Nguyên nhân và cách chăm sóc hiệu quả khi trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm

trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm

Không chỉ trẻ sơ sinh, trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm cũng khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Vậy, ba mẹ đã biết cách xử lý và chăm sóc con hiệu quả trong trường hợp này chưa? Hãy cùng ILO tìm hiểu nguyên nhân cũng như các kiến thức cơ bản về vấn đề này nhé!

Nguyên nhân khiến cho trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm

Những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt nên dễ bị các mầm bệnh như virus tấn công. Trẻ bị ho và nôn về đêm cũng thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn này. Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ gặp phải vấn đề này là:

Trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm: Nguyên nhân sinh lý

Triệu chứng ho, nôn trớ là một biểu hiện sinh lý bình thường ở trẻ 3 tuổi. Hệ tiêu hóa của bé lúc này chưa hoàn thiện. Khi con ăn quá no, thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy lên cổ họng, dễ dàng gây nôn trớ. Đồng thời chúng kích thích niêm mạc họng và gây ho.

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể bắt gặp triệu chứng này trong trường hợp bé hiếu động, chạy nhảy, nô đùa quá mức. Những hoạt động này sẽ làm dạ dày co thắt. Về đêm, tư thế ngủ thay đổi đột ngột, nằm không thoải mái khiến con vặn mình, rướn người nhiều. Đây cũng là một nguyên nhân sinh lý gây ra các triệu chứng này.

cách trị ho cho trẻ 3 tuổi

>>> Xem thêm: Những giai điệu êm dịu cho bé giấc ngủ trọn vẹn

Trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm: Nguyên nhân bệnh lý

Khi loại trừ hết các trường hợp phản ứng sinh lý bình thường, trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm là dấu hiệu của các bệnh lý. Ba mẹ cần lưu tâm và xử trí kịp thời.

1. Bệnh lý hô hấp

Các bệnh lý liên quan hệ hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây ho cho trẻ nhỏ như viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi họng, hen phế quản… Đây còn là một trong những bệnh lý hay gặp nhất ở lứa tuổi này.

Nguyên nhân thường do virus, vi khuẩn, nấm hay các tác nhân vi khuẩn không điển hình. Trẻ càng nhỏ, khả năng nhiễm bệnh càng cao. Ho có thể là ho có đờm, ho khan, ho dai dẳng kéo dài và diễn tiến nặng, xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác.

2. Bệnh lý tiêu hóa

trẻ 3 tuổi bị ho và nôn

Các bệnh lý liên quan hệ tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng. Có thể kể đến một số bệnh như trào ngược dạ dày acid, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa…

Nhất là khi acid dạ dày trào ngược, chúng gây kích ứng cổ họng khiến trẻ nhỏ dễ ho và nôn. Đặc biệt, trào ngược acid dạ dày thường xuyên có thể gây đau họng. Trẻ dễ ho khan, hơi thở có mùi, cảm lạnh, thở gấp, khò khè, nhiễm trùng tai… Do đó ba mẹ không nên chủ quan.

3. Nhiễm virus, vi khuẩn

Trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm cũng là triệu chứng thường gặp khi cơ thể bị virus, vi khuẩn tấn công gây cảm cúm, cảm lạnh. Khoang mũi của bé lúc này sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy khiến chúng tràn xuống cổ họng, làm cho con buồn nôn và dễ bị ho.

4. Dị ứng thời tiết

Chưa kể dị ứng thời tiết, dị ứng bụi, thức ăn, phấn hoa hoặc các chất kích ứng khác cũng dễ khiến con ho và nôn trớ về đêm.

5. Bệnh lý khác

Đặc biệt, một số bệnh nguy hiểm và hiếm gặp cũng có triệu chứng ho, nôn trớ về đêm như viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết. Nếu triệu chứng này đi kèm với sốt cao, ngủ mê hay đổ nhiều mồ hôi sẽ có nguy cơ đe dọa không nhỏ đến sức khỏe của bé. Do đó, ba mẹ nên theo dõi sát sao khi con có những biểu hiện trên.

trẻ bị ho và nôn về đêm

Nhìn chung, ở giai đoạn lên ba, sức đề kháng trẻ còn yếu, cơ thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Vậy nên, cơ thể dễ nhiễm bệnh, triệu chứng cũng diễn tiến phức tạp hơn. Từ đó đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của con.

Ba mẹ nên trang bị kiến thức cơ bản để nhận biết nguyên nhân. Hoặc đưa con đến cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân, điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: 12 cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả

Cách xử lý khi trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm

Khi bé có các triệu chứng ho, nôn trớ khi ngủ, ba mẹ có thể xử lý nhanh chóng bằng cách áp dụng những biện pháp hữu ích sau đây:

1. Đặt trẻ ở tư thế phù hợp

Ba mẹ nên bế, áp ngực bé vào vai. Sau đó dùng tay vuốt nhẹ lưng bé từ trên xuống để giúp dịch vị đi xuống dạ dày. Trong trường hợp bé đang nôn, ba mẹ hãy để con nằm nghiêng hoặc ngồi nghiêng đầu về phía trước. Điều này nhằm tránh để thức ăn, dịch nôn tràn vào khí quản của con. Đến khi bé đã ổn định, ba mẹ nên đặt con nằm một cách dễ chịu, thoải mái nhất.

Cho bé nằm tư thế phù hợp.

2. Không nên bù sữa, thức ăn cho con ngay lập tức

Ba mẹ không nên cho con uống sữa ngay lập tức nếu con đã nôn hết lượng sữa đã uống trước đó. Hãy để con nghỉ ngơi đến khi con hoàn toàn ổn định.

Lúc này, ba mẹ có thể cho con uống từng chút sữa một, không uống quá nhiều, quá nhanh. Tương tự, ba mẹ cho con ăn những món mềm, dễ tiêu hóa, chia nhỏ thức ăn.

3. Bổ sung điện giải, bù nước cho bé

Trẻ cần uống đủ nước

Sau khi trẻ nôn, ba mẹ nên bù nước đầy đủ cho con. Bởi nôn mửa rất dễ làm mất chất điện giải và nước. Có thể cho con uống dung dịch chứa điện giải, uống nước đun sôi để nguội từng ngụm nhỏ, tránh gây sặc cho trẻ.

Đồng thời, ba mẹ nên tiếp tục theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của con. Nếu có những triệu chứng bất thường sau khi trẻ ho, nôn trớ, cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay.

>>> Xem thêm: Cách bỏ đói trẻ biếng ăn theo ý kiến chuyên gia

Cách chăm sóc, hạn chế trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm

Ba mẹ có thể tham khảo một số cách chăm sóc dưới đây để giúp trẻ thoải mái, nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ bé ho nôn trớ khi ngủ.

1. Chú ý giữ ấm cho trẻ

Với những trẻ đang bị ho và nôn trớ, ba mẹ cần giữ ấm cơ thể bé. Nhất là không nên bật điều hòa quá lạnh vào ban đêm. Với tiết trời mùa đông, cần chú ý giữ ấm kỹ càng đường hô hấp cho bé. Ra ngoài nên mặc thật ấm, mang tất, mũ, khăn quàng cổ và đeo khẩu trang.

trẻ em ho nôn là bệnh gì

2. Tăng cường sức đề kháng cho con

Ba mẹ có thể chủ động tăng cường sức đề kháng bằng cách cho con ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Sử dụng đa dạng thực phẩm: thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây… Đồng thời, hỗ trợ bé vận động phù hợp với lứa tuổi để giúp con có hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.

Vitamin C có nhiều trong cam, chanh.

Trẻ đang trong giai đoạn mắc các bệnh gây ho và nôn trớ về đêm. Ba mẹ nên khuyến khích con uống nhiều nước. Nước hoa quả sẽ rất tốt trong giai đoạn này. Chúng sẽ hỗ trợ cung cấp các khoáng chất, lượng nước và vitamin thiết yếu cho cơ thể.

>>> Xem thêm: Các thực phẩm bổ dưỡng, tăng chiều cao cho con

3. Thay đổi chế độ và chia nhỏ bữa ăn

Như đã chia sẻ ở trên, dạ dày trẻ 3 tuổi vẫn còn chưa thật sự hoàn thiện. Cơ thắt tâm vị yếu, vị trí dạ dày có thể còn nằm ngang. Chính vì vậy, ba mẹ chọn thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Thức ăn có độ đặc, lỏng phù hợp để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Từ đó giúp hạn chế cũng như phòng ngừa tình trạng trẻ bị ho nôn trớ.

Nhiều ba mẹ vì mong muốn con mau lớn, mũm mĩm mà vấp phải sai lầm. Đó là ép con ăn nhiều, quá no trong một bữa. Ba mẹ cần thay đổi chế độ ăn phù hợp để hệ tiêu hóa của trẻ thật sự khỏe mạnh, nhờ đó hạn chế các bệnh liên quan đến dạ dày.

Ba mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, đủ 5-6 bữa mỗi ngày. Trong đó có 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Đồng thời phân chia thời gian giữa các bữa ăn hợp lý, để cơ thể cũng như não bộ của con phát triển.

Chế độ ăn hợp lý.

Tóm lại, ba mẹ không nên quá lo lắng khi gặp trường hợp trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm. Hãy bình tĩnh xử lý các tình huống và theo dõi sát sao các biểu hiện của bé. Nếu triệu chứng kéo dài và ba mẹ không có khả năng xử lý, hãy mau chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

>>> Xem thêm: Các hoạt động, trò chơi giúp con phát triển sức khỏe, trí não toàn diện