Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn: Nguyên nhân và biện pháp xử lý
Phần lớn mọi đứa trẻ đều ngủ sâu giấc vào ban đêm. Song có một số bé ngủ lại trằn trọc, lăn lộn, thậm chí quấy khóc. Vậy, trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn là do đâu và ba mẹ nên làm gì nếu gặp tình trạng này? Mời bạn đọc bài viết của ILO!
Trẻ 2 tuổi cần ngủ bao lâu?
Từ 1-2 tuổi, một đứa trẻ thường ngủ hơn 12 giờ mỗi ngày. Tuy niên, khi bé càng lớn thì thời gian ngủ sẽ giảm xuống. Tới sinh nhật thứ 3, con sẽ ngủ khoảng 11 giờ mỗi ngày.
Trước 1 tuổi, nhu cầu của các bé là ngủ giấc ngắn vào buổi sáng, một giấc dài hơn vào buổi chiều và sau đó là ngủ suốt đêm. Tuy vậy, sau khi tròn 1 tuổi, bé có thể không có nhu cầu ngủ ngắn vào buổi sáng, con chỉ ngủ một giấc ngắn vào buổi chiều và duy trì giấc ngủ sâu vào ban đêm là đủ.
>>> Đọc thêm: Dấu hiệu trẻ em 2 tuổi bị COVID-19 và cách chăm sóc tại nhà
Biểu hiện trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn
Việc con hay cử động cơ thể vào ban đêm được xem là bình thường. Nhưng bạn cần theo dõi các dấu hiệu của con để xem liệu có vấn đề gì hay không. Một số dấu hiệu phổ biến của sự gián đoạn giấc ngủ chứng tỏ trẻ 2 tuổi ngủ không sâu giấc ban đêm là:
• Một đêm bé tỉnh giấc nhiều lần. Chỉ những âm thanh nhỏ cũng khiến bé thức giấc
• Trằn trọc, lăn qua lăn lại hoặc quấy khóc
• Khó ngủ lại sau khi thức giấc giữa đêm
• Sáng ngủ dậy mệt mỏi
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm do đâu, có nguy hiểm không?
Tại sao trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn?
Ngủ không sâu giấc hay còn gọi là ngủ không ngon. Tình trạng này khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Vì sao xảy ra hiện tượng này? Theo các chuyên gia sức khỏe và bác sĩ nhi khoa, có một số nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ không sâu giấc, đó là:
1. Ngủ lăn lộn do con đang ở trong giai đoạn phát triển mới
2 tuổi là giai đoạn con đã có những bước tiến mới trong nhận thức và vận động. Trong khi ngủ, một số vùng vận động ý thức không bị ức chế hoàn toàn, vì thế các bé vẫn có thể vận động tay chân (lăn qua lăn lại, đập tay đập chân), hoặc biểu hiện cảm xúc (cười, khóc, la hét).
Nếu sau khi bé có những biểu hiện này rồi nhanh chóng quay trở lại giấc ngủ thì đó là dấu hiệu bình thường của sự phát triển. Hơn nữa, các bác sĩ cho rằng giai đoạn này não bé chưa trưởng thành nên chưa thể điều khiển giấc ngủ dài cả đêm dẫn đến việc bé lăn lộn và ngủ không sâu giấc.
>>> Đọc thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi theo chuẩn WHO
2. Do bé đói hoặc thiếu chất
Không ăn đủ lượng vào bữa tối cũng khiến bé trằn trọc vào ban đêm. Tuy nhiên, ba mẹ có thể dễ dàng nhận ra điều này. Bởi vì chỉ có những hôm đói, con mới lăn lộn. Khi dặm thêm cữ sữa trước khi đi ngủ cho con thì bé ngủ ngoan và ngon giấc.
Ngoài ra, thiếu một số chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ 2 tuổi cũng khiến con khó ngủ. Chẳng hạn như vitamin D, canxi, magiê, sắt, kẽm… Đây là giai đoạn con tập đi và mọc răng, do vậy cần nhiều vi chất hơn.
3. Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn do hồi quy giấc ngủ
Nếu một ngày bạn nhận thấy con dường như khó đi vào giấc ngủ hơn và ngủ không sâu giấc, thì đó có thể là biểu hiện của hồi quy giấc ngủ.
Biểu hiện quá trình hồi quy giấc ngủ của trẻ 2 tuổi thường là thức dậy đột ngột vào ban đêm và dậy sớm hơn vào buổi sáng. Chu kỳ giấc ngủ của bé giai đoạn này thường chỉ kéo dài 60 phút rồi chuyển sang chu kỳ khác. Giữa các chu kỳ con thường thức dậy, lăn lộn hoặc trằn trọc khó ngủ.
4. Do ngủ ban ngày nhiều
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Học viện Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ, trẻ 2 tuổi cần 11 – 14 giờ để ngủ mỗi ngày (bao gồm các giấc ngủ ngắn vào ban ngày và ngủ tối).
Do vậy, nếu bé phải đi ngủ quá sớm vào buổi tối cũng có thể dẫn tới việc con trằn trọc, cáu kỉnh vào ban đêm. Một giấc ngủ trưa lý tưởng của bé 2 tuổi không nên kéo dài quá 2 giờ. Vì ngủ trưa quá nhiều sẽ cản trở khả năng ngủ của bé vào ban đêm.
Ngoài ra, bạn cũng không nên để con ngủ giấc chiều quá dài vì sẽ làm cho bé khó ngủ đi vào giấc ngủ tối hơn.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Khám phá sự phát triển của trẻ 2 tuổi
5. Một số biểu hiện về tâm lý: lo lắng, sợ hãi, gặp ác mộng
Giai đoạn 2 tuổi bé đã có thể nhận thức được nhiều điều và có sự thay đổi về mặt tâm lý, cảm xúc (vui buồn, lo lắng, sợ hãi…). Vì thế, con có thể sợ phải ngủ một mình và luôn muốn thức dậy vào nửa đêm để xem có ba mẹ ở cạnh bên không.
Bên cạnh đó, các cơn ác mộng vào ban đêm cũng là nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn nhiều lần. Nếu gặp ác mộng, bé thường hoảng hốt và quấy khóc.
6. Do một số vấn đề về sức khỏe
Cũng như người lớn, nếu con có vấn đề gì về sức khỏe thì các bé cũng ngủ không ngon. Một số vấn đề bao gồm:
• Sốt
• Đau bụng, đau răng, đau nhức cơ thể…
• Gặp các vấn đề về tiêu hóa (đầy bụng, táo bón, nhiễm giun, hội chứng ruột kích thích…)
Ngoài những nguyên nhân trên, mọc răng cũng làm cho bé sưng và đau lợi, đặc biệt là vào ban đêm, khiến con ngủ không sâu giấc. Mặt khác, môi trường ngủ không đảm bảo, giường đệm cứng, đắp chăn cho trẻ quá dày… cũng khiến con không có giấc ngủ ngon.
Nên làm gì khi trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn?
Nếu bé lăn lộn và ngủ ngay lại được sau đó mà không quấy khóc, đây là giai đoạn bình thường trong quá trình phát triển. Thế nhưng nếu những dấu hiệu này ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của trẻ, khiến người lớn phải lo lắng thì bạn cần tìm một số biện pháp khắc phục.
ILO gợi ý tới ba mẹ 6 biện pháp sau:
1. An ủi, vỗ về khi trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn
Một số người muốn để con ngủ riêng và tự lập, điều này có thể khiến các bé sợ hãi vào ban đêm. Do vậy, khi thấy con trằn trọc và lăn lộn, bạn nên hỗ trợ bé ngủ lại bằng cách xoa lưng hoặc nắm tay con nhẹ nhàng. Các bé sẽ biết được mình đang có ba mẹ bên cạnh và an tâm chìm vào giấc ngủ trở lại.
>>> Đọc thêm: 6 nguyên nhân trẻ 2 tuổi hay khóc đêm và 6 cách khắc phục
2. Chú ý tới chế độ dinh dưỡng và bổ sung đầy đủ chất cho con
Bạn cần xây dựng cho bé chế độ ăn hợp lý, giàu dưỡng chất. Bữa tối không nên để bé ăn quá nhiều, song cũng cần đảm bảo con không bị đói. Dặm một cữ sữa hoặc bú mẹ trước khi đi ngủ 30 phút đến 1 giờ cũng rất cần thiết, nếu bé không ăn được nhiều trong bữa tối.
Ngoài ra, để tránh tình trạng bé ngủ không ngon do thiếu vi chất, ba mẹ cần chú ý để bổ sung đầy đủ cho con. Ba mẹ nên cho con ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung vitamin D và canxi cho bé.
3. Xây dựng lịch trình ngủ khoa học cho con
Như đã nói, giấc ngủ ngày ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ ban đêm. Vì thế ba mẹ cần xây dựng cho con lịch trình ngủ cân bằng, khoa học để tạo thành nếp cho bé.
Ban ngày không nên cho con ngủ nhiều mà cần kết hợp với các hoạt động vui chơi, đọc sách và vận động hợp lý. Ban đêm, ba mẹ cần ấn định giờ đi ngủ cho bé để tạo thành thói quen. Chẳng hạn với bé 2 tuổi, bạn có thể thiết lập giờ lên giường đi ngủ của con là 8 giờ.
4. Tạo không gian ngủ chất lượng
Phòng ốc và giường đệm cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ. Một căn phòng nóng nực sẽ khiến trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn. Mặt khác, phòng ngủ ồn ào và giường ngủ kém chất lượng cũng khiến bé ngủ không ngon.
Hãy đảm bảo nhiệt độ phòng mát mẻ không quá nóng hoặc quá lạnh; không bật đèn sáng khi con ngủ; tốt hơn hết thiết kế phòng cách âm để bé không bị thức giấc bởi tiếng ồn bên ngoài…
Giường chiếu, chăn đệm của bé phải được vệ sinh thường xuyên và tạo cho con cảm giác dễ chịu. Ba mẹ có thể để một vài con gấu bông nhỏ hoặc gối ôm vào giường để tạo cho con cảm giác an tâm khi ngủ.
>>> Đọc thêm: Mách mẹ đối phó với tình trạng khủng hoảng tuổi lên 2
5. Hạn chế vận động mạnh vào ban ngày
Trong những ngày con vận động quá nhiều cũng sẽ có những biểu hiện tương tự vào ban đêm. Do vậy cần hạn chế cho bé chạy nhảy, la hét hoặc chơi trò chơi cảm giác mạnh.
6. Tạo tâm lý thoải mái cho bé trước khi ngủ
Gặp nhiều kích động vào ban ngày cũng khiến bé lăn lộn, trằn trọc và sợ hãi lúc ngủ. Do vậy, ba mẹ cần có phương pháp dạy con nhẹ nhàng và trước khi bé ngủ hạn chế quát mắng hoặc dọa nạt con.
Mặc dù tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn có thể là điều bình thường, nhưng phụ huynh cần chú ý tới việc thiết kế giường hoặc cũi đảm bảo để bé không bị ngã. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc không có dấu hiệu giảm (mức độ nặng hơn), cần đưa con đi khám bác sĩ.