Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn: Nguyên nhân và cách chăm sóc
Một số bà mẹ có con trong giai đoạn 2 tuổi gặp trường hợp trẻ ăn vào là nôn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé mà còn khiến ba mẹ cảm thấy lo lắng, bất an. Vậy, nguyên nhân do đâu trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn và cách khắc phục như thế nào? Mời bố mẹ cũng ILO đi tìm câu trả lời cho vấn đề rắc rối này.
Vì sao trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn?
Không như người lớn, trẻ nhỏ thường hay bị nôn. Bé nôn nhiều là do một số nguyên nhân sau:
1. Cho bé ăn quá nhiều
Bé 2 tuổi ăn vào là nôn có thể do ba mẹ ép con ăn quá nhiều. Dạ dày của trẻ còn bé, vì thế không chứa được nhiều thức ăn nên ăn quá nhiều sẽ bị nôn ói.
2. Bé bị ép ngủ sau khi ăn no
Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm có thể là do con vừa ăn no xong đã phải đi ngủ. Điều này là do khi vừa ăn xong đã phải nằm ngủ khiến dịch tiêu hóa tiết ra không đủ xử lý thức ăn, dẫn tới bụng trẻ ậm ạch và buồn nôn.
3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản khiến trẻ bị ho và mỗi lần ho khiến con bị nôn. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ ăn quá no hoặc ăn xong đi ngủ.
4. Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn do viêm dạ dày
Ở trẻ em, viêm dạ dày thường do virus rota gây ra. Tình trạng này làm cho trẻ nôn mửa và tiêu chảy có thể kéo dài đến một tuần.
5. Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn do tắc ruột
Nếu trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục không ngừng, ba mẹ nên nghĩ tới nguy cơ con bị tắc ruột.
6. Viêm ruột thừa
Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn có thể do con bị viêm ruột thừa. Nếu trẻ nôn kèm theo các dấu hiệu như sốt, đau bụng, mệt mỏi và chán ăn, thì đó có thể là những triệu chứng của viêm ruột thừa.
7. Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm
Dị ứng bất cứ thức ăn nào cũng khiến trẻ con 2 tuổi ăn vào là bị nôn. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm buồn nôn, nôn, chuột rút và tiêu chảy.
Không dung nạp đường sữa hoặc bệnh celiac cũng là nguyên nhân gây nôn mửa mãn tính, cứ lặp đi lặp lại trong nhiều tháng.
8. Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn do ngộ độc thực phẩm
Buồn nôn và nôn do ngộ độc thực phẩm thường đi kèm với đau bụng dữ dội và tiêu chảy. Tình trạng này làm cho trẻ nôn liên tục và rất mệt mỏi.
9. Nhiễm trùng
Trẻ em ăn vào nôn ra là bệnh gì? Trẻ ăn vào thường xuyên bị nôn trong một thời gian dài có thể là những dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ kèm các dấu hiệu như sốt, lờ đờ hoặc đau đớn thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng.
Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn có thể là do các nguyên nhân như con bị ho, viêm họng, bị Covid hoặc sử dụng một số loại thuốc gây nôn…
>>> Đọc thêm: 6 nguyên nhân trẻ 2 tuổi hay khóc đêm và 6 cách khắc phục
Cách xử lý và chăm sóc khi trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn
Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao? Có thể nói bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng hết sức lo lắng khi thấy trẻ bị nôn. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ bị nôn ói tại nhà mà các bác sĩ nhi khoa khuyên ba mẹ:
1. Bình tĩnh và theo dõi mức độ mất nước
Nhìn trẻ nôn thốc nôn tháo khiến người lớn lo lắng và thậm chí phát hoảng. Thế nhưng, các chuyên gia khuyên ba mẹ nên bình tĩnh và trấn an bé. Đặc biệt, cần theo dõi mức độ mất nước sau khi trẻ bị nôn.
Nôn trớ và tiêu chảy nghiêm trọng là nguyên nhân hàng đầu gây mất nước ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu mất nước đáng báo động bao gồm:
• Không có nước mắt khi khóc
• Không có tã, bỉm ướt trong 3 giờ
• Mắt trũng, má hóp
• Khô miệng, khô lưỡi
2. Bù nước cho trẻ
Tình trạng mất nước rất nguy hiểm, nếu nặng ba mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế. Bé bị nhẹ chỉ cần bù nước cho con ở nhà.
Bù nước là thay thế chất lỏng và chất điện giải bị mất. Để bù nước một cách an toàn cho trẻ nhỏ 2 tuổi, hãy cho con uống từng ngụm nước nhỏ cứ 15 phút một lần.
Đó có thể là nước lọc, sữa, nước canh, nước hoa quả, trà gừng ấm pha mật ong và đồ uống điện giải. Tránh nước ngọt có ga, nước trái cây đóng sẵn vì chúng nhiều đường khiến tình trạng nôn trầm trọng hơn.
3. Cho trẻ ăn lại sau khi nôn
Khi nào thì cho trẻ ăn lại sau khi bị nôn? Một số bác sĩ khuyên nên đợi tối đa tám giờ trước khi cho ăn nếu con bạn bị nôn do viêm dạ dày ruột. Các bác sĩ khác nói rằng bạn có thể tiếp tục và cho trẻ ăn một lượng nhỏ nếu con bạn nói rằng chúng đói ngay sau khi nôn.
Tùy vào tình trạng của từng bé mà ba mẹ có biện pháp cho ăn lại phù hợp. Nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp để cho trẻ ăn sau khi nôn ói. Hãy tránh các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, cũng như sữa quá nhiều đường.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Khám phá sự phát triển của trẻ 2 tuổi
4. Phòng ngừa lây lan
Dù chưa biết nguyên nhân trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn là do gì, nhưng ba mẹ cần phòng ngừa lây lan bằng cách lau sạch bãi nôn của con, xịt khử trùng sàn nhà và giữ con tránh xa những trẻ khác.
Đặc biệt, không dùng chung cốc, thìa, bát đĩa của con với những người khác. Tốt hơn hết hãy giặt quần áo và vật dụng của bé trong nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn.
5. Cho con nghỉ ngơi hoặc đi ngủ
Sau khi nôn, đặc biệt là nôn nhiều, bé 2 tuổi sẽ rất mệt mỏi. Vì thế, hãy cho con nghỉ ngơi hoặc khuyến khích con đi ngủ. Thế nhưng đừng để bé ngủ quá lâu và đừng quên đánh thức con dậy nếu ngủ quên.
Trẻ ngủ trong vòng vài giờ để dạ dày trống rỗng, giúp ngăn chặn cơn buồn nôn. Khi bé ngủ, ba mẹ mặc cho con quần áo thoáng mát và gối cao đầu để tránh trào ngược.
Bên cạnh những biện pháp xử lý và chăm sóc trẻ khi nôn trên, ba mẹ cần nhớ rằng tuyệt đối không cho trẻ 2 tuổi uống bất kỳ loại thuốc nào để ngăn cơn nôn ói, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Khám phá sự phát triển của trẻ 2 tuổi
Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn: Khi nào cần đi khám?
Nôn thường xuyên, liên tục và không rõ nguyên nhân cần đưa trẻ đi khám hoặc liên hệ bác sĩ nhi khoa để được tư vấn xử lý. Nếu các nguyên nhân không rõ ràng, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm máu và nước tiểu, cấy phân hoặc chụp X-quang.
Mặc dù nôn trớ ở trẻ nhỏ thường không nghiêm trọng, thế nhưng, nếu nhận thấy một số vấn đề sau, nên đưa trẻ đi bệnh viện:
• Có máu trong chất nôn hoặc nước tiểu
• Bé không được tỉnh táo, lờ đờ sau khi nôn
• Đau đầu hoặc cứng cổ
• Đau bụng dữ dội/đau khi đi tiểu
• Mạch đập nhanh và thở gấp
• Nôn kèm theo sốt cao
• Nếu bé lỡ ăn ăn uống phải chất độc hại hoặc ngã bị va đập vào đầu, cần đưa con tới phòng cấp cứu ngay lập tức.
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn. Điều quan trọng là ba mẹ cần theo dõi để tìm ra lý do đồng thời có cách chăm sóc kịp thời hoặc đưa tới bệnh viện nếu đó là tình trạng nguy hiểm.
>>> Đọc thêm: Top 10 đồ chơi cho trẻ 2 tuổi giúp bé thông minh, nhanh nhẹn