Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm do đâu, có nguy hiểm không?

Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm: Nguyên nhân và biện pháp xử lý

Trẻ bị nôn trớ về đêm là một vấn đề khó chịu mà nhiều cha mẹ gặp phải. Nguyên nhân do đâu và cách xử lý khi trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm là như thế nào? Đọc bài viết sau của ILO để trang bị các kiến thức cần thiết trong chăm sóc trẻ nhỏ!

Nguyên nhân trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm

Trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ đôi khi là hiện tượng bình thường. Thế nhưng, nôn liên tục về đêm có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nào đó. Dưới đây là 7 nguyên nhân khiến trẻ nôn về đêm:

1. Do trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ

7 nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị nôn vào ban đêm.

Trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ vào ban đêm có thể chỉ đơn giản là người lớn đã ép bé ăn quá no so với dạ dày của con. Ăn no cộng với việc phải đi ngủ ngay sau khi ăn khiến thức ăn không tiêu hóa hết, gây đầy bụng và nôn trớ.

Thông thường, nôn sau một bữa ăn no không khiến con trở nên khó chịu hoặc cáu gắt như tình trạng nôn do bệnh lý. Bé có thể ngủ ngay lại sau đó mà không quấy khóc.

>>> Đọc thêm: 6 nguyên nhân trẻ 2 tuổi hay khóc đêm và 6 cách khắc phục

2. Ngộ độc thực phẩm làm cho trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục có thể là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm. Những đồ ăn thức uống chưa được nấu chín, để quá lâu hoặc không đảm bảo an toàn thực phẩm là nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ nhỏ.

Cùng với nôn, ngộ độc thực phẩm có thể đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, chóng mặt, co thắt dạ dày, sốt, tiêu chảy và đổ nhiều mồ hôi.

3. Nhạy cảm với thức ăn

Nhạy cảm với thức ăn

Nhạy cảm với thực phẩm là điều xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bé phản ứng thái quá. Nếu con nhạy cảm với một thức ăn nào đó con có thể không có bất cứ triệu chứng nào trong vòng 1 giờ sau khi ăn.

Thế nhưng, ăn một bữa nhẹ trước khi đi ngủ hoặc ăn tối muộn có thể làm cho bé nhạy cảm thực phẩm bị nôn.

Nếu trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt hãy nghĩ xem bé đã ăn gì trong vài giờ trước khi đi ngủ. Một số thực phẩm có thể gây cho các bé quá mẫn cảm và bị nôn, đó là trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa (phô mai, váng sữa), thực phẩm từ bột lúa mì (bánh mì, bánh quy…), đậu nành.

4. Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm do trào ngược axit dạ dày

Trào ngược axit (ợ nóng) có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em 2 tuổi trở lên. Điều này không cần phải lo lắng. Trào ngược axit là lý do khiến trẻ nôn trớ thức ăn khó tiêu vào ban đêm. Bởi vì tình trạng này khiến cho cổ họng bị ngứa, gây ho và nôn ói.

Ba mẹ cần lưu ý rằng có một số thực phẩm tạo ra nhiều axit trong dạ dày như đồ ăn chiên rán, trái cây có múi, sô cô la, bạc hà… Nếu con thường xuyên bị trào ngược axit, con cũng có thể có các biểu hiện khác như đau họng, ho, hôi miệng, thở khò khè, thường xuyên nhiễm trùng tai…

>>> Đọc thêm: Top 20 loại sữa cho trẻ 2 tuổi chất lượng tốt, được tin dùng

5. Cúm dạ dày

Cúm dạ dày là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục.

Cúm dạ dày hay còn gọi là viêm dạ dày ruột, xảy ra do virus. Đây là một căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em và nó có thể tấn công bé bất cứ lúc nào trong đêm. Triệu chứng chính của bệnh cúm dạ dày là nôn.

Bên cạnh đó, khi bị virus tấn công, con có thể có các dấu hiệu khác như sốt nhẹ, tiêu chảy, co thắt dạ dày khó chịu, đau đầu.

6. Trẻ 2 tuổi bị ho và nôn về đêm

Trẻ 2 tuổi bị ho và nôn về đêm là tình trạng mà ba mẹ thường hay gặp. Bé thường bị ho nhiều vào ban đêm, kích hoạt phản xạ bịt miệng khiến con bị nôn. Điều này có thể xảy ra đối với cả ho khan và ho có đờm.

Ho khan thường khiến bé phải thở bằng miệng, dẫn tới cổ họng bị khô rát. Tình trạng khó chịu này gây ho thành các cơn liên tục và khiến trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm.

Mặt khác, ho có nhiều đờm khiến bé nôn nhiều hơn. Điều này là do trong khi ngủ, chất lỏng dư thừa có thể tích tụ trong dạ dày cũng như đường thở, gây buồn nôn và nôn.

7. Hen suyễn

Hen suyễn

Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn có thể là do hen suyễn. Các bé mắc chứng này thường thở khò khè và ho nhiều hơn vào ban đêm. Nguyên nhân là do đường hô hấp trở nên nhạy cảm khi con ngủ.

Hen suyễn dẫn tới nôn và tình trạng này tồi tệ hơn khi con bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Để biết con có bị hen suyễn hay không, ba mẹ có thể quan sát các dấu hiệu khác, chẳng hạn như thở khò khè, tức ngực, khó thở và thở thành tiếng…

>>> Đọc thêm: Dấu hiệu trẻ em 2 tuổi bị COVID-19 và cách chăm sóc tại nhà

Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm phải làm sao?

Thông thường, bé nôn khi đang ngủ luôn khiến ba mẹ cảm thấy lo lắng. Nhiều người sợ rằng chất nôn gây tắc đường thở, nguy hiểm tới con.

Để ngăn chặn tình trạng nguy hiểm này, các bác sĩ nhi khoa khuyên ba mẹ nếu gặp vấn đề bé nôn khi đang ngủ, cần để con nằm yên. Sử dụng gối kê cao đầu con đồng thời nghiêng qua một bên để tránh trào ngược hoặc hít sặc vào phổi.

Tuyệt đối không bế xốc con lên khi con đang nôn trớ, bởi vì điều này làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào trong phổi, gây sặc, tắc đường thở của con.

Khi thấy bé đã hết nôn, cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, thay quần áo và chăn ga (drap giường) khô ráo. Cho con súc miệng bằng nước ấm để loại bỏ các dịch nôn còn sót lại. Không cho con ăn bất cứ thứ gì sau khi nôn.

Tốt hơn hết, cho con uống từng ngụm nước nhỏ. Nếu thấy bé nôn nhiều, cần cho con uống dung dịch bù nước điện giải để ngăn ngừa mất nước.

Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm có nguy hiểm không?

Vì sao trẻ 2 tuổi bị nôn vào ban đêm?

Trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn hoặc bé bị nôn nhiều về đêm đều là những vấn đề khiến ba mẹ lo lắng.

Theo các chuyên gia, thường ở độ tuổi này nôn là do sự thay đổi sinh lý nên không phải là vấn đề nguy hiểm. Nếu bé nôn nhiều vào ban đêm trong khi ban ngày hoàn toàn khỏe mạnh, đừng lo lắng.

Buồn nôn hoặc nôn không phải lúc nào cũng là điều xấu, nó cũng có thể biến mất chỉ sau một thời gian ngắn.

Cụ thể, nôn không kèm các triệu chứng như đau bụng, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, khó thở, phát ban… thì đây là vấn đề không nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi thấy con có dấu hiệu nôn thường xuyên và liên tục kéo dài hơn 1 tuần, ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé thì đây là vấn đề bệnh lý, có thể gây nguy hiểm.

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ bị nôn về đêm khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục cần đến gặp bác sĩ thăm khám.

Nếu thấy bé nôn nhiều về đêm nhưng không sốt, chơi ngoan và mọi sinh hoạt đều bình thường thì nên để con ở nhà để chăm sóc và theo dõi thêm tình trạng của con.

Thế nhưng, nếu nhận thấy trẻ 2 tuổi nôn nhiều về đêm kèm các dấu hiệu sau, bạn nên cho con đi khám, đó là:

• Sốt từ 38,5°C trở lên

• Ho kéo dài dai dẳng, ho có tiếng rít lạ

• Ít đi tiểu hoặc không đi (do mất nước)

• Có máu trong phân

• Chóng mặt, đau họng

• Mệt mỏi, quấy khóc, ngủ li bì, đáp ứng chậm với các kích thích bên ngoài

• Nôn kèm tiêu chảy từ 3 ngày trở lên

Đặc biệt, nếu thấy con có các dấu hiệu nôn ra mật xanh, mật vàng, nôn ra máu hoặc kèm các dấu hiệu đau bụng dữ dội thì cần đưa con đi cấp cứu ngay lập tức.

>>> Đọc thêm: Mách mẹ 6 cách đối phó với tình trạng khủng hoảng tuổi lên 2

Các biện pháp ngăn ngừa trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm

Cách chăm sóc trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm.

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng bé bị nôn khi ngủ? Thông thường nếu là nôn do bệnh lý thì cần phải điều trị tận gốc. Ba mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau để ngăn ngừa việc nôn trớ cho con:

• Tránh cho con tiếp xúc với các chất gây dị ứng như lông, bụi, phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá.

• Tuyệt đối không cho con ăn thực phẩm có thể gây trào ngược vào bữa tối hoặc trước khi ngủ. Nếu bé bị nhạy cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thứ gì, cần tuyệt đối không được cho con ăn, đặc biệt là vào ban đêm.

• Không cho con ăn nhiều trước khi đi ngủ. Tốt hơn hết, nên dành 20-30 phút để bé vận động nhẹ nhàng giúp tiêu hóa thức ăn sau đó mới đi ngủ. Ưu tiên sử dụng đồ ăn, thức uống dễ tiêu hóa cho con vào ban đêm.

• Giữ ấm cho con, điều chỉnh nhiệt độ phòng để bé không bị ho hoặc gặp các vấn đề về đường hô hấp.

Tóm lại, trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm nhưng vẫn khỏe mạnh vào ban ngày thì không phải là vấn đề nghiêm trọng. Phần lớn các bé gặp tình trạng này sẽ tự hết. Tuy vậy, người lớn cũng không được chủ quan mà cần theo dõi con sát sao, đồng thời có biện pháp can thiệp kịp thời.