Bí quyết bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn đầy đủ và an toàn
Trẻ biếng ăn và thường xuyên ốm vặt, ba mẹ đã thử nhiều cách nhưng vẫn chưa cải thiện? Kẽm chính là chìa khóa giúp bé ăn ngon miệng và tăng cường sức đề kháng. ILO chia sẻ những cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn từ thực phẩm tự nhiên đến các sản phẩm chức năng một cách an toàn và hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Vai trò quan trọng của kẽm đối với sự phát triển của cơ thể
Là một nguyên tố vi lượng có trong tất cả các tế bào cơ thể (tập trung nhiều nhất ở cơ và xương), kẽm ảnh hưởng nhất định đến các cơ quan và nhiều chức năng quan trọng. Nguyên tố vi lượng này hỗ trợ sản sinh, phân chia tế bào và tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp, phân giải protein, acid nucleic…
Nếu trẻ không được bổ sung kẽm kịp thời và đầy đủ sẽ xuất hiện tình trạng nồng độ kẽm trong mô và máu giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động của các loại tế bào. Từ đó suy giảm chức năng của nhiều cơ quan quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như:
• Bé suy dinh dưỡng mức độ nhẹ, chiều cao chậm phát triển.
• Bé ngủ không sâu giấc, hay giật mình, khó ngủ về đêm.
• Trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng, bú ít, ăn ít, thường xuyên buồn nôn, chướng bụng, táo bón, viêm đường tiêu hóa…
• Tóc và móng của bé yếu, dễ gãy rụng.
• Bé thường mắc các bệnh về da như viêm da, dễ dị ứng, da dày sừng, da sạm, vết thương lâu lành…
• Sức đề kháng yếu khiến bé thường cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản tái đi tái lại.
• Bé thường xuyên gặp các vấn đề về mắt như ngứa, khô rát, giảm tiết nước mắt…
• Nếu tình trạng thiếu kẽm kéo dài, không được bổ sung kịp thời và đầy đủ sẽ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng hơn như rối loạn sự hình thành xương, chức năng sinh dục bị hạn chế, dậy thì muộn, khó thích nghi với các biến đổi của thời tiết, môi trường…
Nhu cầu kẽm của cơ thể như thế nào?
Ba mẹ băn khoăn không biết cần bổ sung kẽm cho con bao nhiêu là đủ và an toàn? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, tùy vào từng giai đoạn phát triển, cơ thể sẽ có nhu cầu bổ sung kẽm hàng ngày khác nhau. Cụ thể:
• Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: cần bổ sung 3mg kẽm/ngày
• Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Cần đủ 3mg kẽm/ngày
• Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Cần nhận 5mg kẽm/ngày
• Trẻ từ 9-13 tuổi: Đáp ứng 8mg kẽm/ngày
• Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Cần đáp ứng đủ 11mg kẽm/ngày đối với nam và 8mg kẽm/ngày đối với nữ.
>>> Xem thêm: Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không? 6 thực phẩm cần tránh
Các loại thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn dồi dào và an toàn
Bên cạnh tình trạng thất thoát kẽm do bệnh lý, màng ruột hấp thụ kẽm kém thì nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ thiếu kẽm do là chế độ ăn thiếu kẽm, chưa khoa học. Dưới đây là một số thực phẩm giàu kẽm, tạo cảm giác ngon miệng và bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn, thúc đẩy quá trình tăng trưởng chiều cao, cân nặng cũng như hệ miễn dịch.
1. Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn bằng các món chế biến từ hàu
Là loại hải sản đứng đầu trong danh sách thực phẩm giàu kẽm, mỗi con hàu cỡ vừa có thể bổ sung đến 5.3mg kẽm cho bé. Hơn nữa, hàu cũng giàu đạm, các loại vitamin (C, B12), sắt và ít calorie. Ba mẹ có thể chế biến các món ngon từ hàu để bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn như cháo hàu, hàu nướng phô mai, hàu sữa chiên trứng… Những món này khá dễ nấu và bé cũng rất yêu thích.
2. Cua và tôm – thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ em
Ngoài hàu, các loại hải sản khác, điển hình là tôm, cua, cá hồi… là nguồn thực phẩm bổ sung kẽm dồi dào cho bé. Vị ngọt thanh tự nhiên cùng màu sắc bắt mắt khi nấu chín của tôm, cua sẽ hấp dẫn, kích thích vị giác khiến bé không thể không nếm thử.
Hơn nữa, các chất protein, canxi, vitamin có trong các loại hải sản này còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
3. Bổ sung kẽm cho trẻ bằng các loại đậu và hạt
Sẽ thật thiếu sót nếu ba mẹ bỏ qua các loại đậu và hạt khi tìm kiếm thực phẩm bổ sung kẽm cho con. Bởi các loại thực phẩm như đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, hạt bí, hạnh nhân, mắc ca… rất giàu kẽm, chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin thiết yếu của cơ thể.
Các loại đậu và hạt có thể chế biến thành nhiều món ngon mà bé rất thích như chè, bánh, súp, sữa hạt… Thêm các thực phẩm này vào thực đơn không những bổ sung kẽm cho trẻ mà còn giúp bữa ăn trở nên đầy màu sắc, hương vị, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
4. Các loại thịt giúp bổ sung kẽm cho trẻ em
Các loại thịt trong bữa ăn hàng ngày như thịt bò, heo, gà rất giàu kẽm. Ba mẹ có thể lựa chọn thịt nạc, sườn non hoặc các phần thịt ít mỡ đưa vào thực đơn hàng ngày của con. Cháo gà, sườn non xào chua ngọt, bò né, bò nướng lá lốt, bò kho chấm bánh mì… là những món ngon mẹ có thể chế biến để bữa ăn của bé thêm dinh dưỡng và ngon miệng.
5. Thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn: Rau, củ, trái cây giàu kẽm
Bông cải xanh, cải bó xôi, nấm, tỏi… hay các loại trái cây như bơ, lựu, dưa lưới… là nguồn thực phẩm bổ sung kẽm và chất xơ, vitamin tuyệt vời cho bé. 125g rau củ các loại sẽ chứa khoảng 0,4mg kẽm. Vì vậy, ba mẹ cần bổ sung rau, củ, trái cây vào thực đơn hàng ngày cho bé biếng ăn để bổ sung đủ kẽm và khoáng chất mà không chứa quá nhiều calorie.
6. Thực phẩm giàu kẽm cho trẻ biếng ăn: Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên bổ sung vào thực đơn cho trẻ thiếu kẽm. Một số loại thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt thơm ngon cho bé như cháo yến mạch, bánh mì nguyên hạt, bỏng ngô, mì ống nguyên hạt, lúa mạch… Trong đó 62g yến mạch chứa khoảng 0.9mg kẽm, 62g gạo nâu chứa 0.6mg kẽm và có khoảng 0.5mg kẽm trong một lát bánh mì nguyên hạt…
8. Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn nhờ sữa và các sản phẩm từ bơ sữa
Sữa nói chung và các sản phẩm từ sữa như phô mai, kem… là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, canxi cần thiết cho bé. Đặc biệt, đây cũng là thực phẩm giàu kẽm mà bé cần được bổ sung hàng ngày. Ba mẹ có thể lựa chọn các loại sữa phù hợp với nhu cầu, thể trạng và sở thích của bé. Ví dụ chọn sữa tăng cân cho bé gầy, sữa giàu canxi cho bé phát triển chiều cao hay sữa dễ tiêu hóa cho bé tiêu hóa kém…
9. Chocolate đen giúp bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Chocolate đen không những nổi tiếng cung cấp chất chống oxy hóa tốt mà còn là thực phẩm bổ sung kẽm hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn. Theo các nghiên cứu, chocolate đen giúp giảm viêm, cải thiện trí não, tăng cường thị lực… Ngoài ra, chất flavonoid có trong chocolate đen còn giúp các tế bào nội mô lót động mạch khỏe mạnh.
Tuy nhiên, mẹ không nên vì thế mà cho bé ăn quá nhiều chocolate. Bé không được ăn quá một thanh chocolate đen khoảng 28g trong một ngày.
Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?
Ngoài các thực phẩm giàu kẽm mà ILO đã gợi ý ở trên, dùng thực phẩm chức năng, viên kẽm, siro kẽm cũng là cách bổ sung kẽm hiệu quả, được ba mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày là hợp lý?
Thời điểm thích hợp cho bé uống kém chính là một giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Ba mẹ không nên cho bé uống kẽm khi đói bụng vì dễ gây rối loạn tiêu hóa. Các thực phẩm chức năng bổ sung kẽm nên uống tốt nhất vào buổi sáng. Nếu bé uống thêm các khoáng chất khác như canxi, sắt trong quá trình uống kẽm, ba mẹ nên cho bé uống mỗi loại cách nhau khoảng 2 giờ.
Đặc biệt, khi bổ sung kẽm cho bé bằng đường uống, ba mẹ cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày, đồng thời giảm các thực phẩm giàu sắt để lượng kẽm được hấp thụ tối đa.
Như vậy, việc bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn là vô cùng quan trọng, giúp bé cải thiện vị giác, tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện. Ba mẹ cần bổ sung kẽm đúng cách và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bé nhé.
>>> Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh: nên và không nên?