Dạy bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 sao cho trẻ tiếp thu nhanh?
Dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 làm sao cho chuẩn? Dạy thế nào để bé thích học? Ba mẹ cùng tham khảo bài viết sau để tìm ra câu trả lời nha.
Vì sao cần hiểu rõ về bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1?
Môn tiếng Việt đã trải qua nhiều lần phổ cập giáo dục để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Vậy nên, bảng chữ cái lớp 1 ngày nay cũng có nhiều điểm khác biệt so với bảng chữ cái mà các bậc phụ huynh từng học nhiều năm về trước.
Vì vậy, trước khi dạy bé học chữ cái mầm non hiệu quả, ba mẹ cần trang bị kiến thức thật vững vàng. Giai đoạn đầu tiên tiếp cận với con chữ đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ. Con cần có nền tảng vững chắc để học tốt sau này.
Thế nào là bảng chữ cái lớp 1 chuẩn?
Theo công bố của Bộ Giáo dục & Đào tạo, bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 được viết dưới hai dạng: chữ thường và chữ in hoa. Cả hai dạng đều gồm 29 chữ cái. Trong đó có 17 nguyên âm đơn, 12 phụ âm ghép và 5 dấu thanh.
1. Nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1
Nguyên âm trong 29 chữ cái tiếng Việt gồm có:
• Nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
• Nguyên âm đôi: ai, ao, au, âu, ay, ây, eo, êu, ia, iê, yê, iu, oa, oă, oe, oi, ôi, ơi, oo, ôô, ua, uă, uâ, ưa, uê, ui, ưi, uo, uô, ươ, ưu, uy.
• Nguyên âm ba: iêu, yêu, oai, oao, oay, oeo, uao, uây, uôi, ươi, ươu, uya, uyê, uyu.
2. Phụ âm
Khi học bảng chữ cái 29 chữ, bé sẽ làm quen với hệ thống phụ âm, bao gồm 17 phụ âm đơn và 10 phụ âm ghép. Cụ thể:
• 17 phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
• 10 phụ âm ghép: gh, ch, gi, kh, ng, ngh, nh, th, tr, qu.
3. Dấu thanh
Dấu thanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nghĩa cho từ. Bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 gồm 5 dấu thanh, cụ thể như sau:
• Dấu sắc (´): Ví dụ: cá, nói, bóng…
• Dấu hỏi (ˀ): Ví dụ: hỏi, ngủ, tủ…
• Dấu huyền (`): Ví dụ: nhà, bà…
• Dấu nặng (.): Ví dụ: lụa, mẹ, nghệ…
• Dấu ngã (~): Ví dụ: chữ, cũ, mỹ…
>>> Xem thêm: 10 bí quyết dạy bảng chữ cái tiếng Anh cho bé nhớ lâu
Tổng hợp 29 chữ cái in thường và in hoa
Khi học bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1, bé sẽ làm quen với hai cách viết chữ: chữ in thường và chữ in hoa.
• Bảng chữ cái tiếng Việt viết thường: Đây là dạng chữ cái thường dùng trong văn bản hàng ngày. 29 chữ cái in thường được tạo nên từ các nét cơ bản như nét cong, nét xiên và nét thẳng.
• Bảng chữ cái tiếng Việt viết hoa: Đây là 29 chữ cái tiếng Việt có kích thước lớn hơn, thường xuất hiện ở đầu câu hoặc khi viết tên riêng.
Để giúp ba mẹ hiểu rõ hơn, ILO đã tổng hợp 29 chữ cái tiếng Việt đầy đủ trong bảng dưới đây kèm hướng dẫn cách đọc:
STT | Chữ in thường | Chữ in hoa | Tên chữ | Phát âm |
1 | a | A | a | a |
2 | ă | Ă | á | á |
3 | â | Â | ớ | ớ |
4 | b | B | bê | bờ |
5 | c | C | xê | cờ |
6 | d | D | dê | dờ |
7 | đ | Đ | đê | đờ |
8 | e | E | e | e |
9 | ê | Ê | ê | ê |
10 | g | G | giê | gờ |
11 | h | H | hát | hờ |
12 | i | I | i | I |
13 | k | K | ca | ca/cờ |
14 | l | L | e – lờ | lờ |
15 | m | M | em mờ/ e – mờ | mờ |
16 | n | N | em nờ/ e – nờ | nờ |
17 | o | O | o | O |
18 | ô | Ô | ô | Ô |
19 | ơ | Ơ | ơ | Ơ |
20 | p | P | pê | pờ |
21 | q | Q | cu/quy | quờ |
22 | r | R | e-rờ | rờ |
23 | s | S | ét xì | sờ |
24 | t | T | Tê | tờ |
25 | u | U | u | u |
26 | ư | Ư | ư | ư |
27 | v | V | vê | vờ |
28 | x | X | ích xì | xờ |
29 | y | Y | i dài | i |
> Xem thêm: Bài hát về mùa hè cho trẻ mầm non sôi động và đầy màu sắc
Cách dạy bé nhớ lâu bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1
Để giúp bé học bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 hiệu quả, ba mẹ cần áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp, giúp con học nhanh và nhớ lâu. Dưới đây là một số cách dạy bé học 29 chữ cái tiếng Việt cho bạn tham khảo.
1. Dạy bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 theo trình tự nhất định
Ba mẹ nên dạy bé 29 chữ cái in thường trước. Đặt mục tiêu mỗi ngày cho con học từ 2 – 3 chữ là được. Khi đã thuộc chữ cái thường, con sẽ học bảng chữ cái tiếng Việt viết hoa rất dễ. Ba mẹ chỉ cần giải thích cho trẻ rằng cả hai chỉ khác biệt ở cách viết chữ cái, còn phát âm tương tự nhau.
Sau khi trẻ đã ghi nhớ hoàn toàn cả hai dạng chữ cái, ba mẹ có thể hướng dẫn bé học về âm sắc trong câu. Dạy các từ đơn giản để bé dễ tiếp thu. Ví dụ, từ “ca” khi kết hợp với dấu thanh sẽ trở thành “cà”, “cá”, “cả”… Ba mẹ áp dụng phương pháp này với nhiều từ khác để giúp bé hiểu và ghi nhớ tốt hơn.
2. Học theo nhóm chữ trong 29 chữ cái tiếng Việt
Bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 có 17 nguyên âm và 12 phụ âm. Để giúp bé học dễ dàng hơn, bạn có thể nhóm các chữ cái có cách phát âm và cách viết tương tự nhau. Ví dụ:
• Nhóm 1: a, ă, â, o, ô, ơ…
• Nhóm 2: b, h, k, l…
• Nhóm 3: n, m, r, t…
Sau đó, bạn nên giải thích cho bé về cách viết, cách phát âm và những điểm tương đồng giữa các chữ cái. Điều này sẽ giúp bé ghi nhớ nhanh hơn và học bảng chữ cái hiệu quả hơn.
3. Tập cho trẻ phát âm chuẩn bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1
Việc dạy bé phát âm bảng chữ cái lớp 1 đòi hỏi sự kiên trì từ cha mẹ. Ở độ tuổi mẫu giáo, phát âm của con vẫn chưa hoàn thiện, nên sẽ có những lỗi sai nhất định.
Tuy nhiên, ba mẹ không nên quát mắng hay ép buộc bé, vì điều này có thể khiến con sợ việc học. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn quan sát và thường xuyên phát âm mẫu lại mỗi khi con nói sai. Sử dụng các từ quen thuộc để bé dễ liên tưởng, ví dụ: “b – bố”, “m – mẹ”.
4. Tập viết bảng chữ cái 29 chữ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tập viết là phương pháp giúp bé ghi nhớ bảng chữ cái nhanh nhất. Mỗi ngày, ba mẹ có thể cho trẻ luyện viết 2 – 3 chữ cái bất kỳ, mỗi chữ khoảng 5 lần. Tốt nhất, nên ưu tiên cho bé tập viết 29 chữ cái in thường trước.
5. Dùng công cụ hỗ trợ
Bạn đừng ngần ngại sử dụng các công cụ hỗ trợ để giúp trẻ học tốt hơn. Chẳng hạn, bạn dùng bảng chữ cái nhiều màu sắc, thẻ chữ có hình minh họa, sách truyện hoặc các bài hát về bảng chữ cái ABC tiếng Việt. Những yếu tố này không chỉ thu hút sự chú ý của trẻ mà còn tạo hứng thú, giúp con học tập một cách vui vẻ và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bạn cho bé học chữ thông qua trò chơi như ghép chữ, nối chữ với hình ảnh, đoán chữ… Đừng quên thưởng bé những món quà nhỏ khi con nhớ được chữ cái để tạo động lực.
>>> Xem thêm: 9 mẹo dạy con nghe lời mang lại hiệu quả lớn
Những sai lầm cần tránh khi dạy 29 chữ cái tiếng Việt
Dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 là bước quan trọng trong quá trình phát triển tư duy ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu không đúng phương pháp, ba mẹ có thể khiến trẻ chán nản hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp thu. Dưới đây là những sai lầm phổ biến cần tránh:
1. Ép trẻ học quá sớm hoặc quá nhiều cùng lúc
Nhiều ba mẹ nôn nóng muốn con biết chữ sớm nên dạy con khi còn quá nhỏ. Tuy nhiên, mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau. Nếu ép bé học sớm có thể gây phản tác dụng.
Bên cạnh đó, việc dạy quá nhiều chữ cái trong một ngày sẽ khiến bé dễ quên, nhanh chán. Thay vào đó, nên dạy từ 2 – 3 chữ cái mỗi ngày để bé tiếp thu tốt hơn.
2. Không kiên nhẫn, quát mắng khi trẻ học chậm
Ở độ tuổi này, bé tiếp thu chậm là điều bình thường. Việc la mắng, so sánh bé với bạn bè có thể khiến bé mất tự tin và không còn hứng thú học tập. Thay vào đó, ba mẹ nên động viên, khích lệ và sửa lỗi nhẹ nhàng để bé cảm thấy thoải mái khi học.
3. Không dạy cách phát âm đúng bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1
Một số ba mẹ chỉ dạy bé nhớ mặt chữ mà không tập trung vào phát âm đúng ngay từ đầu. Điều này có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi học đánh vần sau này. Bạn cần kết hợp dạy 29 chữ cái tiếng Việt với phát âm chuẩn. Đồng thời, cho bé nghe cách phát âm thông qua bài hát, truyện đọc để bé dễ tiếp thu hơn.
4. Không cho bé luyện viết 29 chữ cái tiếng Việt
Nhiều ba mẹ quên hướng dẫn con viết chữ. Điều này khiến trẻ khó làm quen với chữ viết khi vào lớp 1. Bạn nên cho trẻ tập viết từng nét cơ bản. Sau đó mới luyện viết chữ cái để rèn luyện sự khéo léo và giúp bé nhớ chữ tốt hơn.
5. Không dạy bé cách ghép chữ và đánh vần
Bạn không nên chỉ dạy bé học mặt chữ mà còn dạy cả cách ghép chữ và đánh vần. Khi con đã thuộc mặt chữ, ba mẹ có thể dạy con ghép những từ đơn giản như “ba”, “bố”, “mẹ”, “bé” để giúp trẻ hiểu cách kết hợp chữ cái.
6. Không duy trì luyện tập đều đặn
Nếu không ôn tập bảng chữ cái lớp 1 thường xuyên, bé sẽ quên nhanh những chữ cái đã học. Ba mẹ nên sắp xếp cho con học vào một khung giờ cố định trong ngày. Kết hợp với các hoạt động vui chơi để bé tiếp thu tự nhiên mà không cảm thấy bị ép buộc.
Dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 không quá khó. Tuy nhiên, ba mẹ cần quan sát và tìm ra phương pháp phù hợp. Hy vọng những chia sẻ từ ILO sẽ giúp bạn lựa chọn cách dạy bảng chữ cái lớp 1 hiệu quả cho bé.
>>> Xem thêm: 12 trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non thú vị và siêu bổ ích