được xem là thử thách đối với các bậc cha mẹ. Việc bạn hiểu và biết được cách kiểm soát để điều chỉnh tâm lý của bé sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng làm được điều này. Vì thế hãy cùng ILO tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Những đặc điểm tâm lý trẻ 3 tuổi
Tuổi lên 3 đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Đó không chỉ là về thể chất, nhận thức mà còn cả cảm xúc. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra những đặc điểm tâm lý của bé 3 tuổi có biểu hiện như sau:
1. Mong muốn tự lập
Bé lên 3 thường thích tự làm mọi thứ từ ăn uống cho đến vệ sinh cá nhân… Không giống như trước, con muốn chọn đồ chơi, thức ăn theo ý mình. Sự can thiệp của người lớn sẽ làm bé cảm thấy không thích, không vui.
2. Có nhiều cảm xúc
Bé có thể vui, buồn hoặc thậm chí là tức giận nhanh chóng khiến người lớn không thể hiểu. Đôi khi có những vấn đề đơn giản nhưng cũng có thể làm bé cảm thấy thất vọng hoặc sợ hãi.
>>> Xem thêm: 9 cách đối phó với khủng hoảng trẻ lên 3
3. Trí tưởng tượng phong phú
Đây là một trong những đặc điểm tâm lý trẻ 3 tuổi. Bé bắt đầu thích chơi những trò chơi giả tưởng. Đó có thể là đóng vai các nhân vật trong truyện cổ tích hoặc phim hoạt hình nào đó mà mình thích. Trong giai đoạn này, bé cũng không thích ngồi yên mà muốn đi khám phá và học hỏi những điều mới lạ.
4. Hình thành khái niệm về bản thân và thế giới xung quanh
Đây là giai đoạn quan trọng của bé trong sự phát triển nhận thức và xã hội. Bé biết tên mình, biết mình là con ai; biết phân biệt giữa bản thân và người khác. Ngoài ra, bé cũng bắt đầu có những suy nghĩ và mong muốn riêng của mình.
5. Tính cạnh tranh
Bé bắt đầu nhận thức về sự cạnh tranh và muốn được chiến thắng. Bé muốn món đồ chơi đó phải là của mình. Bé muốn thắng trong các hoạt động vui chơi. Và nó thể hiện qua việc bé nỗ lực cố gắng hoặc có thể tức giận, khóc lớn khi muốn có được.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ 3 tuổi bị ho và sốt về đêm
Tâm lý trẻ 3 tuổi bắt đầu đi học như thế nào?
Đi nhà trẻ có thể trở thành cơn ác mộng đối với bé nếu như bạn không hiểu về tâm lý của con. Đa số tâm lý bé 3 tuổi bắt đầu đi học có thể gặp như sau:
1. Bé cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc sợ hãi
Tất cả các bé lần đầu đi học tách rời khỏi ba mẹ, ông bà đều sẽ có cảm giác này. Để giúp bé nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, bạn hãy động viên và khích lệ con.
2. Tâm lý trẻ 3 tuổi: Khó khăn trong việc hòa nhập với bạn bè
Bắt đầu với môi trường mới, bạn bè mới, bé có thể chưa quen với việc chia sẻ đồ chơi. Thậm chí là chưa biết cách giao tiếp và chơi đùa với bạn bè.
3. Bé khó khăn trong việc tuân thủ quy tắc
Đối với bé 3 tuổi thì khả năng nhận thức cũng như kiểm soát hành vi còn hạn chế. Bé sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa của những quy tắc được đặt ra. Từ đó khiến bé có thể quên các quy tắc của lớp học và cảm thấy khó khăn. Đây cũng là tâm sinh lý trẻ 3-4 tuổi có thể gặp phải.
4. Bé có thể gặp khó khăn trong việc tập trung
Trẻ 3 tuổi còn hạn chế về khả năng tập trung. Con rất dễ bị phân tâm bởi những thứ xung quanh. Vì thế, bạn hãy thật kiên nhẫn để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của con nhé.
>>> Xem thêm: 4 cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi để con tự lập
Tại sao ba mẹ cần thấu hiểu tâm lý trẻ 3 tuổi?
Có khi nào bạn tự đặt câu hỏi “Tại sao mình nên hiểu tâm lý trẻ chưa?”. Nhất là khi con bạn đã lên 3 tuổi. Nếu chưa, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
• Thấu hiểu tâm lý giúp trẻ phát triển toàn diện: Khi được ba mẹ hay người lớn thấu hiểu, bé sẽ cảm thấy an toàn và tự tin. Từ đó con phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần.
• Tăng cường mối quan hệ cha mẹ – con cái: Mối quan hệ giữa bố mẹ – con cái sẽ gắn bó với nhau hơn nhờ sự thấu hiểu. Bạn nên biết rằng đặc điểm tâm sinh lý trẻ 3-4 tuổi vẫn chưa nhận thức đúng mọi thứ. Nếu bạn bên cạnh lắng nghe và chia sẻ, bé chắc chắn cảm thấy an toàn và tin tưởng.
• Tự giải quyết vấn đề: Bé sẽ học được cách tự giải quyết những vấn đề của mình một cách hiệu quả nếu như ba mẹ thấu hiểu được bé đang nghĩ và muốn gì.
• Tự tin và độc lập: Sự thấu hiểu chính là liều thuốc tốt của ba mẹ dành cho bé. Nó giúp bé yêu cảm thấy được yêu thương và trân trọng. Từ đó con trở thành người tự tin và độc lập hơn.
Bí quyết thấu hiểu tâm lý trẻ 3 tuổi bạn nên biết
Bất cứ bố mẹ nào cũng mong muốn con mình luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Cho nên ở mỗi giai đoạn, bạn hãy là người đồng hành cùng con. Đừng để bé đơn độc, hãy thấu hiểu tâm lý của trẻ ngay từ khi mới bắt đầu lớn. Dưới đây là 6 bí quyết giúp bạn có thể thấu hiểu, làm bạn và đồng hành cùng con:
1. Quan sát và lắng nghe con
Không phải tất cả mọi đứa trẻ đều tâm sự với ba mẹ của mình. Và trường hợp nếu bạn không biết lắng nghe và quan sát có thể đẩy bé ngày một ra xa bạn. Cho nên dù công việc bận rộn đến đâu, bạn hãy dành thời gian bé. Như vậy bạn mới hiểu và biết được mong muốn, cảm xúc và suy nghĩ của bé.
2. Hãy đặt mình vào vị trí của bé
Nếu như bạn không phải là người trong cuộc chắc chắn sẽ không hiểu được vấn đề. Đó chính là lý do ba mẹ cần đặt mình vào vị trí của con, để cảm nhận mọi việc, từ đó mới hiểu được những gì bé đang trải qua, và cảm xúc của bé khi gặp phải.
>>> Xem thêm: Gợi ý 8 loại sách cho bé 3 tuổi bổ ích và thú vị
3. Tôn trọng và thấu hiểu cảm xúc của bé
Tâm lý trẻ 3 tuổi cũng khá phức tạp, có khi như một đưa trẻ ngây ngô nhưng đôi khi lại rất trưởng thành. Vì thế, bạn tránh làm tổn thương đến con và hãy thật bình tĩnh trong mọi sự việc. Ba mẹ cần thấu hiểu cảm xúc và tôn trọng cảm xúc của bé. Tuyệt đối không nên phớt lờ hay áp đặt suy nghĩ của mình cho con.
4. Giúp bé diễn đạt cảm xúc
Bạn hãy khuyến khích con sử dụng ngôn ngữ cụ thể để diễn đạt những cảm xúc của mình. Đồng thời hỗ trợ bé tìm cách giải quyết cảm xúc của mình theo hướng tích cực nhất.
5. Kiên nhẫn để thấu hiểu tâm lý trẻ 3 tuổi
Kiên nhẫn là điều mà bất cứ ba mẹ nào cũng cần phải có khi đối diện với bé lứa tuổi lên 3. Khi nghe bé nói về những cảm xúc của mình về vấn đề nào đó, ba mẹ hãy lắng nghe và giúp bé hiểu và điều chỉnh tâm lý hiệu quả.
6. Không so sánh con với những đứa trẻ khác
Tùy vào mỗi đứa trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau. Cho nên ba mẹ tuyệt đối không nên so sánh con với những bạn bè khác. Bởi nó có thể làm cho bé cảm thấy tự ti về bản thân.
Nuôi dạy con thông minh là một hành trình đầy thử thách và vô cùng ý nghĩa đối với bất cứ ai làm bố làm mẹ. Cho nên việc thấu hiểu tâm lý trẻ 3 tuổi chính là bí quyết để có thể hiểu và đồng hành cùng con. ILO tin rằng với tình yêu cùng sự thấu hiểu sẽ không có gì là khó đối với bạn khi muốn nuôi dạy con mình thành công.
>>> Xem thêm: Trẻ 3 tuổi nói chậm do đâu, làm thế nào để bé nói tốt hơn?