Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi & cách xử lý kịp thời

Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi & cách xử lý kịp thời

Nếu trẻ 4 tuổi nôn trớ kèm biểu hiện đau bụng, cảm thấy vị chua trong miệng thường xuyên thì có thể trẻ đang đối mặt với tình trạng trào ngược dạ dày. Mặc dù đây là triệu chứng không hiếm gặp nhưng cần được xử lý kịp thời. Cùng ILO tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi.

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Đó là một tình trạng tiêu hóa khi thức ăn và axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu.

Trào ngược có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em, thậm chí cả trẻ sơ sinh. Đó là triệu chứng thường gặp và gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Áp dụng các mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà có thể cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, một số trẻ cần được điều trị y tế nếu bệnh trở nặng.

>>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi do đâu? 5 cách chăm bé

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi

khám bụng cho bé

Trẻ bị trào ngược dạ dày thường do cơ LES (cơ thắt thực quản dưới) chưa trưởng thành dẫn đến yếu cơ. Cơ này hoạt động như một van giữa dạ dày. Chúng thường đóng kín nên thức ăn từ dạ dày không chảy ngược vào thực quản.

Với trẻ bị trào ngược, cơ này giãn ra không đúng lúc hoặc không đóng lại bình thường. Chất lỏng có tính axit từ dạ dày chảy ngược vào thực quản, ở phía sau cổ họng và chảy qua miệng, mũi.

Một số loại thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơ LES và khiến nó mở lâu hơn bình thường. Đó là sô cô la, nước giải khát có ga, thực phẩm giàu chất béo… Bên cạnh đó, thực phẩm làm tăng sản xuất axit trong dạ dày cũng gây trào ngược. Ví dụ như trái cây họ cam quýt giàu axit, cà chua, thức ăn cay…

Các loại thuốc và thực phẩm bổ sung cũng là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi. Ví dụ như thuốc kháng sinh tetracyclin và clindamycin, chất bổ sung sắt và kali, thuốc giảm đau…

Một số nguy cơ khác khiến trẻ bị trào ngược dạ dày: dị tật bẩm sinh, sinh non, hội chứng down, bại não, dị ứng thực phẩm, béo phì, tiếp xúc với khói thuốc lá, thực quản hẹp hoặc ngắn, viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan…

>>> Xem thêm: Cách chữa đầy bụng cho trẻ 3 tuổi hiệu quả ba mẹ nên biết

Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày

Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày

Chứng ợ nóng, còn gọi là chứng khó tiêu do axit, là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi. Chứng ợ nóng là cơn đau rát ở ngực bắt đầu sau xương ức và di chuyển lên cổ họng. Nhiều trẻ bị trào ngược dạ dày sẽ ho khan, thở khò khè hoặc khó nuốt thay vì chứng ợ chua thông thường. Dấu hiệu chung bao gồm:

• Ợ hơi

Đau bụng

• Nghẹt thở

Ho thường xuyên (nhất là về đêm)

• Khò khè

• Nhiễm trùng đường hô hấp trên thường xuyên (cảm lạnh)

• Nhiễm trùng tai thường xuyên

• Tiếng vang trong lồng ngực

• Đau họng thường xuyên vào buổi sáng

• Vị chua trong miệng.

Đôi khi, trẻ nhỏ không biết điều gì đang khiến con khó chịu nên có thể trở nên cáu kỉnh. Ngoài ra, các triệu chứng của trào ngược cũng thường giống với các triệu chứng của các bệnh về đường tiêu hóa khác. Do đó, bạn cần chú ý quan sát các dấu hiệu bé bị trào ngược dạ dày để tìm cách xử lý kịp thời.

>>> Xem thêm: 8 cách trị ho cho bé 4 tuổi hiệu quả nhanh chóng

Trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi gây ra tác hại gì?

Trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi nếu diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến:

• Các vấn đề về hô hấp như nghẹt thở, thở khò khè hoặc hen suyễn.

• Các đợt viêm phổi tái diễn thường xuyên.

• Sâu răng (đặc biệt là ở mặt răng trong), mặc dù đánh răng đều đặn.

• Nổi đỏ và kích thích ở thực quản, hay còn gọi là viêm thực quản.

• Tổn thương thực quản, có thể gây khó nuốt.

• Tăng cân chậm hoặc giảm cân.

Việc phát hiện và can thiệp sớm là cách hiệu quả để đối phó với chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi, 4 tuổi. Tham khảo ngay mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà mà bạn có thể thực hiện nhé!

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà

sữa chua

Một số thay đổi về lối sống và cách ăn thực phẩm có thể giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em.

1. Trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Bột yến mạch, bánh mì: Loại thực phẩm này rất hiệu quả trong việc giảm lượng axit dư thừa ở dạ dày. Chúng cũng giúp hạn chế những tổn thương do trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi gây ra.

Đậu, đỗ: Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ… chứa hàm lượng chất xơ cao cùng các amino acid… rất phù hợp với trẻ bị trào ngược dạ dày.

Chất đạm dễ tiêu: Thịt thăn lợn, cá góp phần giúp trung hòa axit, hạn chế các triệu chứng của bệnh.

Sữa chua: Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Ngoài ra, trong sữa chua có chứa men lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa rất tốt.

2. Không ăn gì để tránh trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi?

Tránh các thực phẩm và đồ uống gây ra triệu chứng trào ngược, chẳng hạn như sô cô la; thức ăn béo, chiên và cay; thực phẩm và nước sốt làm từ cà chua; trái cây và nước trái cây họ cam quýt; bạc hà.

3. Thay đổi trong sinh hoạt, mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Thay đổi trong sinh hoạt

• Chia nhỏ các bữa ăn của trẻ. Thực hiện bằng cách bổ sung thêm bữa ăn nhẹ vào giữa buổi nếu trẻ cảm thấy đói. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm trong một bữa ăn.

• Không cho trẻ nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn. Nên ăn trước giờ đi ngủ buổi tối ít nhất 3 giờ.

• Khuyến khích trẻ ngủ nghiêng nhiều hơn bằng cách kê gối cao hơn.

• Giữ cân nặng khỏe mạnh.

• Tránh khói thuốc lá vì có thể làm tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi trở nên trầm trọng hơn. Đừng để bất cứ ai hút thuốc gần con bạn.

• Nên mặc quần áo rộng rãi phần bụng.

>>> Xem thêm: Trẻ bị nổi mẩn ngứa phải làm sao? 5 bài thuốc hiệu quả

Thuốc trào ngược dạ dày cho bé

Nếu những mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà không đủ hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày của trẻ để điều trị GERD. Chúng bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn như:

• Thuốc kháng axit không kê đơn.

• Thuốc chẹn H2, làm giảm sản xuất axit: famotidine (Pepcid) và ranitidine (Zantac).

• Thuốc ức chế bơm proton (PPI), làm giảm lượng axit mà dạ dày tạo ra: omeprazole (Prilosec) và lansoprazole (Prevacid).

• Thuốc giúp dạ dày trống rỗng nhanh hơn: Prokinetic.

Nếu tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi vẫn không giảm khi dùng thuốc thì có thể can thiệp phẫu thuật. Ngoài ra, phẫu thuật còn được chỉ định trong một số trường hợp. Chẳng hạn, trẻ không tăng cân do nôn mửa, thường xuyên mắc các bệnh nặng về đường hô hấp như viêm phổi hoặc bị kích thích nghiêm trọng ở thực quản.

Bạn cần làm gì nếu nghi ngờ trẻ bị trào ngược dạ dày?

Bạn cần làm gì nếu nghi ngờ trẻ bị trào ngược dạ dày?

Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi thường là nôn mửa hoặc trào ngược. Trẻ có thể cảm thấy đau bụng, tức ngực, cảm giác có vật gì đó trào lên cổ họng, đau rát ở ngực hoặc tỏ ra cáu kỉnh, khó chịu.

Do đó, hãy khuyến khích trẻ mô tả cho bạn chính xác những gì trẻ đang trải qua. Nhất là khi trẻ có bất kỳ cảm giác khó chịu nào ở vùng ngực hoặc bụng. Nếu bạn nhận thấy bé bị trào ngược dạ dày kèm phản ứng nguy hiểm, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Các phản ứng như:

• Khó chịu vì trào ngược

• Ho, nghẹt thở, thở khò khè hoặc khó thở

• Nôn nhiều lần trong 24 giờ

• Có máu trong phân

Trẻ bị trào ngược dạ dày có thể lo lắng về các triệu chứng của mình. Hãy trấn an con rằng việc tránh những thứ gây ra triệu chứng và những thay đổi đơn giản khác có thể giúp con cảm thấy tốt hơn.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi cần được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng. Áp dụng một số mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cũng là cách hiệu quả giúp giảm bớt tình trạng này.

>>> Xem thêm: Gợi ý 9 món đồ chơi cho bé 4 tuổi phát triển toàn diện