9 cách đối phó khủng hoảng tuổi lên 3

khủng hoảng tuổi lên 3

Bỗng nhiên bạn nhận thấy con như một người khác, bướng bỉnh và lì lợm. Vậy thì có thể bé đang phải đối mặt với cơn khủng hoảng lứa tuổi. Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì, kéo dài trong bao lâu và cách đối phó ra sao? Trong bài viết này, hãy cùng ILO khám phá để có biện pháp thích hợp, giúp con nhanh chóng vượt qua khủng hoảng!

Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì ?

Khủng hoảng là khái niệm trong lĩnh vực tâm lý học, được đưa ra lần đầu tiên trong Lý thuyết về sự phát triển tâm lý xã hội của Erik Erikson. Theo ông, cuộc đời của mỗi người thường trải qua 8 giai đoạn và mỗi giai đoạn sẽ có một cuộc khủng hoảng đặc trưng.

Khủng hoảng tuổi lên 3 hay còn gọi là rối loạn tuổi lên 3. Đây là một hiện tượng tâm lý tự nhiên diễn ra trong quá trình phát triển của trẻ. Không phải đứa trẻ nào cũng có các biểu hiện khủng hoảng, một số bé trải qua cột mốc này êm ái. Song, một số trẻ lại có dấu hiệu khủng hoảng nghiêm trọng, khiến ba mẹ đau đầu.

Khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài bao lâu?

khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài bao lâu

Không một nhà tâm lý học trẻ em nào có thể đưa ra câu trả lời chính xác về sự khủng hoảng của trẻ 3 tuổi kéo dài bao lâu. Bởi vì điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

• Đặc điểm tính cách cá nhân của trẻ.

• Việc nuôi dạy con cái.

• Sự nỗ lực của các thành viên trong gia đình để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Thông thường, nếu bé 3 tuổi và bạn nhận thấy các dấu hiệu khủng hoảng ở độ tuổi này, thì trong hầu hết các trường hợp, tình hình sẽ bình thường hóa khi trẻ được 4 tuổi.

>>> Đọc thêm: Top 13 cách dạy con thông minh cha mẹ cần biết

Nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 3

Khủng hoảng tâm lý là quá trình phát triển tự nhiên. Khi bé được 3 tuổi, con bắt đầu nhận thức được nhiều điều, nhất là ý thức tự chủ. Đặc biệt bé biết rằng mình là một cá thể độc lập và có những quyền lợi nhất định.

Vì thế, bé muốn tìm hiểu và khám phá nhiều thứ xung quanh mình. Song, có những thứ nằm ngoài khả năng của con. Một khi khả năng không đáp ứng được với mong muốn sẽ gây ra sự khó chịu, quấy khóc, cáu gắt…

Hơn nữa, trước sự thay đổi dường như bất thường của bé, người lớn thường không thích nghi kịp. Điều này dẫn đến việc chưa có cách cư xử mềm mỏng mà thường muốn kiểm soát và la mắng con. Hậu quả khiến bé càng muốn “xù lông” lên để khẳng định bản thân.

khủng hoảng tuổi lên 3 là gì

Dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 3

Dưới đây là những dấu hiệu và biểu hiện đặc trưng của cơn khủng hoảng ở các em bé 3 tuổi:

• Phản ứng tiêu cực

Mẹ có thể nhận thấy con chống lại yêu cầu của người lớn. Biểu hiện của phản ứng tiêu cực là quấy khóc, ăn vạ, giận dỗi, đập phá… Điều này thường xảy ra khi bé không được đáp ứng yêu cầu và mong muốn của mình.

trẻ 3 tuổi bị khủng hoảng

• Tự ý

Lứa tuổi này bé đã bắt đầu muốn được tự thực hiện mọi thứ một mình. Có những việc vượt ra ngoài khả năng của con nhưng bé dường như vẫn “cứng đầu” muốn làm cho bằng được. Một khi không làm được, bé sẽ quấy khóc.

• Chống đối, phản kháng

Tâm lý trẻ lên 3 là thường phản ứng gay gắt hoặc có thái độ chống đối với yêu cầu của người lớn. Vì muốn khẳng định mình nên con không làm theo, dẫn tới hành vi ăn vạ, đập phá…

rối loạn tuổi lên 3

• Bướng bỉnh

Một khi sự đòi hỏi của bé không được người lớn đáp ứng, con sẽ có hành xử ngang ngược, bướng bỉnh và chống đối. Đôi khi đó không thực sự là những thứ bé muốn, nhưng con sẽ đòi nó bằng được. Đơn giản chỉ vì con muốn được ba mẹ chiều chuộng và đáp ứng mọi yêu cầu.

• Phá phách

Khủng hoảng ở lứa tuổi này có thể có biểu hiện bằng cách phá phách đồ đạc. Ngay cả đó là những món mà bé thích và thú vị đối với con.

>>> Đọc thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi: 10 kỹ năng quan trọng

Sai lầm của ba mẹ khi con bị khủng hoảng tuổi lên 3

Làm thế nào để đối phó với khủng hoảng của bé lứa tuổi lên 3 là điều mà nhiều mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia tâm lý, đây là một giai đoạn phát triển tự nhiên. Vì thế, điều quan trọng là ba mẹ cần thích nghi và có cách cư xử phù hợp.

Dưới đây là những điều không nên làm trong thời điểm “nhạy cảm” này của bé:

1. La mắng, quát nạt con

Nhiều người nghĩ rằng thái độ và hành vi của trẻ là hư. Do vậy, họ thường tức giận và không kiềm chế được hành động của mình. La mắng, quát nạt, thậm chí đánh đòn là những phản ứng thường gặp.

Song, đây không phải là những thứ có thể giúp bé nghe lời và dễ bảo hơn. Ngược lại, chính phản ứng này của người lớn sẽ khiến mọi thứ phản tác dụng. Con chỉ thêm ương bướng, chống đối và ngang ngạnh hơn mà thôi!

tâm lý trẻ lên 3

2. Áp đặt và kiểm soát bé

Các chuyên gia tâm lý khuyên ba mẹ rằng với những giai đoạn trẻ khủng hoảng, bạn đừng nên quá quy tắc. Hãy cho bé tự do nhiều hơn trong giới hạn hợp lý.

Đừng cư xử với bé một cách quá nghiêm khắc nhưng cũng không được quá dễ dãi. Áp đặt và kiểm soát con quá mức trong khi bé đang háo hức tìm tòi và khám phá mọi thứ chỉ khiến con trở nên bướng bỉnh.

Bé không hiểu được vì sao người lớn lại thường áp đặt, bắt bớ mình phải làm theo mệnh lệnh như vậy. Điều này dẫn tới thái độ khó chịu kèm hành vi chống đối.

3. Bảo vệ con quá mức

Một số bậc cha mẹ lo sợ bé gặp nguy hiểm trong quá trình con khám phá mọi thứ. Vì vậy họ có thái độ bảo vệ con quá mức. Song, điều này chỉ khiến bé cảm thấy bị kiểm soát, dẫn tới thái độ ương bướng.

Hãy để bé có thể phát triển thành một nhân cách độc lập bằng cách quan sát và chỉ can thiệp khi thấy bé có nguy cơ gặp điều bất trắc.

bảo vệ con quá mức

>>> Đọc thêm: 10 cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Ba mẹ cần làm gì để bé vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3?

Hiểu tâm lý trẻ 3 tuổi là một trong những điều quan trọng nhất giúp bé nhanh chóng vượt qua cơn khủng hoảng. Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý trẻ em khuyên các bậc cha mẹ nên:

1. Học cách lắng nghe trẻ

Một khi mẹ bình tĩnh, lắng nghe mong muốn và yêu cầu của bé, con sẽ cảm thấy mình được tôn trọng. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lý của lứa tuổi lên 3, con sẽ cảm thấy được xoa dịu và vui vẻ hơn khi biết người lớn đang lắng nghe những gì mình bày tỏ.

Tâm lý của trẻ 3 tuổi.

2. Kiên nhẫn giải thích cho con hiểu

Trước một đứa trẻ lúc nào cũng chực “xù lông”, bạn cần phải có một cái đầu lạnh. Cụ thể, ba mẹ phải là những người kiên nhẫn và bình tĩnh để giải thích cho con hiểu về thái độ và hành vi không đúng mực.

Chẳng hạn như trước tình huống con cắn hoặc đánh bạn, hãy nhẹ nhàng nói với con rằng việc con làm sẽ gây đau cho bạn, khiến bạn buồn và không muốn chơi với con nữa.

3. Đối phó với khủng hoảng tuổi lên 3: Làm gương cho bé

Sẽ có những giai đoạn của đợt khủng hoảng, trẻ làm bạn cảm thấy “phát điên”. Song, hãy bình tĩnh để làm gương cho con. Bởi vì đây cũng là giai đoạn mà bé quan sát và bắt chước hành vi của người lớn. Vì thế, hãy cư xử đúng mực, ôn hòa để làm hình mẫu cho trẻ.

Những lợi ích của việc cho trẻ học tiếng Anh sớm.

4. Đưa ra các lựa chọn

Trước một đứa trẻ cứng đầu và ương bướng, bạn càng thi gan với bé càng phản tác dụng. Thay vì quá cứng nhắc, mẹ có thể gợi ý cho bé một vài lựa chọn. Song, hãy tỏ rõ thái độ rằng không phải bé chỉ cần khóc lóc hoặc ăn vạ một chút là con sẽ được đáp ứng mọi thứ.

Ví dụ như khi con muốn một thứ đồ chơi nào đó trong siêu thị. Bạn nhận thấy rằng món ấy quá đắt đỏ hoặc không phù hợp với lứa tuổi của bé. Hãy đưa ra cho bé một số gợi ý về những món đồ chơi khác hữu ích hơn để con có cơ hội được lựa chọn.

5. Ôm con nhiều hơn

Phương pháp tiếp cận rất quan trọng khi dạy trẻ học tiếng Anh.

Đôi khi các cơn khủng hoảng xảy ra chỉ vì bé muốn được ba mẹ quan tâm và yêu thương nhiều hơn. Do vậy, ở giai đoạn này, bạn cần dành cho con nhiều cử chỉ quan tâm, yêu thương.

Ôm ấp và nói lời yêu với bé, ngay cả khi con có hành động thái quá chính là cách làm dịu bé, giúp con nhanh chóng ổn định tâm lý và biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho đúng mực.

>>> Đọc thêm: Cách bỏ đói trẻ biếng ăn theo ý kiến chuyên gia

6. Thường xuyên khen ngợi con

Mặc dù bạn sẽ nhận thấy bé giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 thường có nhiều hành vi chống đối, khóc lóc, ăn vạ… Song, đôi khi mẹ cần phớt lờ những điều tiêu cực này và chú trọng hơn vào những việc tốt của con.

Bởi vì trẻ 3 tuổi cũng thường thích được khen. Mỗi khi được ngợi khen con sẽ cảm thấy mình là một đứa trẻ ngoan, được mọi người yêu thương.

Chỉ cần khen con những việc đơn giản như bé biết cất đồ chơi vào giỏ, con biết nhận ra mình cắn bạn là sai… cũng khiến con trở nên ngoan hơn.

Khen ngợi con.

7. Cùng bé xây dựng quy tắc

Trong những giai đoạn bé khủng hoảng, mẹ và bé có thể cùng nhau ngồi lại để trò chuyện và thiết lập nội quy riêng dành cho con. Nội quy xây dựng phải được con đồng ý và vui vẻ thực hiện theo. Cách này làm cho con cảm thấy được tôn trọng, đồng thời giúp bạn xây dựng được cách nuôi dạy con dễ dàng hơn.

8. Áp dụng time-out để dạy bé khủng hoảng tuổi lên 3

Dễ dãi sẽ khiến bé càng có những đòi hỏi quá quắt hơn. Do vậy, bên cạnh việc mềm mỏng thì mẹ cũng cần có những biện pháp cứng rắn, chẳng hạn như sử dụng time-out.

Đây là phương pháp dạy con không đòn roi bằng cách áp dụng thời gian chờ. Hãy cho bé một quãng nghỉ để bé nhận ra hành vi và thái độ của mình là không đúng.

Sử dụng time-out khi bé không vâng lời.

Chẳng hạn khi con cư xử không đúng mực, la hét, ăn vạ… bạn nên đưa bé tới một góc yên tĩnh nào đó (nhưng phải đảm bảo an toàn) và để bé ở lại 3-5 phút hoặc cho tới khi con không còn la hét nữa.

Hãy nói với trẻ rằng: “Con hãy ở đây cho tới khi không còn khóc lóc, ăn vạ nữa. Mẹ sẽ quay lại nói chuyện với con chỉ khi con bình tĩnh”.

9. Tạo điều kiện cho bé thể hiện tính tự chủ

Ngoài những việc cần làm trên, ba mẹ cũng nên tạo điều kiện cho bé thể hiện sự độc lập và tự chủ của mình. Khuyến khích con làm những việc vừa sức như: tự dùng đũa, tự mặc áo, tự đi giày, xếp đồ vào ba lô đi học…

Mặt khác, hãy thường xuyên chơi các trò chơi bổ ích với bé, cho con gặp gỡ bạn bè và tham gia giao tiếp xã hội để phát triển nhận thức.

nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 3

Đừng vì những hành vi không đúng mực của giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 mà ba mẹ kìm hãm sự phát triển của bé. Nên nhớ rằng các phương pháp giáo dục của ba mẹ là rất quan trọng trong giai đoạn này. Hãy áp dụng 9 cách nêu trên để bé có thể phát triển đúng hướng, trở thành những cô bé, cậu bé biết vâng lời.