Trẻ bị nổi mẩn ngứa phải làm sao? 5 bài thuốc hiệu quả
Mẩn ngứa hay còn gọi theo dân gian là sẩn ngứa. Đây là tình trạng mà nhiều trẻ em gặp phải. Trẻ bị nổi mẩn ngứa là do đâu và ba mẹ phải làm như thế nào trước tình trạng này? Mời ba mẹ đi tìm câu trả lời cùng ILO trong bài viết sau.
Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn ngứa
Tình trạng trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số lý do phổ biến:
1. Bé mắc các bệnh về da
Nếu một ngày bạn nhận thấy con tự nhiên xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da kèm theo ngứa ngáy, thì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh về da. Một số bệnh ngoài da mà trẻ em thường mắc phải là viêm da dị ứng, phát ban, nấm da, thủy đậu, tay chân miệng, ban đỏ, bệnh chàm…
2. Do dị ứng thời tiết hoặc môi trường
Sự thay đổi thất thường của thời tiết hoặc các yếu tố về môi trường cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ. Thời tiết thay đổi, môi trường nhiều bụi bặm, có phấn hoa, lông động vật… khiến làn da nhạy cảm của bé dễ bị kích ứng, từ đó sinh ra nổi mẩn.
>>> Đọc thêm: [Góc giải đáp] Bé khó ngủ thiếu chất gì? 7 vi chất cần thiết
3. Dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da, tắm gội, giặt giũ
Đột nhiên trẻ bị nổi mẩn ngứa mà không quấy, không sốt thì có thể là do da bé dị ứng với các sản phẩm như bột giặt, nước xả vải, sữa tắm, dầu gội đầu, kem bôi da, giấy ướt…
Trong quá trình chăm sóc và tắm giặt cho con, một số chất hóa học có trong các sản phẩm này có thể còn lưu lại trên da bé. Chính tác nhân này khiến da con nổi mẩn đỏ.
4. Dị ứng thức ăn
Trẻ bị ngứa kèm theo nổi mẩn khắp người cũng có thể là dấu hiệu của dị ứng thức ăn. Điều này thường xảy ra với những bé có cơ địa dị ứng, đặc biệt là khi ăn hải sản hoặc thực phẩm có mùi tanh.
Ngoài ra, tình trạng dị ứng thức ăn nặng có thể khiến da bé bị sưng đỏ, châm chích khó chịu, người sốt nhẹ, nghẹt đường thở…
5. Dị ứng thuốc
Một số thành phần có trong thuốc có thể khiến bé có cơ địa nhạy cảm bị dị ứng. Triệu chứng xuất hiện là da nổi các nốt đỏ kèm theo ngứa ngáy khó chịu.
6. Trẻ bị bệnh
Trẻ bị nổi mẩn ngứa kéo dài cũng có nguy cơ là dấu hiệu cảnh báo con bị bệnh. Một số bệnh gây tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ em là nhiễm giun sán, rối loạn hoạt động gan thận, đái tháo đường, bệnh lý về máu, tắc mật…
Mặt khác, với những bé có sức đề kháng yếu hoặc gia đình có tiền sử bị viêm da dị ứng thì cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy nhiều hơn bình thường.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày là do đâu?
Làm gì khi trẻ bị nổi mẩn ngứa?
Bé bị nổi mẩn ngứa không chỉ khiến con khó chịu mà còn làm cho ba mẹ lo lắng. Vậy nhưng, khi thấy con gặp trường hợp này, bạn cũng đừng hốt hoảng. Ba mẹ hãy làm theo các bước sau:
• Cố gắng tìm căn nguyên vì sao da con nổi mẩn.
• Nếu thời tiết lạnh đột ngột, hãy mặc thêm quần áo dài tay để giữ ấm cho bé.
• Vệ sinh cơ thể cho con sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước lá, tránh xa các loại hóa chất.
• Kiểm tra lại các sản phẩm dành cho con như kem bôi da, dầu gội, sữa tắm, thuốc…
• Thay đổi xà bông giặt đồ cho bé, tốt hơn hết nên sử dụng loại dịu nhẹ, có thành phần từ thiên nhiên.
• Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Cách ly con với các tác nhân có thể gây dị ứng như thảm chùi chân, phấn hoa, chó mèo…
• Thay đổi chế độ ăn uống cho con. Tạm thời không cho bé ăn uống những thứ giàu đạm như sữa, hải sản, thịt đỏ… Tăng cường cho con sử dụng các loại thực phẩm thanh mát như rau xanh, uống các loại nước có tác dụng giải độc như nghệ, trà xanh, tía tô.
• Theo dõi xem con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hay không. Nếu nhận thấy bé quấy khóc, sốt, sưng phù… cần đưa con đi thăm khám.
Trẻ bị nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không?
Nếu bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa thì đây là tình trạng không cần phải lo lắng. Những nốt sẩn ngứa này có thể là do con dị ứng thời tiết, thức ăn, hóa chất… và sẽ nhanh chóng khỏi trong một vài ngày.
Thế nhưng nếu tình trạng sẩn ngứa của con liên tục kéo dài và tiếp diễn theo từng đợt thì bạn cần cho bé đi khám. Có thể cơ thể bé đang mắc bệnh nào đó cần được can thiệp và chữa trị.
Nổi mẩn ngứa ở trẻ nhỏ thường không nguy hiểm nếu ba mẹ phát hiện sớm và chăm sóc con đúng cách. Trong một số trường hợp nặng, mẩn ngứa có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như viêm màng não mủ, viêm phổi tụ cầu, nhiễm trùng máu, nghẹt đường thở…
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm do đâu, có nguy hiểm không?
Một số bài thuốc trị mẩn ngứa cho bé
Nếu trẻ bị nổi mẩn ngứa chỉ là dấu hiệu của viêm da hoặc dị ứng mà không phải là do bất kỳ bệnh lý nghiêm trọng nào, bạn có thể làm giảm tình trạng này bằng các bài thuốc dân gian. ILO gợi ý tới ba mẹ một số bài thuốc trị mẩn ngứa dễ áp dụng:
1. Lá trầu không
Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Đây là loại thảo dược mà từ lâu đã được các bà, các mẹ sử dụng để tắm cho trẻ.
Dùng lá trầu không tắm cho bé rất an toàn và có thể giảm bớt tình trạng viêm da cơ địa, phát ban… Y học hiện đại cũng khẳng định rằng lá trầu có một số hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da, loại bỏ các chủng nấm gây bệnh.
Bạn lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch và ngâm với nước muối loãng 30 phút. Sau đó nấu lá trầu với một nồi nước to, để nguội và tắm cho bé hàng ngày.
2. Trà xanh
Lá trà xanh hay còn gọi theo tên dân gian là chè xanh. Đây là nguyên liệu thiên nhiên chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm.
Tương tự như cách trị trẻ bị nổi mẩn ngứa bằng lá trầu không, bạn chỉ cần lấy một nắm lá chè xanh rửa sạch rồi đun nước cho bé tắm hàng ngày, mỗi ngày tắm 1 lần.
>>> Đọc thêm: Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi: Nguyên nhân và cách chữa trị
3. Chữa trẻ bị nổi mẩn ngứa bằng lá khế
Sử dụng lá khế tắm cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ là bài thuốc dân gian có từ lâu đời. Lá khế không chỉ hiệu quả trong việc trị sẩn ngứa, mề đay mà còn giúp bé mát da. Y học cổ truyền cũng cho biết rằng lá khế chính là vị thuốc tán nhiệt độc hiệu quả.
Ba mẹ lấy một nắm lá khế (tốt nhất là khế chua), rửa sạch, vò nát và cho vào nồi nước to đun sôi khoảng 10 – 15 phút. Chắt lấy phần nước lá khế này pha loãng với nước nguội để cho con tắm mỗi ngày 1 lần. Tình trạng sẩn ngứa sẽ nhanh chóng thuyên giảm và hết hẳn.
4. Chữa trẻ bị nổi mẩn ngứa bằng nha đam
Nha đam là nguyên liệu thiên nhiên không chỉ hữu ích trong làm đẹp mà còn là bài thuốc cho tình trạng bé bị dị ứng, mẩn ngứa, mề đay.
Nha đam rất an toàn cho da của em bé. Để thực hiện, mẹ chỉ cần lấy một nhánh nha đam to, bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch lớp mủ vàng rồi lấy phần ruột nha đam đắp lên vùng da của bé bị nổi mẩn. Các tinh chất trong nha đam sẽ nhanh chóng làm mát và dịu cơn ngứa của con.
5. Chữa trẻ bị nổi mẩn ngứa bằng dầu dừa
Các axit béo trong dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm. Do vậy, khi thấy da bé bị nổi các nốt ngứa khó chịu, bạn nên thoa một lớp dầu dừa mỏng lên vùng da đó. Mỗi ngày bạn nên thoa dầu dừa cho con 2 lần, sau khi tắm và trước khi đi ngủ để làm dịu da, trị mẩn ngứa.
Trong dầu dừa còn có các thành phần như omega-3, vitamin E… Những chất này sẽ giữ ẩm cho da, đồng thời có thể tái tạo phần mô bị tổn thương, giúp da bé nhanh lành hơn.
Bất kỳ đứa bé nào cũng có thể gặp vấn đề nổi mẩn khó chịu. Do vậy, điều quan trọng là ba mẹ cần bỏ túi các biện pháp chăm sóc để cải thiện tình trạng này. Thông thường, trẻ bị nổi mẩn ngứa không phải là điều nguy hiểm, thế nhưng bạn cũng đừng chủ quan nhé!
>>> Đọc thêm: 6 nguyên nhân trẻ 2 tuổi hay khóc đêm và 6 cách khắc phục