Cách tính BMI cho trẻ mầm non chính xác nhất
Theo dõi sức khỏe là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ phát triển toàn diện. Trong đó, tính chỉ số khối cơ thể (BMI) là cách giúp ba mẹ đánh giá tình trạng cân nặng và chiều cao của con. Vậy, cách tính BMI cho trẻ mầm non và đánh giá kết quả thế nào cho chính xác? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Chỉ số BMI cho trẻ mầm non là gì?
Chỉ số BMI (Body Mass Index) cho trẻ mầm non tương tự người lớn, là chỉ số khối cơ thể được tính dựa vào chiều cao và cân nặng. Phương pháp này nhằm đánh giá tình trạng phát triển của trẻ. Từ đó giúp ba mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động phù hợp để con có điều kiện phát triển tốt nhất.
BMI phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính mỗi người. Do đó, BMI trẻ em sẽ thay đổi trong quá trình phát triển, trưởng thành của con nên việc đánh giá không dễ dàng, đơn giản như người lớn.
Theo đó, ngoài chiều cao và cân nặng, cách tính chỉ số BMI cho trẻ mầm non cần phải kết hợp với các yếu tố khác như tốc độ tăng trưởng, cấu trúc cơ thể và mức độ hoạt động thể chất. Sự kết hợp này giúp đưa ra những đánh giá chính xác hơn về sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Cách tính BMI cho trẻ mầm non chính xác
Để biết trẻ có cân nặng đạt chuẩn và phát triển tốt hay không, ba mẹ cần dựa vào chỉ số BMI. Sau đây là cách tính chỉ số BMI cho trẻ mầm non chính xác nhất, ba mẹ có thể áp dụng:
BMI trẻ em = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao (m) X Chiều cao(m) |
Ví dụ: Bác sĩ nhi đo chiều cao và cân nặng của một cậu bé 6 tuổi đã cởi giày và quần áo giày, lần lượt là 20kg và 1,16m. Áp dụng cách tính BMI cho trẻ mầm non, chúng ta tính như sau:
BMI = 20/ (1,16 x 1,16) = 14,9 |
Ngoài ra, ba mẹ còn có thể áp dụng cách tính BMI cho trẻ mầm non bằng các công cụ trực tuyến. Ba mẹ có thể tham khảo công cụ tính BMI trực tuyến của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ tại đây.
>>> Xem thêm: Top 25 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích
Đánh giá kết quả BMI cho trẻ mầm non
Sau khi tính được BMI, ba mẹ dựa vào biểu đồ tỷ lệ phần trăm chỉ số BMI để đánh giá tổng quan nhất về tình trạng sức khỏe của con. Theo đó, biểu đồ BMI được biểu thị theo các khung cố định, giới hạn độ tuổi từ 2 – 20 tuổi. Biểu đồ này được dùng phổ biến, phản ánh rõ tình trạng dinh dưỡng, các vấn đề cân nặng (thiếu cân, nguy cơ béo phì hoặc đang béo phì) của trẻ.
Dựa vào biểu đồ tỷ lệ BMI, ba mẹ có thể đánh giá chỉ số khối cơ thể của trẻ mầm non. Cụ thể như sau:
1. Cách tính BMI cho trẻ mầm non cho kết quả dưới 5%
Nếu chỉ số BMI của bé dưới 5% chứng tỏ con đang ở mức thiếu cân. Bé đang rất gầy do cơ thể không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu tình trạng này kéo dài, nguy cơ trẻ mắc các bệnh còi xương, loãng xương, suy dinh dưỡng rất cao.
Thêm nữa, hệ miễn dịch của con suy yếu, sức đề kháng kém dẫn đến dễ mắc các bệnh do virus xâm nhập, cơ thể xanh xao, hạ đường huyết.
>>> Xem thêm: Khám phá phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non
2. Kết quả phần trăm chỉ số BMI từ 5 đến 85%
Đây là kết quả tuyệt vời thể hiện bé đang có sự phát triển lý tưởng, cân nặng và chiều cao cân đối. Duy trì tốt mức độ này, bé khỏe mạnh, phát triển tốt, ít có nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, thể trạng cân đối là điều kiện tốt để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và trí não.
3. Cách tính BMI cho trẻ mầm non cho kết quả phần trăm chỉ số BMI trên 85%
Kết quả chỉ số BMI trên 85% khi áp dụng chính xác cách tính BMI cho trẻ mầm non như trên báo động tình trạng bé thừa cân (béo phì). Ở thể trạng này, trẻ dễ mắc các bệnh như thừa lipid máu, gan nhiễm mỡ, các bệnh lý mạch vành, huyết áp cao và tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng tích tụ mỡ thừa còn ảnh hưởng đến khả năng vận động, quá trình phát triển thể chất của con.
Dựa vào kết quả đánh giá được từ biểu đồ tỷ lệ BMI, ba mẹ chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp cho con. Nếu tình trạng thừa cân hoặc béo phì không được cải thiện, ba mẹ đừng ngần ngại đưa trẻ đến các cơ sở y khoa để được thăm khám, can thiệp kịp thời.
>>> Xem thêm: 10 thí nghiệm cho trẻ mầm non thú vị và dễ làm
Cách duy trì chỉ số BMI của trẻ mầm non trong phạm vi khỏe mạnh
Để giữ cho chỉ số BMI của trẻ em ổn định trong phạm vi khỏe mạnh, ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau đây.
1. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Ba mẹ hãy đảm bảo con có một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất và calo cần thiết cho các hoạt động hàng ngày. Theo đó, mỗi bữa ăn cần bổ sung protein, chất béo, vitamin (A, B, C, D, E…), canxi, kali… Đặc biệt, thực đơn cho trẻ cần chú trọng các dưỡng chất từ rau xanh, ngũ cốc và trái cây.
Bên cạnh đó, ba mẹ cần tránh cho bé ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, nước uống có gas. Nếu sử dụng nhiều loại đồ ăn này rất dễ khiến bé rơi vào tình trạng béo phì.
2. Thúc đẩy sự vận động hàng ngày của trẻ mầm non
Cách tính BMI cho trẻ mầm non cho ra kết quả lý tưởng, chỉ số khối cơ thể nằm trong phạm vi an toàn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ vận động của bé. Do đó, ba mẹ cần tạo cho con thói quen tập thể dục hàng ngày. Trẻ trong độ tuổi mầm non cần ít nhất 60 phút mỗi ngày để vận động, luyện tập thể dục để tránh cơ thể ù lì, tích tụ mỡ thừa…
Ba mẹ có thể giúp con vận động thông qua các trò chơi, các môn thể thao như đá bóng, đi xe đạp, bóng rổ, đi bộ. Hình thành thói quen thể dục thể thao và tạo lập một môi trường an toàn, khuyến khích vận động sẽ giúp con phát triển lối sống lành mạnh, đạt sức khỏe tốt ngay từ nhỏ.
>>> Xem thêm: 20 bài hát tiếng Anh cho trẻ mầm non vui tươi, dễ nhớ
3. Chế độ sinh hoạt hợp lý
Bên cạnh dinh dưỡng và vận động, ba mẹ cần tạo cho con một chế độ sinh hoạt tích cực và lành mạnh để duy trì chỉ số BMI trẻ em trong phạm vi khỏe mạnh.
Điều này bao gồm việc cho bé ngủ đủ giấc; thời gian học tập, vui chơi giải trí hợp lý. Thêm nữa, ba mẹ cần hạn chế thời gian bé xem tivi, chơi điện thoại, máy tính bảng. Thay vào đó, hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời, các trò chơi học tập bổ ích phù hợp với độ tuổi.
4. Thực hiện đúng cách tính BMI cho trẻ mầm non và đánh giá định kỳ
Việc theo dõi cân nặng, chiều cao và chỉ số BMI định kỳ giúp ba mẹ có cái nhìn tổng quan về tình hình sức khỏe, thể trạng của con. Từ đó điều chỉnh, thay đổi hợp lý để đảm bảo con đang phát triển một cách lành mạnh.
Nếu cần thiết, ba mẹ hãy thảo luận, tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về các biện pháp cụ thể để duy trì hoặc điều chỉnh chỉ số BMI của con.
Tóm lại, biểu đồ BMI trẻ em là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cách tính BMI cho trẻ mầm non cần được áp dụng một cách kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác để đảm bảo kết quả đánh giá chính xác và đầy đủ.
>>> Xem thêm: 7 dạng toán tư duy cho trẻ mầm non phát triển trí não