Cách dạy trẻ chậm nói dễ áp dụng, giúp bé nhanh nói

Cách dạy trẻ chậm nói dễ áp dụng, giúp bé nhanh nói

Nghe con cất tiếng khóc chào đời, bập bẹ những tiếng nói đầu tiên chính là niềm hạnh phúc vô bờ của ba me. Thế nhưng, không phải đứa trẻ nào cũng biết nói, phát triển ngôn ngữ đúng giai đoạn. Nếu con bạn đang có dấu hiệu chậm nói, gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ, giao tiếp, bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi chậm nói là một vấn đề có thể khắc phục được. Cùng ILO tìm hiểu ngay các cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Những cột mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ em

Trước khi tìm hiểu cách dạy trẻ chậm nói, bạn cần biết các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ để dễ dàng đối chiếu, theo dõi sự phát triển của con.

• Từ sơ sinh – 3 tháng tuổi: Khóc là hình thức giao tiếp đầu tiên của trẻ. Mỗi khi đói, buồn ngủ, đau, sợ hãi… bé sẽ khóc để thể hiện nhu cầu của mình.

• Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi: Bé bắt đầu có thể bập bẹ, thủ thỉ, cười, di chuyển mắt, tay về hướng có âm thanh.

• Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: Bé có thể bập bẹ được một đến hai từ, thường là các từ đơn giản như “a a”, “ba ba”. Con cũng có thể dùng cử chỉ để giao tiếp như vẫy tay, với tay, lắc đầu…

• Trẻ từ 1 – 2 tuổi (trẻ mới biết đi): Độ tuổi này trẻ đã hiểu câu hỏi của người khác, biết nói thành thạo những từ đơn giản như “ba”, “mẹ”, “bà”, “cá”, “gà”… Trẻ bắt đầu kết hợp các từ để tạo thành câu đơn giản như “ba ơi”, “ăn cá”…  Bé biết trả lời và làm theo hướng dẫn của ba mẹ như chỉ tay vào các bộ phận của cơ thể, hình ảnh, màu sắc quen thuộc…

• Trẻ từ 2 – 3 tuổi: Trẻ có thể nói được nhiều từ hơn, câu dài hơn và có thể lắng nghe, hiểu được các câu chuyện ngắn.

• Trẻ từ 3 – 5 tuổi: Bé có thể nói trôi chảy và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp hiệu quả. Bé cũng biết đặt những câu hỏi phức tạp hơn và có thể kể lại các câu chuyện dài, đầy đủ chi tiết hơn.

>>> Xem thêm: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: Mách mẹ 6 bí quyết vàng

Dấu hiệu trẻ chậm nói

Dấu hiệu cần phải tìm cách dạy trẻ chậm nói

Ba mẹ có thể dựa vào các cột mốc ở trên để đối chiếu, nhận biết con có đang gặp các vấn đề về phát triển ngôn ngữ, chậm nói hay không. Nhìn chung, bé bắt đầu nói muộn hơn bạn bè đồng trang lứa, hay khi đã đủ 18 tháng tuổi nhưng không thể nói trên 10 từ thì được xem là chậm nói.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ gặp tình trạng chậm nói:

• Trẻ từ 6 -12 tháng chưa thể tạo ra các âm thanh như “a”, “ba ba”, “ma ma”… Bé không phản ứng khi được gọi tên, ít biểu lộ cảm xúc với người xung quanh.

• Trẻ 12 – 18 tháng tuổi nhưng chưa thể nói từ nào rõ ràng. Bé không dùng tay chỉ trỏ vào đồ vật để yêu cầu hoặc thể hiện điều mình muốn.

• Bé đã 2 tuổi nhưng không nói chuyện, không cố gắng lặp lại những gì người khác nói. Bé chỉ biết vài từ đơn giản, không thể ghép các từ, nói những câu ngắn…

• Bé 3 tuổi chỉ nói được những câu ngắn, đơn giản. Trẻ gặp khó khăn khi làm theo chỉ dẫn của ba mẹ hay chơi với các bạn cùng trang lứa. Ngoài ra, bé có thể gặp tình trạng phát âm kém, thường nói các cụm từ hoặc các câu không có nghĩa.

Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Vì vậy, việc trẻ chậm nói một chút so với các bạn cùng lứa tuổi không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, trẻ gặp nhiều dấu hiệu chậm nói có thể do bệnh lý hoặc tâm lý cần phải tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp dạy trẻ chậm nói kịp thời.

Vì sao trẻ chậm nói?

Vì sao trẻ chậm nói?

Các chuyên gia ngôn ngữ cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Trong đó, suy giảm thính giác, bại não, tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ diễn đạt, chậm phát triển trí tuệ… là những bệnh lý phổ biến mà ba mẹ cần áp dụng phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà.

Việc tìm hiểu đúng nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ dễ dàng dạy trẻ chậm nói nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là những nhóm nguyên nhân chính mà ba mẹ không nên chủ quan khi bé có các biểu hiện chậm nói:

• Bất thường của cơ thể và bệnh lý: Những khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh tại các cơ quan như tai, lưỡi, miệng, mũi sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Đồng thời, những bất thường, bệnh lý như tự kỷ, viêm màng não, bại não, các rối loạn thần kinh, nhiễm trùng tai… cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe – nói, phát triển ngôn ngữ của con.

• Yếu tố tâm lý: Trẻ trầm cảm, căng thẳng, lo âu, sợ hãi hay gặp cú sốc, vấn đề tâm lý trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ.

• Môi trường sống: Trẻ không được ba mẹ quan tâm, nói chuyện thường xuyên, không có cơ hội tương tác với mọi người xung quanh, học hỏi ngôn ngữ. Môi trường quá ồn ào hay yên tĩnh cũng khiến bé khó khăn trong việc nói, tập trung vào ngôn ngữ hay phát triển khả năng giao tiếp.

>>> Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi đầy đủ và chi tiết

6 cách dạy trẻ chậm nói giúp con nhanh chóng “líu lo”

6 cách dạy trẻ chậm nói giúp con nhanh chóng “líu lo”

3 tháng tuổi là thời điểm não bộ trẻ phát triển nhanh nhất, sau đó chậm dần khi đến giai đoạn 3 – 6 tuổi. Do đó, ba mẹ cần dạy con biết nói càng sớm càng tốt. Từ 6 tuổi trở lên, việc dạy trẻ chậm nói sẽ kém hiệu quả và khó khăn hơn rất nhiều.

Dưới đây là một số cách dạy trẻ chậm nói tại nhà, giúp bé nhanh chóng líu lo nói chuyện, phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp hiệu quả.

1. Cách dạy trẻ chậm nói: Thường xuyên trò chuyện cùng con

Thật sai lầm và hối tiếc nếu ba mẹ có ý nghĩ đợi con biết nói, hiểu chuyện rồi mới bắt đầu trò chuyện cùng con. Ngay từ những ngày tháng đầu đời, bé đã biết “hóng chuyện” bằng ánh mắt, miệng cười, ra hiệu bằng tay chân… Vì thế ba mẹ hãy thường xuyên nói chuyện, tương tác cùng con.

Tuy con chưa hiểu điều ba mẹ nói nhưng lúc này bé đã biết “phát” tín hiệu phấn khích bằng cách cười, mắt nhìn theo, quơ tay chân hay miệng bập bẹ “a a”… Đến khi bé lớn hơn một chút, khoảng độ 15 – 36 tháng nếu xuất hiện các dấu hiệu chậm nói, ba mẹ càng phải thường xuyên, tăng cường trò chuyện, giao tiếp với bé.

Ba mẹ có thể nhanh chóng giúp con tập nói bằng cách nói những từ, câu đơn giản một cách chậm rãi và rõ ràng để bé nghe, ghi nhớ và tập nói theo. Hãy thường xuyên đặt cho con những câu hỏi mở, khuyến khích bé trả lời hay đưa ra yêu cầu để con làm theo. Ba mẹ phải kiên trì, lắng nghe và luôn trả lời con một cách tích cực để khuyến khích bé tiếp tục trò chuyện, giao tiếp.

2. Hát cho con nghe và dạy con hát

Âm nhạc có vai trò quan trọng và mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời trong việc phát triển ngôn ngữ, cảm xúc và tư duy. Đây là một trong những phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà ba mẹ không nên bỏ qua.

Thông qua lời và giai điệu bài hát, bé dễ dàng học cách phát âm, ghi nhớ từ vựng và ý nghĩa của chúng. Ngoài ra, khoảng thời gian cùng nhau hát, nhảy múa luôn là sợi dây gắn kết tình cảm giữa bé và người thân trong gia đình. Khi tình cảm gắn kết, bé sẽ thích nói chuyện, chia sẻ với mọi người hơn.

Ba mẹ đừng quên lựa chọn những bài hát có nội dung đơn giản, phù hợp với độ tuổi của con. Đồng thời, những bài hát có giai điệu vui nhộn, lời bài hát đơn giản sẽ giúp con dễ nhớ và dễ hát theo hơn.

>>> Đọc thêm: 15 truyện cho bé 3 tuổi ý nghĩa, nên kể cho bé nghe hằng đêm

3. Cách dạy trẻ chậm nói: Đọc sách và kể chuyện

Đọc sách và kể chuyện

Bên cạnh việc thường xuyên hát và dạy hát cho con, kể chuyện, đọc sách cũng là cách dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản, dễ áp dụng. Qua những vần thơ thú vị, những câu chuyện cổ tích ý nghĩa, bé sẽ dễ ghi nhớ và tiếp thu từ vựng một cách tự nhiên. 

Ngoài ra, ba mẹ thường xuyên đọc truyện, sách còn giúp con sớm hình thành nói quen tốt, tiếp thu kiến thức mới và ngủ ngon giấc hơn.

4. Tạo môi trường thuận lợi để bé giao tiếp

Ba mẹ hãy thường xuyên đưa con ra ngoài, tham gia các lớp học, hoạt động ngoài trời để con có cơ hội tiếp xúc và giao tiếp với nhiều người. Lúc đầu có thể con chưa nói chuyện, giao tiếp được nhưng dần dần con sẽ để ý lời nói, cử chỉ của mọi người và bắt chước theo. Bằng cách này cùng sự kiên nhẫn đồng hành của ba mẹ, bé sẽ nhanh chóng nói tốt, tự tin và nhanh nhẹn hơn.

Đồng thời, ba mẹ cần hạn chế cho con xem các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, tivi. Những thiết bị này sẽ khiến bé mải mê, quá tập trung, từ đó bỏ qua việc học nói, lười nói và giao tiếp với mọi người.

>>> Đọc thêm: 100 câu đố cho trẻ mầm non giải trí và phát triển tư duy

5. Khuyến khích con nói để giải quyết vấn đề

Trẻ chậm nói, lười nói thường dùng cử chỉ, tay chân để diễn đạt điều mình mong muốn. Lúc này, ba mẹ không nên làm theo yêu cầu của con. Thay vào đó, bạn hãy đặt câu hỏi, gợi mở và khuyến khích con nói ra nhu cầu của mình.

Bằng cách này, ba mẹ không chỉ dạy trẻ chậm nói hiệu quả tại nhà mà con giúp con trở nên tự lập, kiên nhẫn hơn.

6. Ba mẹ hãy làm gương cho con

Giọng nói bập bẹ, ngọng nghịu của trẻ luôn làm người lớn cảm thấy đáng yêu. Tuy nhiên, ba mẹ không nên giả giọng ngọng nghịu, không rõ ràng của con. Điều này vô tình khiến bé bắt bước nói theo. Lặp lại thường xuyên như vậy sẽ khiến bé nói sai, ngọng nghịu rất khó sửa.

Ba mẹ cần nói chậm rãi, phát âm chuẩn và rõ ràng mỗi khi trò chuyện để làm gương cho con bắt chước, học nói theo.

Khi đã thử các cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hoặc phát hiện trẻ chậm nói do các nguyên nhân bệnh lý, ba mẹ cần tìm kiếm sự giúp đỡ, can thiệp của các chuyên gia, bác sĩ. Chuyên gia ngôn ngữ trị liệu và bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp đánh giá, tư vấn và đưa ra hướng điều trị thích hợp, giúp con không bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.

>>> Đọc thêm: 50+ lời cảm ơn cô giáo mầm non hay và ý nghĩa