12 cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả
Con bị ho vào ban đêm ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ của bé và khiến ba mẹ lo lắng. Ho lâu dài cũng là một trong những dấu hiệu bệnh lý mà bạn không được chủ quan. Hãy thử một số cách chữa ho cho bé khi ngủ để giúp con có giấc ngủ sâu và an lành.
Tại sao trẻ bị ho về đêm?
Trẻ nhỏ bị ho về đêm là do nhiều nguyên nhân. Rất có thể đó là do cảm lạnh, dị ứng, hen suyễn… Trước khi áp dụng các cách chữa ho cho bé khi ngủ, ba mẹ cần tìm hiểu lý do vì sao bé ho để có cách điều trị phù hợp.
Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến bé ho khi ngủ:
• Cảm lạnh: Nếu bé bị cảm lạnh, con sẽ ho khan kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi và đau họng. Chảy nước mũi xuống cổ họng khiến cho họng của bé có đờm. Và ho chính là cách mà cơ thể loại bỏ chất nhầy và đờm.
• Nhiệt độ thấp, không khí khô: Vào ban đêm, nhiệt độ thường xuống thấp hơn ban ngày. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, biên độ nhiệt ngày đêm có thể chênh nhau lên tới 10 độ C. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cùng với không khí hanh khô vào ban đêm khiến bé ho nhiều.
• Dị ứng: Dị ứng thời tiết hoặc bụi bẩn, lông thú… cũng là một trong những nguyên nhân làm bé ho khi ngủ. Các dấu hiệu của dị ứng là ho kèm sổ mũi, hắt hơi, ngứa mắt hoặc mũi.
• Hen suyễn: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ho vào ban đêm. Nếu con bị hen suyễn, cơn ho của bé thường có cảm giác rất khô và trở nặng hơn khi bé hoạt động nhiều.
• Viêm thanh quản: Nếu bé bị viêm thanh quản nặng, có thể con sẽ ho rất mạnh, thở rít và khàn giọng. Các triệu chứng thường nặng hơn vào ban đêm.
• Nhiễm trùng xoang: Bé bị cảm lạnh không khỏi hoặc dị ứng lâu có thể phát triển thành nhiễm trùng xoang. Mẹ hãy chú ý nếu bé thường bị ho nặng hơn vào ban đêm, kèm các dấu hiệu như nghẹt mũi kéo dài hơn 10 ngày, sốt nhẹ và đau ở một số nơi như hàm, mũi… thì con đang bị nhiễm trùng xoang.
• Ho do trào ngược: Dạ dày của bé thường nằm ngang vì nhỏ và thực quản ngắn nên rất dễ gây trào ngược. Tình trạng này xảy ra nhiều hơn nếu con vừa ăn no xong đã đi ngủ.
Ngoài những nguyên nhân trên, bé có thể ho khi ngủ vì viêm họng, cúm, nhiễm COVID-19…
>>> Đọc thêm: Mách mẹ 9 cách cai sữa đêm cho trẻ 2 tuổi bé ngủ thẳng giấc
Cách chữa ho cho bé khi ngủ
Bé bị ho khi ngủ phải làm sao là điều mà nhiều mẹ lo lắng. Nếu bạn đang phải đối mặt với vấn đề này, hãy tham khảo ngay 12 cách giảm ho cho bé khi ngủ mà ILO hướng dẫn sau đây nhé.
1. Kê cao đầu cho con khi ngủ
Một trong những cách giúp bé bớt ho khi ngủ là kê cao đầu cho con. Bởi vì khi đầu được kê cao, con sẽ dễ thở hơn và từ đó giúp giảm ho.
Nếu bé trên 1 tuổi, hãy dùng một chiếc khăn mỏng cuộn tròn lại và kê dưới lưng, vai và đầu để con có thể ngủ ở tư thế hơi dốc. Hoặc một cách đơn giản hơn là bạn chỉnh phần đệm ở phía đầu của con cao hơn phía chân.
2. Cách chữa ho cho bé khi ngủ: Cho bé uống nhiều nước
Nước giúp cơ thể chống lại bệnh tật và giữ cho đường thở ẩm, khỏe mạnh. Nước cũng làm loãng dịch nhầy, giúp loại bỏ chất nhầy dư thừa có thể gây ra ngứa họng, nghẹt mũi và ho.
Ba mẹ hãy chú ý cho bé uống đủ nước suốt cả ngày. Càng uống nhiều nước chất nhầy sẽ càng nhanh tống khỏi cơ thể. Điều đó đồng nghĩa với việc bé sẽ phục hồi nhanh hơn và ít ho hơn. Đặc biệt, trước khi đi ngủ nên cho con uống một ít nước ấm để làm long đờm, giúp giảm ho.
>>> Đọc thêm: 6 cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi hiệu quả
3. Dùng dung dịch xịt mũi hoặc nước muối nhỏ mũi
Làm sao cho bé hết ho khi ngủ? Sử dụng nước muối nhỏ mũi hoặc dung dịch xịt mũi để làm sạch và tan chất nhầy trong mũi.
Với những bé lớn, sau khi nhỏ mũi cho con, ba mẹ hướng dẫn bé xì mũi ra để thông thoáng đường thở. Đối với bé nhỏ, mẹ dùng dụng cụ hút mũi để hút thật sạch chất nhầy trong đường thở cho bé.
Đặc biệt, nếu con bị viêm họng và họng có đờm, bạn nên nhỏ thật nhiều nước muối để dung dịch chảy xuống làm sạch họng. Đặc biệt, mẹ đừng quên nhỏ mũi cho bé trước khi đi ngủ để giúp giảm ho.
Nếu trời lạnh, bạn có thể ngâm lọ nước muối vào trong nước ấm và nhỏ cho bé. Song, cần lưu ý đừng để nước muối quá nóng vì có thể làm bỏng con.
4. Cho bé tắm nước nóng hoặc xông hơi
Tắm nước nóng và xông hơi 15 phút trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy sẽ giúp giảm nghẹt mũi và ho. Hơi nước có tác dụng làm dịu tình trạng nghẹt mũi để con dễ thở hơn.
5. Cách chữa ho cho bé khi ngủ: Sử dụng tinh dầu
Mẹ có thể sử dụng một số loại tinh dầu như dầm tràm, dầu quế, dầu bạc hà… xoa vào ngực bé trước khi đi ngủ. Sau khi xoa dầu hãy dùng lòng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng và ngực của bé để giúp tiêu đờm. Việc làm đơn giản này sẽ giúp đường thở thông thoáng và bé ngủ ngon hơn.
>>> Đọc thêm: Dấu hiệu trẻ em 2 tuổi bị COVID-19 và cách chăm sóc tại nhà
6. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Độ ẩm thấp có thể gây viêm và làm khô lớp màng nhầy trong đường hô hấp, tăng nguy cơ bị cảm lạnh, cúm cũng như các bệnh nhiễm trùng khác như ho.
Các loại virus, vi khuẩn cũng tồn tại và dễ lây lan hơn trong điều kiện không khí khô. Việc tăng độ ẩm trong nhà sẽ khiến vi trùng ít có khả năng tồn tại rồi gây bệnh cho trẻ. Do vậy, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương để tăng độ ẩm cho không khí, giúp đường thở của bé ẩm và thông thoáng.
7. Chú ý nhiệt độ phòng ngủ và vệ sinh phòng sạch sẽ
Đôi khi nhiệt độ trong phòng quá thấp cũng khiến bé bị ho khi ngủ. Bạn chỉ nên duy trì nhiệt độ phòng ngủ của con khoảng 24 – 26ºC. Ngoài ra, để tránh tình trạng bé ho do dị ứng bụi bẩn, mẹ cần giữ cho phòng ngủ thoáng mát và sạch sẽ. Đảm bảo giường ngủ của bé không bị gió lùa.
8. Cách chữa ho cho bé khi ngủ: Sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ
Nếu thấy bé ho nhiều và kéo dài hơn 10 ngày kèm các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau ngực… bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Thông thường, thuốc ho không được khuyến cáo sử dụng cho bé dưới 6 tuổi. Song, các bác sĩ có thể cho bé sử dụng các loại thuốc để điều trị các loại bệnh gây ra ho như viêm thanh quản, viêm họng, hen suyễn…
9. Sử dụng mật ong trị ho
Với những bé nhỏ tuổi, ba mẹ nên áp dụng một số mẹo chữa ho khi ngủ bằng các bài thuốc thiên nhiên. Có rất nhiều bài thuốc dân gian từ nguyên liệu thiên nhiên giúp giảm ho hiệu quả và rất lành tính.
Một trong những cách chữa ho cho bé khi ngủ mà nhiều người áp dụng là dùng mật ong. Đối với trẻ từ 1-6 tuổi, một thìa mật ong có tác dụng như chất làm dịu cơn đau họng tự nhiên.
Hơn nữa, mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống nhiễm trùng và là phương thuốc tự nhiên giảm các triệu chứng ho khan. Vì thế, bạn nhớ cho bé uống 1 thìa cà phê mật ong trước đi đi ngủ hoặc pha vào một ít nước ấm hoặc sữa ấm cho bé dễ uống.
Lưu ý: Không cho bé dưới 1 tuổi uống mật ong vì có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do một số vi khuẩn có trong nguyên liệu thiên nhiên này gây ra.
>>> Đọc thêm: [Góc giải đáp] Bé khó ngủ thiếu chất gì? 7 vi chất cần thiết
10. Dùng gừng chữa ho
Gừng có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn rất tốt. Vì thế, nguyên liệu nhà bếp này thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa ho khan, ho có đờm, viêm thanh quản, viêm họng…
Cách chữa ho cho trẻ khi ngủ bằng gừng là bạn hòa 1/2 thìa nước cốt gừng pha cùng nước ấm hoặc sữa cho bé uống trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể cho bé uống trà gừng mật ong hoặc lấy gừng nấu nước ấm cho con ngâm chân trước khi ngủ.
11. Cách chữa ho cho bé khi ngủ: Chữa ho bằng quất (tắc)
Quả quất có vị chua, có khả năng tiêu đờm và làm sạch phổi. Nếu bé bị ho có đờm, ho khan và khản tiếng thì mẹ dùng quất sẽ rất hiệu quả.
Thực hiện bằng cách cắt đôi 3-5 quả quất (để nguyên hạt) rồi cho vào chén cùng một ít đường phèn hoặc mật ong chưng cách thủy trong vòng 15 – 20 phút. Chắt lấy nước quất và cho bé uống khi còn ấm. Mỗi ngày 2-3 lần uống nước quất chưng giúp giảm ho nhanh chóng.
12. Sử dụng quả lê chữa ho cho bé
Theo Đông y, lê có vị ngọt, có tác dụng bổ phế, long đờm, giảm ho. Các bài thuốc từ lê có thể chữa ho khan, ho có đờm dai dẳng.
Mẹ rửa sạch 1 quả lê, cắt nhỏ, cho vào chén cùng 2-3 thìa mật ong và hấp cách thủy trong vòng 25 – 30 phút. Sau đó chắt lấy nước lê cho bé uống 2-3/ngày.
Ngoài ra, có thể chưng lê cùng gừng, đường phèn, táo đỏ… để trị ho về đêm cho bé.
Trên đây là 12 cách chữa ho cho bé khi ngủ đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả. Để giúp bé giảm ho, ngủ ngon và phát triển toàn diện, bạn nhớ thực hiện những phương pháp này. Ngoài ra, nếu nhận thấy bé có dấu hiệu ho nhiều, không nên chủ quan mà nên cho con tới bệnh viện thăm khám.
>>> Đọc thêm: Mách mẹ 9 cách cai sữa đêm cho trẻ 2 tuổi bé ngủ thẳng giấc