Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày là do đâu?

Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày là bị gì?

Con đi ngoài nhiều là một trong những vấn đề khiến ba mẹ lo lắng, đặc biệt là với các bé lớn. Vậy, trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày có phải là biểu hiện của bệnh lý gì không? Tìm hiểu tần suất đại tiện của trẻ độ tuổi này cũng như các vấn đề mà con có thể gặp phải cùng ILO nhé.

Trẻ 2 tuổi đi ngoài bao nhiêu lần mỗi ngày là bình thường?

Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm?

Việc trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày không phải là hiếm gặp. Dưới đây là thống kê về tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mỗi ngày.

• Trẻ 0-3 tháng bú mẹ: 2-3 lần

• Trẻ 0-3 tháng uống sữa công thức: 2 lần

• Bé 6-12 tháng: 2 lần

• Bé 1-3 tuổi: 1-2 lần hoặc đi ngoài cách ngày

• Bé 4 tuổi trở lên: 1 lần

Thông thường, tình trạng đi ngoài của bé 1-3 tuổi được coi là bình thường khi con đi ngoài đều đặn hàng ngày, một ngày hai lần hoặc cách một ngày đi một lần; phân bé thải ra mềm và đóng khuôn.

Thế nhưng, nếu bé đi đại tiện hơn 3 lần/ngày, thì đó là biểu hiện của việc trẻ đi ngoài nhiều lần. Ngược lại, nếu mỗi tuần con đi ngoài ít hơn 4 lần thì đó là dấu hiệu của táo bón.

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm do đâu, có nguy hiểm không?

Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Trẻ đi 3 lần/ngày là nhiều.

Trẻ 2 tuổi bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, cụ thể là nhiều hơn 3 lần, đó có phải là dấu hiệu của bệnh gì không? Theo các chuyên gia, đi ngoài quá nhiều cùng với phân lỏng và có nước trong phân chính là dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy.

Tiêu chảy ở trẻ em có 2 dạng:

Tiêu chảy cấp: Bé đi ngoài phân lỏng kéo dài ít hơn 14 ngày. Tình trạng này kèm theo các dấu hiệu khác như con quấy khóc, mệt mỏi, ốm yếu, sốt, buồn nôn, nôn…

Tiêu chảy mãn tính: Đây là tình trạng đi ngoài phân lỏng kéo dài hơn 14 ngày. Tình trạng này thường xảy ra ở bé mới biết đi, bắt đầu từ 6-30 tháng tuổi và thường kết thúc khi bé được 5 tuổi.

Bé 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày do tiêu chảy cấp là trình trạng đáng lo lắng và cần được chăm sóc y tế khi thấy dấu hiệu nguy hiểm. Ngược lại, tiêu chảy mãn tính không đặc hiệu ở trẻ nhỏ và không cần phải lo lắng.

Bởi vì hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ mới biết đi, làm cho bé có thể đi tiêu phân lỏng từ 2 đến 6 lần mỗi ngày, nhưng bé vẫn có thể vui vẻ, khỏe mạnh và tăng cân. Các bác sĩ nhi khoa cho rằng đây là tình trạng bình thường và bé sẽ tự khỏi mà không gây sụt cân hoặc tăng trưởng kém.

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy

Nguyên nhân trẻ đi ngoài nhiều lần?

Bên cạnh táo bón, tiêu chảy cũng là vấn đề mà nhiều trẻ nhỏ gặp phải. Tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con, khiến cho các bậc phụ huynh hoang mang, lo sợ.

Bé bị tiêu chảy thường do các nguyên nhân sau:

1. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp

Nguyên nhân của tình trạng này thường là do con ăn phải thực phẩm bẩn, nhiễm khuẩn hoặc do virus gây ra.

Khi sử dụng đồ ăn, thức uống không đảm bảo vệ sinh, bé dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn như e.coli, campylobacter, salmonella, shigella… Sau khi vào cơ thể trong vòng vài giờ, những vi khuẩn này xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa, khiến bé buồn nôn, nôn mửa và đi ngoài phân lỏng.

Virus rota thường gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là dịp đầu xuân và mùa đông. Ngoài ra, enterovirus cũng là một loại virus tấn công đường ruột trẻ nhỏ, hoạt động mạnh vào mùa hè.

Tất cả những yếu tố này dẫn tới trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày và là vấn đề đáng lo ngại.

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biếng ăn: Nguyên nhân và 9 biện pháp khắc phục

2. Nguyên nhân gây tiêu chảy mãn tính

Tiêu chảy khiến trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần.

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiêu chảy mãn tính ở trẻ 2 tuổi vẫn chưa rõ ràng, nhưng có thể là do một số thức ăn di chuyển nhanh hơn qua ruột kết – phần cuối cùng trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể.

Ngoài ra, tiêu chảy mãn tính còn do:

• Viêm mạn tính đường tiêu hóa hay còn gọi là bệnh viêm ruột. Chẳng hạn như bệnh bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.

• Nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng (nguyên nhân thường gặp ở các nước đang phát triển).

Bệnh celiac: dạng bệnh do cơ thể không dung nạp gluten (một loại protein trong lúa mì, lúa mạch).

• Bé mắc hội chứng ruột kích thích.

Bên cạnh đó, tiêu chảy mãn tính ở bé mới biết đi có thể do một số nguyên nhân hiếm gặp hơn như thiếu kẽm, u thần kinh nội tiết, rối loạn đường tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan.

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Khám phá sự phát triển của trẻ 2 tuổi

Nên làm gì nếu trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày?

Nên cho trẻ ăn cháo, soup khi bị tiêu chảy.

Bé đi ngoài quá nhiều lần trong ngày hoặc bị tiêu chảy cấp có thể khiến cho cơ thể con mất nước. Tình trạng kéo dài gây kiệt sức, nguy hiểm tới tính mạng. Để đảm bảo an toàn cho bé, bạn nên áp dụng một số cách chăm sóc bé như sau:

• Kiểm tra lại chế độ ăn uống của con xem đã đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay chưa.

• Khi bé đi ngoài nhiều lần, cần cho con ăn thực phẩm giàu dưỡng chất. Ưu tiên những món loãng như cháo, súp… Nếu bé đi ngoài nhiều kèm nôn thì nên kiêng ăn đồ ăn đặc, rắn.

• Bổ sung dung dịch bù nước bằng đường uống (ORS) theo chỉ dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ nếu nhận thấy bé có dấu hiệu tiêu chảy nặng, mất nước.

• Ngừng cho bé uống nước trái cây, nước ngọt, thay vào đó là nước lọc đun sôi để nguội. Bởi vì nước trái cây có đường sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

• Hãy áp dụng một số cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày bằng phương pháp dân gian. Đó là cho con uống nước gạo lứt rang, nước cháo muối, nước hồng xiêm, trà vỏ cam; ăn súp búp ổi non, súp cà rốt…

>>> Đọc thêm: Tiêu chí chọn sách cho trẻ 2 tuổi và top 10 sách hay cho bé

Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày: Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Cho trẻ đi khám bác sĩ khi có biểu hiện nặng.

Trẻ 2 tuổi bị đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không và khi nào cần đi gặp bác sĩ? Đưa bé tới bệnh viện ngay lập tức nếu nhận thấy một trong các dấu hiệu dưới đây:

• Bị tiêu chảy và sốt với nhiệt độ cao hơn 39°C

• Miệng khô, bé khóc nhưng không có nước mắt, tiểu ít, nhịp tim nhanh (biểu hiện mất nước)

• Phân màu đen hoặc có máu

• Trẻ lơ mơ, mắt trũng xuống, không đáp ứng với các kích thích

Đây là những biểu hiện của việc tiêu chảy nặng, có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Do vậy ba mẹ không được lơ là, chủ quan. Nếu nhận thấy bé có các dấu hiệu nguy hiểm, không được tự ý mua thuốc uống mà cần đưa tới bệnh viện.

Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày, bạn cần để ý sát sao cũng như theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của con. Tuyệt đối không để tình trạng này xảy ra trong thời gian dài. Mặt khác, nên hướng dẫn con rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa tiêu chảy.

>>> Đọc thêm: Top 10 đồ chơi cho trẻ 2 tuổi giúp bé thông minh, nhanh nhẹn