6 mẹo học chữ cái mầm non 5 tuổi thuộc nhanh chóng

Học chữ cái mầm non 5 tuổi: 6 mẹo học thuộc nhanh chóng

Học chữ cái mầm non 5 tuổi vô cùng quan trọng, là nền tảng cho bé phát triển ngôn ngữ, kỹ năng đọc viết và giao tiếp trong tương lai. Vì lẽ đó, ba mẹ tương đối gặp khó khăn trong việc truyền cảm hứng và dạy con học thuộc bảng chữ cái tiếng Việt. ILO gợi ý ba mẹ những mẹo hay, giúp bé nhanh chóng học thuộc, viết và phát âm đúng các ký tự trong bảng chữ cái.

Các nhóm chữ cái mầm non ba mẹ nên biết

Bảng chữ cái tiếng Việt gồm 29 chữ cái, trong đó có 12 nguyên âm và 17 phụ âm. Cụ thể các nguyên âm và phụ âm gồm:

• Nguyên âm gồm các chữ cái: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.

• Phụ âm gồm các chữ cái: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.

Khi dạy trẻ học chữ cái mầm non 5 tuổi, tiếng Việt được chia thành hai nhóm chính là chữ cái viết hoa và chữ cái viết thường. Để bé dễ tiếp thu, 2 nhóm chính này lại được chia thành những nhóm nhỏ dựa trên hình thức giống nhau và gom các chữ cái có các nét tương đồng như nét thẳng, nét xiên, nét cong thành một nhóm.

Chữ cái viết thường gồm 3 nhóm:

• Nhóm 1 có 8 chữ cái: i, u, ư, t, n, m, v, r.

• Nhóm 2 có 6 chữ cái: l, b, h, k, y, p.

• Nhóm 3 có 15 chữ cái: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s.

Chữ cái viết hoa gồm 6 nhóm:

• Nhóm 1 gồm 5 chữ cái: A, Ă, Â, N, M

• Nhóm 2 gồm 5 chữ cái: P, R, B, D, Đ

• Nhóm 3 gồm 8 chữ cái: C, G, S, J, L, E, Ê, T

• Nhóm 4 gồm 4 chữ cái: I, K, V, H

• Nhóm 5 gồm 4 chữ cái: O, Ô, Ơ, Q

• Nhóm 6 gồm 4 chữ cái: U, Ư, Y, X.

>>> Xem thêm: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: Mách mẹ 6 bí quyết vàng

6 mẹo học chữ cái mầm non 5 tuổi dễ dàng và hiệu quả

6 mẹo học chữ cái mầm non 5 tuổi dễ dàng và hiệu quả

Áp dụng phương pháp phù hợp cùng sự kiên nhẫn, ba mẹ hoàn toàn có thể giúp con học chữ cái mầm non 5 tuổi hiệu quả. Sau đây là một số mẹo học thuộc bảng chữ cái nhanh chóng và đầy hứng thú, ba mẹ có thể áp dụng:

1. Học chữ cái mầm non 5 tuổi: không gian học tập thoải mái

Ba mẹ không nên quá cứng nhắc, gò bó bé trong một khuôn khổ nhất định như khi học bảng chữ cái phải ngồi vào bàn, dùng tập vở, viết để ghi lại… Thay vào đó, hãy tạo cho con một không gian thoải mái để bé dễ tiếp thu kiến thức, hứng thú học tập hơn.

Hãy để con học bất cứ nơi đâu mà con cảm thấy thích thú và thoải mái. Ví dụ khi đi công viên, siêu thị, đi trên đường… nếu bé bắt gặp bất cứ chữ cái nào và muốn học, thực hành ngay những chữ cái đó.

2. Học chữ cái mầm non 5 tuổi đi đôi với thực hành

Trẻ mầm non học bảng chữ cái tiếng Việt cần nhớ mặt chữ, đọc, viết, ghép vần, ghép chữ… Ba mẹ nên thường xuyên cho bé thực hành bên cạnh việc học kiến thức lý thuyết.

Việc thường xuyên thực hành vừa đọc, vừa viết và làm các bài tập chữ cái cho trẻ 5 tuổi giúp bé nhớ chính xác và tăng khả năng phát triển ngôn ngữ cũng như giao tiếp trong tương lai. Đồng thời, ba mẹ có thể giúp con nhắc lại kiến thức thông qua nhiều hoạt động khác nhau như bài tập, đố vui, trò chơi… giúp bé dễ liên tưởng, tăng sự hứng thú, củng cố kiến thức và ghi nhớ tốt hơn.

>>> Xem thêm: Khám phá phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

3. Học chữ cái mầm non 5 tuổi thông qua trò chơi

Học bảng chữ cái thông qua bộ trò chơi Alphabet toy

Thay vì áp lực, ba mẹ hãy giúp con biến việc học bảng chữ cái thành những trò chơi thú vị để truyền cảm hứng và khơi gợi sự tò mò, ham học của con. Học chữ thông qua trò chơi là một phương pháp học hiệu quả.

ILO gợi ý ba mẹ một số trò chơi giáo dục, giúp bé học chữ cái hiệu quả sau đây:

Trò chơi đố chữ: Ba mẹ có thể dùng thẻ hình (flashcard) để cùng bé chơi trò tìm chữ cái, ghép nối và phân loại các chữ cái theo nhóm. Ví dụ: Đố bé tìm các chữ cái bắt đầu bằng chữ “b” như ba, bò, bút…

Trò chơi tô màu chữ: Hiện nay có rất nhiều các loại tập, sách tô màu cho trẻ học chữ cái mầm non 5 tuổi. Ba mẹ cùng con tô màu chữ cái, có thể kết hợp nhắc nhớ kiến thức, cách đọc, phát âm, đánh vần… trong lúc tô màu.

Trò chơi nhập vai: Ba mẹ có thể hướng dẫn và cùng con chơi trò nhập vai thành giáo viên. Hãy cổ vũ con, để bé đóng vai giáo viên và dạy chữ cho ba mẹ.

Các trò chơi vận động như nhảy lò cò vào ô chữ, tìm chữ theo hiệu lệnh…

Để tăng hiệu quả học tập, ba mẹ hãy tăng dần mức độ khó của trò chơi theo thời gian và khả năng tiếp thu của con nhé.

4. Học chữ cái mầm non 5 tuổi bằng bài hát

Đa phần các bé rất thích nghe nhạc, học hát và thích hát. Do đó, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp học chữ cái tiếng Việt và cả chữ cái tiếng Anh qua bài hát để tăng sự hứng thú, giúp con ghi nhớ một cách tự nhiên và nhanh chóng.

Ba mẹ có thể cho bé nghe và xem các bài hát trên YouTube để giúp con vừa nhớ mặt chữ qua hình ảnh, vừa nhớ phát âm qua lời bài hát. Một số bài hát có giai điệu vui tươi, hình ảnh sinh động trên YouTube như: Bài hát ABC, O tròn như trứng vịt, A con cá sấu, Bài hát chữ A…

>>> Xem thêm: 100 câu đố cho trẻ mầm non giải trí và phát triển tư duy

5. Học chữ cái mầm non thông qua đọc sách

đọc sách

Ba mẹ đọc sách cho bé nghe hoặc cùng bé đọc sách ít nhất 30 phút mỗi ngày là cách hiệu quả giúp con học chữ cái, trau dồi vốn từ vựng và hình thành thói quen tốt. Với trẻ 5 tuổi, ba mẹ nên lựa chọn những cuốn sách có nội dung đơn giản, có nhiều hình ảnh được thiết kế sinh động, bắt mắt.

Trong lúc cùng con đọc sách, ba mẹ có thể kết hợp các hoạt động như đố vui, mẹ hỏi bé trả lời, khuyến khích con nhìn vào hình ảnh trong sách và kể lại câu chuyện… để tăng cường trí nhớ, kích thích tư duy và sáng tạo của trẻ.

6. Sử dụng app học chữ cái

Trong thời đại số, app – ứng dụng học chữ cái trên điện thoại, máy tính dường như không còn quá xa lạ với ba mẹ và bé. Hầu hết các ứng dụng này đều được thiết kế trực quan sinh động, đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với độ tuổi mầm non.

Ba mẹ có thể tham khảo và lựa chọn một ứng dụng phù hợp với nhu cầu và khả năng cho con sử dụng. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý về thời gian sử dụng, tránh cho bé lạm dụng điện thoại, máy tính để nghịch, chơi game… khiến việc học chữ cái kém hiệu quả và hại mắt.

Một số câu hỏi thường gặp khi dạy học chữ cái mầm non 5 tuổi

Một số câu hỏi thường gặp khi dạy học chữ cái mầm non 5 tuổi

1. Nên bắt đầu cho trẻ làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt khi nào?

Khi bé 2 tuổi, ba mẹ có thể bắt đầu giới thiệu và cho con làm quen với 29 chữ cái tiếng Việt. Ở giai đoạn này, ba mẹ có thể cho con làm quen từ từ các chữ cái thông qua bài hát, trò chơi…

2. Khi học chữ cái mầm non 5 tuổi, trẻ cần nhận diện, học thuộc bao nhiêu chữ cái là đạt?

Ba mẹ đừng quá áp lực con học được bao nhiêu chữ cái. Thay vào đó, hãy giúp con nhận diện, phát âm, viết từng chữ cái, học chữ nào chính xác, chắc chắn chữ đó. Ở độ tuổi này, ba mẹ có thể giúp con nhận biết, học thuộc các chữ cái có trong tên mình.

3. Nên dạy trẻ học chữ cái viết thường hay viết hoa trước thì tốt hơn?

Học viết và đọc chữ cái diễn ra song song và thường bắt đầu bằng chữ viết thường. Theo thống kế, chữ viết hoa chỉ chiếm 5% trong các văn bản, sách, truyện… còn lại là chữ viết thường. Do đó, dạy trẻ học chữ cái viết thường trước sẽ có nhiều cơ hội để con tiếp xúc, thực hành hàng ngày. Đồng thời, học chữ cái viết thường vô cùng quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ ghép vần, ghép chữ, phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.

Hy vọng những thông tin mà ILO chia sẻ trên đây sẽ giúp ba mẹ dễ dàng đồng hành cùng con trong quá trình học tập nói chung và học chữ cái mầm non 5 tuổi nói riêng. Ba mẹ hãy luôn nhớ rằng, chìa khóa quan trọng nhất trong quá trình dạy học cho con là tạo niềm hứng thú và khơi gợi sự tò mò, niềm đam mê học hỏi của con.

>>> Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi theo chuẩn WHO