Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi đầy đủ theo Bộ Y tế
Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch không chỉ giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch, phát triển khỏe mạnh mà còn góp phần ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng. Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi theo khuyến cáo của Bộ Y tế dưới đây giúp ba mẹ dễ dàng theo dõi và thực hiện đúng các mũi tiêm cần thiết cho bé.
Vì sao phải tuân thủ lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi?
Bằng cách đưa vào cơ thể một lượng vắc xin vừa đủ, tiêm chủng giúp kích thích đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể đối với từng vi khuẩn, virus, kháng nguyên gây bệnh. Do đó, tiêm chủng là phương pháp phòng bệnh được đánh giá đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất để ngăn chặn và loại bỏ nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Hệ miễn dịch của trẻ thường non yếu, dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bại liệt, uốn ván, viêm màng não, sởi, quai bị, viêm não Nhật Bản… Do đó, trẻ em từ 0 – 12 tuổi là đối tượng cần được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
Hiện nay, có rất nhiều loại vắc xin đã được kiểm định hiệu quả và an toàn trong việc phòng một số bệnh cho trẻ em như:
• Vắc xin phòng các bệnh do vi khuẩn gây ra: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, lao, thương hàn, tả, dịch hạch, viêm màng não.
• Vắc xin phòng bệnh do virus gây ra: Bại liệt, quai bị, sởi, cúm, dại, rubella, viêm gan siêu vi trùng, viêm não Nhật Bản.
Thực hiện đúng các mũi tiêm cho bé sẽ giúp con khỏe mạnh hơn, ít ốm vặt. Từ đó xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc để phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ. Đồng thời, tiêm phòng đầy đủ cũng giúp ba mẹ tiết kiệm được một khoản chi phí, thời gian và sức khỏe tinh thần trong việc điều trị bệnh cho con.
>>> Xem thêm: Trẻ nôn nhiều không sốt không đi ngoài: bí kíp xử trí
Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Tùy từng loại bệnh cũng như từng cơ chế của vắc xin mà mỗi mũi tiêm sẽ có tác dụng trong khoảng thời gian nhất định. Có các loại vắc xin có tác dụng phòng bệnh trong vài năm, cũng có loại chỉ tác dụng trong vài tháng.
Theo dõi lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi dưới đây giúp ba mẹ có cái nhìn tổng quan, không bỏ lỡ các mũi tiêm cho bé theo đúng độ tuổi.
1. Lịch tiêm chủng cho trẻ em sơ sinh
• Trong 24 giờ đầu tiên sau sinh, ba mẹ cần thực hiện lịch tiêm chủng cho bé tiêm vắc xin Engerix B/Euvax B liều sơ sinh phòng bệnh viêm gan B.
• Vắc xin BCG liều sơ sinh phòng bệnh lao tiêm tốt nhất trong vòng 1 tháng sau sinh.
2. Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi: Lịch tiêm cho trẻ 2 tháng tuổi
Đối với trẻ 2 tháng tuổi, ba mẹ cho bé tiêm mũi 1 các loại vắc xin sau:
• Vắc xin 6 trong 1 Infanrix hexa (Bỉ) hoặc Hexaxim (Pháp) có tác dụng ngừa 6 loại bệnh gồm ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt, viêm gan B. Hoặc vaccine 5 trong 1 (không có thành phần kháng nguyên viêm gan B) Pentaxim (Pháp).
• Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus gây ra: Rotateq, Rotarix.
• Tiêm mũi 1 vắc xin phòng bệnh phế cầu: Synflorix.
• Vắc xin phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não do phế cầu gây ra: Prevenar 13.
3. Lịch tiêm chủng cho bé 3 tháng tuổi
Ba mẹ đưa bé đi tiêm mũi thứ 2 các mũi vắc xin sau khi con đủ 3 tháng tuổi:
• Vắc xin 6 trong 1 hoặc vắc xin 5 trong 1. Nếu bé tiêm vắc xin 5 trong 1 thì cần bổ sung vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan B.
• Tiêm mũi 2 vắc xin phòng bệnh do phế cầu gây nên.
4. Lịch tiêm vắc xin cho bé 4 tháng tuổi
Tiêm mũi thứ 3 vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 ngừa bệnh ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt, viêm gan B. Tiêm thêm vắc xin ngừa viêm gan B nếu chọn vaccine 5 trong 1.
5. Các mũi tiêm cho bé 6 tháng tuổi
Trong lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi sẽ có các mũi tiêm dành cho bé đủ 6 tháng tuổi như sau:
• Vắc xin phòng bệnh cúm mùa Vaxigrip/Influvac, 2 mũi tiêm cách nhau khoảng 1 tháng.
• Vắc xin phòng bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu B và C gây nên: Vaccine Mengoc BC (tiêm mũi 1).
• Tiêm mũi thứ 3 vắc xin phòng các bệnh do phế cầu gây nên.
>>> Xem thêm: Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ 4 tuổi đơn giản và hiệu quả tại nhà
6. Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi: Lịch tiêm cho trẻ 9 tháng tuổi
Theo dõi lịch tiêm chủng cho bé theo khuyến cáo của Bộ Y tế, ba mẹ cần đưa bé đủ 9 tháng tuổi tiêm phòng các mũi:
• Tiêm mũi thứ 2 vắc xin ngừa bệnh viêm màng não.
• Vắc xin phòng bệnh sởi: Vắc xin sởi đơn MVVac.
• Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B mũi 1: Imojev.
7. Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi: Các mũi tiêm cho bé 10 – 11 tháng tuổi
Khi đủ 10 – 11 tháng tuổi, bé cần tiêm vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra: Synflorix, Prevenar 13
8. Lịch tiêm chủng cho trẻ 12 – 15 tháng tuổi
• Vắc xin 3 trong 1 phòng bệnh sởi, quai bị, rubella: MMR II (Mỹ).
• Vắc xin phòng bệnh thủy đậu: Varivax/Varicella.
• Vắc xin phòng bệnh viêm gan A: Avaxim 80U/0,5ml.
9. Lịch tiêm chủng cho trẻ em 15 – 24 tháng tuổi
Theo lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi được khuyến cáo, trẻ đủ 15 – 24 tuổi cần tiêm đầy đủ các vắc xin sau:
• Tiêm mũi 4 vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1. Lưu ý bổ sung vắc xin ngừa bệnh viêm gan B nếu tiêm vắc xin 5 trong 1.
• Tiêm nhắc lại vắc xin phòng viêm gan A.
• Tiêm mũi thứ 2 vắc xin viêm não Nhật Bản (nếu đã tiêm mũi 1 lúc 9 tháng tuổi).
• Vắc xin phòng cúm mùa (mũi thứ 3 cách hai mũi đầu khoảng 1 năm).
10. Lịch tiêm vắc xin cho trẻ trên 24 tháng tuổi
Theo dõi lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi, khi trẻ đến giai đoạn 2 tuổi, ba mẹ cần đưa con đi tiêm phòng các loại vắc xin sau:
• Vắc xin phòng viêm màng não do mô cầu A + C hoặc Menactra A, C, W, Y gây ra: Meningococcal A + C.
• Mũi 3 vắc xin phòng viêm não Nhật Bản.
• Vắc xin phòng bệnh thương hàn Typhim VI.
11. Các mũi tiêm cho bé từ 3 – 6 tuổi
• Tiêm nhắc lại vắc xin 3 trong 1 phòng bệnh sởi, quai bị và rubella.
• Tiêm mũi 2 vắc xin phòng bệnh thủy đậu nếu trẻ chưa từng mắc bệnh này.
• Tiêm nhắc lại hàng năm vắc xin ngừa bệnh cúm.
12. Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ 7 – 12 tuổi
Với lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi, bé cần được tiêm các loại vắc xin sau nếu trong giai đoạn 7-12 tuổi:
• Tiêm vắc xin phòng bệnh hầu – ho gà – uốn ván. Đối với các bệnh này, cứ 10 năm cần tiêm nhắc lại một lần để tăng nồng độ kháng thể.
• Bé từ 9 tuổi trở lên có thể tiêm ngừa vắc xin phòng các bệnh do virus HPV gây ra như ung thư cổ tử cung, hậu môn, dương vật, vòm họng, sùi mào gà và các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục khác. Hiện nay có hai loại vắc xin là Gardasil và Gardasil 9. Thời gian hoàn thành các mũi tiêm từ 6 tháng đến một năm.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ 4 tuổi & cách xử lý kịp thời
Lưu ý gì khi chăm sóc trẻ tiêm vắc xin?
Bên cạnh việc theo dõi, tuân thủ lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau để chăm sóc tốt cho con trước và sau khi tiêm vắc xin:
• Đưa bé đi khám sức khỏe hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo con đủ sức khỏe, an toàn trước khi tiêm.
• Sau khi tiêm vắc xin tại trung tâm y tế, trung tâm tiêm chủng, ba mẹ cần theo dõi sức khỏe bé ít nhất 30 phút trước khi ra về.
• Ba mẹ cần chăm sóc chu đáo, cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý sau khi chích ngừa.
• Thường sau khi tiêm vắc xin, bé sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ. Ngoài tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, sốt là biểu hiện thường gặp nhất. Lúc này ba mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi cũng như cách chăm sóc trẻ khi tiêm vắc xin. Ba mẹ hãy theo dõi để nắm rõ lịch trình, đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe cho trẻ và cộng đồng.