Nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay khóc đêm và cách khắc phục

trẻ 3 tuổi hay khóc đêm

Trẻ hay giật mình, khóc đêm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Hơn nữa, tình trạng này kéo dài còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của ba mẹ. Vậy, nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là gì? Làm sao để cải thiện hiệu quả tình trạng này? Ba mẹ cùng ILO tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Nhận biết biểu hiện trẻ 3 tuổi hay khóc đêm

Ba mẹ có thể nhận biết con mình có đang trong tình trạng giật mình khóc đêm qua những dấu hiệu sau đây:

Bé hay khóc vào ban đêm: Đây là dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất. Bé thường xuyên giật mình, khóc vào ban đêm và sáng sớm. Tình trạng này được xem là bất thường khi kéo dài liên tục nhiều đêm.

Bé thức giấc nhiều lần trong đêm, cựa quậy, vặn mình hoặc bé khóc mỗi khi tỉnh giấc.

Con có cảm giác sợ hãi, bất an, lo lắng và không muốn rời ba mẹ vào mỗi đêm. Hoặc mỗi lần tỉnh giấc, bé thường kể về những cơn ác mộng đã gặp phải.

Con thay đổi hành vi, có phản ứng khác lạ vào ban đêm như tỉnh giấc trong vô thức, nói mớ, mộng mị. Ngoài ra, bé có phản ứng thái quá, gắt gỏng, khó chịu khi được ba mẹ vỗ về, an ủi.

tại sao trẻ 3 tuổi hay khóc đêm

Trẻ 3 tuổi hay giật mình khóc đêm dẫn đến thiếu ngủ, gây ra mệt mỏi, giảm sự tập trung và ảnh hưởng đến tâm lý của bé lẫn ba mẹ. Hiện tượng khóc đêm liên tục cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, nếu nhận thấy con khóc đêm kéo dài kèm theo những dấu hiệu trên, ba mẹ không nên chủ quan.

Lúc này, ba mẹ cần đi tìm câu trả lời vì sao trẻ 3 tuổi hay khóc đêm bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ. Từ đó có phương án khắc phục kịp thời, giúp con ngon giấc, phát triển khỏe mạnh.

Tại sao trẻ 3 tuổi hay khóc đêm?

Có nhiều nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc, giật mình và khóc đêm liên tục.

1. Bé bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3

vì sao trẻ 3 tuổi hay khóc đêm

Khi bé 3-4 tuổi gặp phải tình trạng quấy khóc vào ban đêm rất có thể con đang trong thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3 nói chung và khủng hoảng giấc ngủ nói riêng.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng, bé 3 tuổi bắt đầu nhận thức về bản thân là một cá thể độc lập. Do đó, con bắt đầu muốn tự do, tự chủ trong một số việc hàng ngày. Điều này vô tình kéo theo những phản ứng tiêu cực của con như cáu gắt, không nghe lời ba mẹ, bướng bỉnh…

Không chỉ vậy, giai đoạn khủng hoảng này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Bé gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ, thường xuyên tỉnh giấc và quấy khóc giữa đêm.

Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ trong độ tuổi này chưa hoàn thiện. Bé hiếu động, vui chơi, hoạt động quá mức vào ban ngày sẽ khiến não bộ kích thích, hưng phấn vào buổi tối. Điều này dễ khiến con ngủ không ngon giấc, dễ giật mình, thức giấc.

2. Lịch sinh hoạt và môi trường ngủ thay đổi khiến trẻ 3 tuổi hay khóc đêm

nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay khóc đêm

Bé ngủ quá nhiều vào ban ngày, ham chơi bỏ qua giấc ngủ trưa, không có lịch trình ngủ rõ ràng và hợp lý là những nguyên nhân giảm chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.

Ngoài ra, những yếu tố khách quan từ môi trường ngủ như nhiệt độ, tiếng ồn, ánh sáng… khiến con không thể thoải mái, hay thức giấc và quấy khóc giữa đêm.

>>> Xem thêm: Trẻ 3 tuổi nói chậm do đâu, làm thế nào để bé nói tốt hơn?

3. Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm do gặp phải vấn đề về sức khỏe

đo nhiệt độ từ khoang miệng.

Một số bệnh lý, vấn đề sức khỏe cũng là lý do ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé. Đặc biệt là các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu, sốt, viêm họng…

Những vấn đề sức khỏe làm con khó chịu, mệt mỏi dẫn đến quấy khóc như một dấu hiệu thông báo để ba mẹ giúp đỡ, an ủi mình. Trong trường hợp bé khóc dữ dội kèm theo các dấu hiệu bất thường như ho liên tục, nôn mửa… ba mẹ nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có phương pháp can thiệp kịp thời.

4. Cơ thể thiếu vi chất dẫn tới bé 3 tuổi hay quấy khóc ban đêm

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì? Những vi chất như canxi, vitamin, magie… là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của con. Chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật. Tuy cơ thể trẻ chỉ cần lượng nhỏ vi chất nhưng nếu thiếu thành phần này, bé rất dễ suy dinh dưỡng, khó ngủ, hay khóc về đêm, biếng ăn.

trẻ 3 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì

Bé thiếu canxi là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 3 tuổi hay giật mình khóc đêm. Theo đó, canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương. Thiếu canxi khiến cơ thể con nhức mỏi, trằn trọc, rướn người, khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ sâu giấc.

Thiếu vitamin D: Đây là thành phần giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi. Trẻ thiếu vitamin D cũng sẽ có biểu hiện tương tự thiếu canxi. Đồng thời, thiếu hụt vitamin D có thể ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ làm bé ngủ không sâu, hay giật mình, tỉnh giấc.

Bé thiếu magie: Đây là chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp, giúp thư giãn tinh thần. Nếu thiếu hụt magie, bé có thể trở nên kích động, căng thẳng và khó ngủ. Ngoài mất ngủ, biểu hiện của cơ thể thiếu magie là bé lười chơi, mí mắt co giật, hay buồn chán và thường mắc các bệnh liên quan đến da.

Làm thế nào khắc phục tình trạng trẻ 3 tuổi hay khóc đêm?

Để khắc phục tình trạng bé hay giật mình, khóc đêm, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

Tạo môi trường ngủ thật sự yên tĩnh và thoải mái cho bé: ba mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của con thoáng đãng, sạch sẽ, yên tĩnh với nhiệt độ và ánh sáng vừa phải. Những yếu tố này sẽ góp phần giúp con dễ dàng đi vào giấc và ngủ ngon.

Xây dựng lịch trình và thói quen ngủ hợp lý cho con: ba mẹ nên thiết lập một lịch trình ngủ cố định cho con cả vào ban ngày lẫn ban đêm. Việc ngủ vừa đủ vào ban ngày giúp con có đủ năng lượng vui chơi, học tập và dễ đi ngủ vào buổi tối.

Ngoài ra, một lịch trình cố định và đều đặn trước khi đi ngủ như vệ sinh cá nhân, hát ru, đọc truyện… sẽ giúp con thư giãn, não bộ và cơ thể dễ dàng nhận biết, điều chỉnh thời điểm buồn ngủ. Từ đó con dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngon giấc và ngủ xuyên đêm.

mẹ và con

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực đơn đa dạng và khoa học để đảm bảo đủ chất cho cơ thể. Đặc biệt chú ý cung cấp đầy đủ các vi chất là nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay khóc đêm: canxi, vitamin D, magie…

Trẻ 3 tuổi hay giật mình khóc đêm không chỉ gây ảnh hưởng đến con mà còn đến chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt, tâm lý và sức khỏe của ba mẹ. Tuy nhiên, ba mẹ cần kiên nhẫn, dành thời gian an ủi, vỗ về, nhất là mỗi lần con giật mình, quấy khóc. Điều này sẽ giúp con cảm thấy an toàn, được yêu thương và dễ đi vào giấc ngủ.

Nếu ba mẹ đã đảm bảo các yếu tố trên mà tình trạng trẻ 3 tuổi hay khóc đêm kéo dài vẫn không được cải thiện, cần đưa con đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ, có biện pháp can thiệp sớm.