Trẻ 3 tuổi tiêm phòng dại có ảnh hưởng gì không? Những điều cần biết

trẻ 3 tuổi tiêm phòng dại có ảnh hưởng gì không

Nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ từ 3-4 tuổi thường xuyên chơi đùa, tiếp xúc với chó mèo. Nếu chẳng may con bị chúng cắn rách da, chảy máu, hoặc bị chó nghi dại liếm vào các vùng da trầy xước… ba mẹ sẽ vô cùng lo lắng. Vậy có nên cho trẻ 3 tuổi tiêm phòng dại? Bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng dại? Trẻ 3 tuổi tiêm phòng dại có ảnh hưởng gì không? ILO sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về bệnh dại đối với trẻ 3 tuổi

Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến do virus có trong động vật gây ra. Virus này thường lây sang người nếu tiếp xúc với nước bọt hoặc bị động vật mắc bệnh cắn. Sau đó, chúng sẽ tấn công trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương dẫn đến nguy cơ gây tử vong gần như 100%.

Đối với trẻ 3 tuổi, giai đoạn này con chưa có khả năng nhận biết nguy hiểm và phòng vệ trước các nguy cơ bị loại virus này xâm nhập. Mặt khác, bé thường rất thích thú khi tiếp xúc và chơi đùa với chó – một trong những loại động vật phổ biến và gần gũi có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại cao. Do đó, trường hợp bé bị chó nghi dại cắn hoặc dính nước bọt qua vết liếm, hoàn toàn có khả năng nhiễm virus bệnh dại.

trẻ 3 tuổi tiêm phòng dại có ảnh hưởng gì không về trí tuệ

Giống như người lớn, sau khi bị chó dại cắn, trẻ thường chưa có triệu chứng cụ thể. Các biểu hiện như đau đầu, sốt, mệt mỏi, ảo giác, co giật, sợ nước, tê liệt… sẽ xuất hiện rõ ràng khoảng vài tuần, lâu hơn là vài tháng.

Tuy nhiên, hiện nay có chưa thuốc đặc trị bệnh lý này. Giải pháp an toàn là tiêm phòng dại để bảo vệ cơ thể bé trước nguy cơ bị phơi nhiễm. Ngoài ra, bé cũng có thể tiêm phòng dại sau phơi nhiễm để ngăn chặn sự di chuyển và tấn công của virus dại lên não theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Vậy, trẻ 3 tuổi tiêm phòng dại có ảnh hưởng gì không? Cùng ILO tiếp tục tìm hiểu.

>>> Xem thêm: 5 hình thức dạy tiếng Anh cho bé 3 tuổi hiệu quả

Thời gian trẻ 3 tuổi tiêm phòng dại khi bị chó cắn

Vắc xin phòng dại có khả năng nhận diện, kích hoạt hệ thống miễn dịch và tạo ra kháng thể tiêu diệt virus dại. Tuy nhiên, vắc xin chỉ có hiệu quả tối ưu trước khi cơ thể bị phơi nhiễm. Trong trường hợp virus bệnh dại tấn công đến não, bé xuất hiện các biểu hiện xấu thì vắc xin hoàn toàn không có khả năng cứu chữa, dẫn đến tử vong.

Do đó, nếu chẳng may bé bị động vật cắn, cụ thể là chó cắn, ba mẹ cần đưa con đi tiêm phòng dại càng sớm càng tốt. Bạn không nên chủ quan dù con chưa có triệu chứng bất thường nào.

tiêm phòng dại có hại không

Mặt khác, ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ bé bị động vật dại cắn, ba mẹ phải rửa sạch vết thương cho con dưới vòi nước sạch. Đồng thời, dùng dung dịch sát khuẩn, cồn hay thậm chí là xà phòng để làm sạch vết thương lần nữa. Nếu ba mẹ thực hiện các bước này trong vòng 15 phút từ thời điểm bé bị chó cắn sẽ có hiệu quả tốt nhất.

Sau đó, ba mẹ nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng dại và điều trị bằng huyết thanh kháng dại. Theo khuyến cáo của cơ quan y tế, 24 – 48 giờ sau khi bị động vật cắn là thời gian vàng để điều trị dự phòng bệnh dại.

Đặc biệt, virus dại phát tán rất nhanh nếu bé bị động vật tấn công nặng tại các vị trí mặt, cổ, đầu, mạch, vùng sinh dục. Do đó, ba mẹ cần phải nhanh chóng, gấp rút đưa con tiêm phòng dại trong trường hợp này. Có nhiều trường hợp, dù đã tiêm ngừa nhưng virus phát tán nhanh, thuốc chưa kịp phát huy tác dụng trẻ đã gặp phải trường hợp xấu nhất.

Ngoài ra, động vật mang mầm bệnh dại thường không sống quá một tuần. Trong quá trình thực hiện tiêm phòng dại, ba mẹ có thể theo dõi động vật gây ra vết thương cho con để chủ động có phác đồ tiêm phù hợp.

Nếu sau 10 ngày, con vật đó vẫn sống khỏe mạnh, đồng nghĩa là không có virus bệnh dại lây nhiễm sang bé. Ba mẹ có thể cho con dừng tiêm mũi tiếp theo. Để an tâm, bạn hãy tham khảo ý kiến, hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp ngược lại, con vật có triệu chứng dại, ốm hoặc mất tích, ba mẹ nhất định phải cho con tiêm đủ liều để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh.

>>> Xem thêm: Những bài hát hay và thú vị cho trẻ 3 – 4 tuổi

Trẻ 3 tuổi tiêm phòng dại có ảnh hưởng gì không, có hại không?

Dại là một bệnh lý hiếm gặp. Do đó nhiều ba mẹ thường lo lắng trẻ 3 tuổi tiêm phòng dại có ảnh hưởng gì không. Theo các chuyên gia y tế, câu trả lời cho vấn đề này là không. Bản chất của vắc xin phòng dại là từ virus dại bất hoạt đã chết nên không thể gây bệnh dại. Vì vậy, nguy cơ gây ra các tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ sau khi tiêm phòng dại hầu như không có. Có thể khẳng định, vắc xin an toàn cho trẻ 3 tuổi.

Những phản ứng sau tiêm xuất hiện như đau, đỏ, sưng, ngứa tại vị trí tiêm… được đánh giá nhẹ nhàng và không đáng lo. Ngược lại, nếu trẻ bị chó cắn mà không tiêm phòng dại có thể đánh đổi bằng cả tính mạng.

vắc xin

Tiêm huyết thanh phòng dại cho trẻ 3 tuổi có ảnh hưởng gì không?

Trẻ 3 tuổi tiêm phòng dại có ảnh hưởng gì không? Đây là một dung dịch màu vàng nhạt hoặc không màu, có nguồn gốc từ huyết thanh (huyết tương) của người hoặc ngựa. Huyết thanh kháng dại có chứa kháng thể kháng virus bệnh dại. Loại này được chỉ định tiêm cho bệnh nhân có vết thương mức độ III để điều trị dự phòng bệnh dại mà chưa được tiêm vắc xin phòng dại trước phơi nhiễm.

Cách điều trị bệnh dại duy nhất hiện nay là tiêm đồng thời huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại. Áp dụng phương pháp này, kháng thể trong huyết thanh sẽ phát huy tác dụng trung hòa, làm chậm quá trình lan tỏa virus dại trong cơ thể. Nhờ đó, cơ thể bé 3 tuổi sẽ được bảo vệ cho tới khi các kháng thể kháng dại được sản sinh sau khi tiêm vắc xin phòng dại.

tiêm huyết thanh phòng dại có ảnh hưởng gì không

Cụ thể, huyết thanh kháng dại được sử dụng kết hợp với vắc xin phòng dại để điều trị dự phòng khi bé không may gặp các trường hợp sau:

• Bé bị chó dại, mèo hoặc các động vật dại khác cắn, cào rách các vùng da trên cơ thể.

• Nước bọt của chó, mèo… nghi dại dính vào vùng niêm mạc mắt, mũi, miệng, bộ phận sinh dục của con.

• Động vật bị dại hoặc nghi ngờ dại liếm vào vùng da trầy xước, vết thương hở, chảy máu của bé.

Lợi ích của huyết thanh kháng dại rất lớn trong việc hạn chế, phòng ngừa nguy cơ phát dại. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý thực hiện tiêm ngừa, điều trị theo phác đồ của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho con.

Cách chăm sóc trẻ 3 tuổi sau khi tiêm phòng dại

Sau khi bé tiêm vắc xin phòng dại, ba mẹ cần cho con nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời, ba mẹ cần theo dõi con sát sao, nếu xuất hiện các phản ứng phụ nghiêm trọng như sốt, dị ứng, đau nhức… cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Ngoài ra, nếu trẻ bị chó dại tấn công, chắc chắn sẽ hoảng loạn. Do đó, ba mẹ cần trấn an và xoa dịu nỗi sợ để con dễ dàng quay trở lại nhịp sinh hoạt, học tập thường nhật. Một số cách để giảm căng thẳng cho bé như an ủi, vỗ về, cùng con vui chơi nhẹ nhàng, đọc truyện cho con nghe…

bé 2 tuổi nặng bao nhiêu kg

Những thông tin ILO chia sẻ trên đây chắn hẳn đã phần nào giúp ba mẹ giảm bớt nỗi băn khoăn, lo lắng trẻ 3 tuổi tiêm phòng dại có ảnh hưởng gì không. Có thể kết luận, trẻ 3 tuổi tiêm phòng dại hầu như không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển của con.

Mặt khác, tiêm phòng dại là phương pháp duy nhất giúp bảo vệ con khỏi hậu quả bất lực và đau đớn. Do đó, ba mẹ nên tiến hành tiêm vắc xin dại cho con càng sớm càng tốt nếu bé bị động vật cắn hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của động vật nghi dại nhé.

>>> Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi hiệu quả