[GÓC GIẢI ĐÁP] Trẻ 2 tuổi bụng to có sao không?
Một đứa bé có bụng to thường rất đáng yêu, ai cũng cưng nựng. Thế nhưng, đôi khi bụng to bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Vậy, trẻ 2 tuổi bụng to có sao không? Hãy cùng ILO đi tìm câu trả lời cho vấn đề bụng cóc ở trẻ em nhé!
Tại sao trẻ bụng to?
Vì sao bé bụng to và trẻ 2 tuổi bụng to có sao không là vấn đề mà một số mẹ còn thắc mắc và lo lắng. Theo các bác sĩ nhi khoa hàng đầu thế giới, trẻ bụng to có thể là do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có những nguyên nhân là bình thường nhưng cũng có một số là do căn bệnh nào đó gây ra.
Dưới đây là lý do vì sao bé bụng to:
1. Trẻ 2 tuổi bụng to có sao không? Do con ăn no
Em bé bụng to có thể là do con ăn quá nhiều so với sức chứa của trẻ. Một khi con ăn quá nhiều trong khi dạ dày còn nhỏ sẽ gây tình trạng bụng phệ ra. Điều này là bình thường và bụng của bé sẽ xẹp lại sau khi thức ăn được tiêu hóa.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi cần bổ sung vitamin gì để phát triển toàn diện?
2. Trẻ 2 tuổi bụng to có sao không? Do vị trí của dạ dày
Vào khoảng sinh nhật thứ hai, dạ dày của bé sẽ chuyển dần từ vị trí nằm ngang sang vị trí thẳng đứng. Sự thay đổi này đôi khi gây tình trạng bụng cóc ở các em bé.
3. Cấu tạo của cơ thành bụng và xương sống
Ruột của các em bé thường dài hơn so với kích thước ổ bụng. Hơn nữa, cơ thành bụng của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn toàn. Do vậy bụng của con sẽ nhô ra so với kích thước cơ thể.
Mặt khác, ở trẻ nhỏ, cấu trúc cột sống còn mềm, dẫn tới có độ cong. Điều này làm cho thành bụng nhô ra. Tình trạng này sẽ biến mất khi con lớn lên.
4. Trẻ 2 tuổi bụng to có sao không? Do đầy hơi
Trẻ sơ sinh bụng to thường là do con nuốt phải không khí, điều này cũng có thể xảy ra với những em bé 2-3 tuổi.
Khi không khí tích tụ trong dạ dày sẽ khiến bụng bé phình lên cho tới khi con xì hết hơi ra. Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi, chẳng hạn như uống đồ uống có gas, uống nhiều nước ép trái cây, nhai không đúng cách, ăn quá nhiều chất xơ…
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn: Nguyên nhân và biện pháp xử lý
5. Trẻ 2 tuổi bụng to có sao không? Do táo bón
Em bé bụng bự có thể là dấu hiệu của táo bón. Nếu trong một thời gian dài con không đi vệ sinh nặng thì bụng bé sẽ phình ra do phân lấp đầy đại tràng. Điều này giống với người lớn nên bạn chỉ cần quan sát tình trạng đi ngoài của con.
Ngoài ra, khi táo bón, bé cũng thường có các dấu hiệu như:
• Thành bụng cứng
• Đau bụng
• Phân rắn và đóng khuôn to
• Khó đi ngoài, mỗi lần đi bị đau
6. Suy dinh dưỡng hoặc chế độ ăn uống không cân bằng
Đôi khi bạn sẽ bắt gặp một đứa trẻ gầy gò nhưng bụng phệ hay còn được gọi là bụng cóc. Điều này là do trẻ ăn uống thiếu các chất như đạm, sắt, các vitamin và chất dinh dưỡng khác… Kết quả là cơ thể giữ nước, khiến cho dạ dày bị đầy hơi.
Ngoài ra, trẻ bụng to cũng có thể là do con ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Không tiêu thụ hết chất đạm, chất béo và đường từ những thức ăn này khiến chúng tích tụ lại, gây tình trạng bụng phệ và béo phì ở trẻ nhỏ.
7. Trẻ 2 tuổi bụng to có sao không? Do cơ thể giữ nước
Sử dụng một số loại thuốc hoặc bị bệnh thận cũng khiến cơ thể giữ quá nhiều nước. Tình trạng này lâu dài dẫn tới bụng to.
8. Mắc bệnh celiac (không dung nạp gluten)
Không dung nạp gluten hoặc dị ứng là nguyên nhân gây ra bệnh celiac. Nếu mắc bệnh này, bé sẽ có bụng to kèm với đau bụng.
Ngoài những nguyên nhân khiến bé bụng to vừa nói trên thì ngủ không đủ giấc cũng có thể là lý do. Thiếu ngủ gây mất cân bằng nội tiết tố, gây tình trạng tích tụ mỡ quanh vùng bụng.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm do đâu, có nguy hiểm không?
Trẻ 2 tuổi bụng to có sao không?
Bụng trẻ sơ sinh to phần lớn là bình thường và không cần phải lo lắng. Thế nhưng, trẻ em bụng to có sao không?
Đối với trẻ lớn, ngoài những nguyên nhân bình thường không đáng lo ngại như ăn no, đầy hơi, cấu tạo của dạ dày… thì có đôi khi bụng to bất thường là dấu hiệu đáng chú ý.
Các chuyên gia nhận định rằng bụng phệ ở trẻ mới biết đi là phổ biến và cho tới khi 3 tuổi bụng con sẽ thon gọn và cân đối hơn. Do vậy, nếu nhận thấy con đã đến tuổi đi học mẫu giáo nhưng vẫn còn tình trạng bụng cóc thì bạn nên cho con đi khám.
Làm thế nào để biết trẻ bụng to là nguy hiểm?
Muốn biết được chiếc bụng “ông địa” của bé có bình thường hay không và trẻ 2 tuổi bụng to có sao không, các bác sĩ khuyên ba mẹ cần căn cứ vào các yếu tố sau:
1. Trẻ 2 tuổi bụng to có sao không? Bụng bé có cứng không?
Trẻ 3 tuổi bụng to có sao không? Người lớn khi bụng phệ thường rất mềm, đó là do tích mỡ bụng. Thế nhưng, ở trẻ em đôi khi bụng to và sờ vào thấy rất cứng.
Nếu bạn nhận thấy điều này ở bé thì đây là tình trạng đáng lo ngại. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như táo bón mãn tính, gan hoặc lá lách bị sưng tấy hoặc có khối u ở bụng đang phát triển…
2. Bụng to có kèm tiêu chảy không?
Nếu bụng bé to kèm các dấu hiệu về tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài thì bạn nên nghĩ tới nguy cơ bé mắc bệnh celiac. Đây là tình trạng dị ứng với protein gluten có trong một số loại thực phẩm như lúa mì, lúa mạch… dẫn tới niêm mạc ruột bị phá hủy.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biếng ăn: Nguyên nhân và 9 biện pháp khắc phục
3. Con có thường bị đau bụng hoặc sốt không?
Trẻ 2 tuổi bụng to có sao không? Nếu bé bụng cóc có kèm các dấu hiệu như thường xuyên đau bụng, sốt thì bạn nên cho con đi khám. Đây có thể là biểu hiện của các vấn đề tiềm ẩn như viêm, nhiễm trùng…
4. Bé có phát triển tốt hay không?
Một đứa bé bụng cóc, chậm lớn và còi cọc có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu protein nghiêm trọng hay còn gọi là mắc suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor).
Một khi bé mắc bệnh này, con cũng có thể có các dấu hiệu khác như tóc dễ rụng, đa đỏ hoặc hay bong tróc, chân bị ứ nước và sưng lên.
Biện pháp chăm sóc bé bụng to
Nếu như bé bụng to chỉ là do những nguyên nhân bình thường và không đáng lo ngại thì ba mẹ cần thay đổi chế độ chăm sóc để giúp con cải thiện điều này.
ILO gợi ý tới ba mẹ một số cách đơn giản như sau:
• Cho bé tắm nước ấm hoặc chườm ấm để giảm đầy hơi.
• Thường xuyên cho con vận động, hạn chế ngồi một chỗ xem tivi hoặc các thiết bị điện tử để thức ăn dễ tiêu hóa.
• Massage bụng nhẹ nhàng cho con với một ít tinh dầu để giúp giải phóng không khí trong bụng, giúp bé thoải mái hơn.
• Nếu bé còn bú bình thì cần loại bỏ bọt trong sữa để ngăn ngừa đầy hơi.
• Tránh cho con uống nước ép có gas, đồ uống, trái cây bán sẵn nhiều đường.
• Đảm bảo cho con ăn cân bằng dinh dưỡng. Không cho con ăn quá no, hạn chế thực phẩm cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ. Tăng cường trái cây và rau xanh trong chế độ ăn.
ILO vừa giải đáp thắc mắc “trẻ 2 tuổi bụng to có sao không”. Nếu nhận thấy em bé bụng to kèm các dấu hiệu bất thường như sốt, chán ăn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, rối loạn giấc ngủ… ba mẹ không nên chủ quan mà cần cho con đi khám sớm.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Khám phá sự phát triển của trẻ 2 tuổi