Lưu ngay 5 cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần tiếp thu nhanh chóng
Cặp sách mới tinh, đồng phục thơm phức và hành trình học tập thú vị đang chờ đón bé trước ngưỡng lớp 1. Đi cùng với đó là vô vàn nỗi lo của ba mẹ. Trong đó, không ít ba mẹ băn khoăn làm thế nào để giúp con nhanh chóng thuộc bảng chữ cái, đánh vần thành thạo, đọc viết lưu loát. Những cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần ILO gợi ý dưới đây sẽ giúp bé hào hứng và nhanh chóng đánh vần thành thạo.
6 cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả
Dạy trẻ lớp 1 học đánh vần là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng không kém phần thú vị. Ba mẹ có thể áp dụng các cách sau để giúp bé đánh vần đúng chuẩn và thành thạo:
1. Dạy bé lớp 1 thuộc lòng bảng chữ cái tiếng Việt
Nền tảng đầu tiên và quan trọng nhất để con đánh vần và ghép vần chính là thuộc bảng chữ cái. Bảng chữ cái tiếng Việt có tận 29 chữ, khá nhiều so với bé 5 – 6 tuổi. Do đó, ba mẹ cần kiên nhẫn và hỗ trợ con học thuộc.
Có nhiều cách giúp bé hào hứng học và nhanh chóng thuộc bảng chữ cái như:
• Học bảng chữ cái qua những tấm flashcard có hình ảnh minh họa sinh động
• Học chữ cái qua bài hát, bài thơ, tranh, sách, truyện
• Dạy chữ cái cho bé qua các ứng dụng điện tử, website
• Học bảng chữ cái thông qua các trò chơi.
Ngoài ra, ba mẹ có thể vừa dạy bé chữ cái, vừa dạy bé những hình ảnh liên quan đến chữ cái và gần gũi với con. Ví dụ như chữ O gắn với hình ảnh tròn như quả trứng gà, chữ A gắn với hình ảnh ba, chữ M với hình ảnh mẹ, chữ C với cá, cái ca…
Ba mẹ cần dạy bé phát âm chữ cái đúng chuẩn. Nếu bé phát âm chưa đúng hoặc theo thói quen vùng miền, ba mẹ cần điều chỉnh ngay. Điều này giúp quá trình học đánh vần, ghép vần của bé sau này thêm dễ dàng, đúng chuẩn.
2. Phân biệt nguyên âm, phụ âm để dạy trẻ lớp 1 đánh vần
Sau khi làm quen và thuộc lòng bảng chữ cái, ba mẹ cần dạy bé cách phân biệt nguyên âm, phụ âm.
Theo đó, 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt được chia thành 12 nguyên âm đơn và 17 phụ âm đơn. Để dạy cách đánh vần cho trẻ lớp 1, ba mẹ còn phải giúp con nhận biết và phân biệt thêm các nguyên âm đôi, phụ âm ghép.
Cụ thể như sau:
Nguyên âm:
• 12 nguyên âm đơn gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y
• 8 nguyên âm đôi gồm: ia – iê, ya – yê, ua – uô, ưa – ươ
Phụ âm:
• 17 phụ âm đơn trong bảng chữ cái tiếng Việt: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
• 11 phụ âm ghép gồm: qu, gi, tr, ph, nh, th, ch, kh, ng, gh, ngh.
>>> Xem thêm: Cách dạy trẻ chậm nói dễ áp dụng, giúp bé nhanh nói
3. Học thuộc các dấu thanh, cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần
Có 6 dấu thanh trong hệ thống chữ cái tiếng Việt con cần học thuộc để đánh vần, ghép tiếng. Đó là thanh ngang, huyền, sắc, ngã, hỏi, nặng. Ba mẹ cần lưu ý dạy con cách phân biệt các trường hợp sử dụng, vận dụng cho đúng, nhất là đối với thanh hỏi và ngã.
4. Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần lần lượt từ đơn giản đến phức tạp
Sau khi con đã nhận biết và thuộc lòng bảng chữ cái, bao gồm nguyên âm, phụ âm, dấu thanh thì việc dạy trẻ đánh vần trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, ghép vần vẫn là cấp độ khó đối với trẻ lớp 1. Ba mẹ không nên nóng vội, hãy kiên trì dạy con ghép vần từ đơn giản đến phức tạp. Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần là bạn hãy bắt đầu dạy con ghép tiếng chỉ có âm đầu và âm chính trước. Tiếp theo sẽ lần lượt đến tiếng có âm đầu – âm đệm – âm chính – âm cuối.
Ví dụ:
• Ba: Bờ – a – ba/ ba
• Bàn: A – nờ – an, bờ – an – ban – huyền – bàn/ bàn
• Bảng: A – ngờ – ang, bờ – ang – bang – hỏi – bảng/ bảng
Ba mẹ cũng có thể dạy con lần lượt từng phụ âm có thể ghép với các nguyên âm nào, dấu thanh nào để tạo thành từ có nghĩa. Chẳng hạn phụ âm b có thể có thể ghép với các nguyên âm và dấu thanh tạo thành các từ như ba, bà, bò, bố, bé, bê, bi; phụ âm c có thể ghép với các nguyên âm và dấu thanh tạo thanh các từ ca, cá, cà, có, cô, cờ… Cách dạy trẻ vào lớp 1 đánh vần này sẽ giúp bé nhanh chóng tiếp thu, dễ nhớ và tạo thành một phản xạ tự nhiên khi đọc viết, phát âm.
>>> Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi đầy đủ theo bộ Y tế
5. Áp dụng các phương pháp học đánh vần một cách sáng tạo
Thay vì chỉ dạy con đánh vần theo cách truyền thống, ba mẹ có thể sáng tạo, áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến để giúp bé tăng hứng thú, học chữ cái và đánh vần hiệu quả hơn.
• Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần thông qua trò chơi: nối chữ, đoán chữ, điền chữ cái vào chỗ trống, nhìn hình đoán chữ…
• Sử dụng các thẻ flash chứa chữ cái, vần kèm hình ảnh minh họa sống động, gần gũi với bé.
• Dạy cách đánh vần cho trẻ lớp 1 thông qua các ứng dụng (app) như Kiến Guru, Học Vần Tiếng Việt, Viet Kids – Học Tiếng Anh & Tiếng Việt Cho Bé…
• Website, các chương trình trực tuyến trên YouTube cũng là công cụ hiệu quả giúp bé học đánh vần.
• Học đánh vần qua bài hát vô cùng hữu ích và thú vị. Một số bài hát các bé yêu thích có lượt xem “khủng” trên YouTube như: Bé vui học vần on an, Bảng chữ cái Việt Nam, Học bảng chữ cái ABC, Bài hát chữ A…
6. Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần: thường xuyên ôn tập và khích lệ bé
Ba mẹ đừng quên thường xuyên cho con ôn lại kiến thức cũ song song với việc tiếp thu kiến thức mới. Làm bài tập, đặt câu hỏi, chơi trò chơi… là những cách ba mẹ có thể giúp con ôn tập, ghi nhớ sâu kiến thức hơn.
Bên cạnh đó, ba mẹ nên thường xuyên động viên, khích lệ, đưa ra các lời khen khi con đánh vần, ghép vần tốt. Hãy tạo cho con tâm lý thoải mái, tuyệt đối không la mắng, đòn roi để ép buộc con.
Những sai lầm ba mẹ dễ mắc phải khi dạy trẻ đánh vần sớm
Lo lắng con chậm phát triển, thua kém bạn bè đồng trang lứa, ba mẹ thường có tâm lý dạy con đánh vần sớm, nhồi nhét khối lượng kiến thức lớn so với khả năng của con. Điều này thực sự không mang lại hiệu quả, đôi khi còn phản tác dụng.
Dưới đây là một số sai lầm thường mắc phải khi ba mẹ dạy cách đánh vần cho trẻ lớp 1 quá sớm:
• Gây căng thẳng, áp lực cho bé: Việc ép buộc trẻ đánh vần khi chưa sẵn sàng hoặc không cảm thấy hứng thú sẽ khiến con căng thẳng, áp lực. Nhất là ba mẹ la mắng, dùng đòn roi khi con không hiểu bài, không nhớ, đánh vần chưa đúng. Trẻ trong độ tuổi này cần được học tập kết hợp vui chơi và khám phá sẽ hiệu quả sớm.
• Làm giảm sự sáng tạo và khả năng phát triển tư duy của trẻ: Trẻ 6 – 7 tuổi có khả năng sáng tạo, tò mò khám phá, tư duy hình ảnh, ngôn ngữ và ghi nhớ rất tốt. Tuy nhiên, bạn cho con tập trung học đánh vần quá sớm có thể hạn chế cơ hội và sự phát triển tự nhiên này của bé.
• Tạo cảm giác nhàm chán, mất tập trung: Trẻ nhỏ thường có khoảng thời gian tập trung ngắn. Học đánh vần quá lâu, khô khan khiến con cảm thấy nhàm chán, mất tập trung.
Trên đây là các cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần đúng đắn, phù hợp. Hy vọng các thông tin trên sẽ hữu ích cho ba mẹ.
>>> Xem thêm: 8 cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm nhanh chóng, chính xác