Cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh: Nên và không nên
Trái ngược với biểu hiện nóng và đổ mồ hôi, nhiều trẻ bị sốt chân tay lạnh, đầu nóng. Vậy cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh là gì? Cùng ILO tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là như thế nào?
Sốt là phản ứng phòng vệ tự nhiên giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Triệu chứng chính của sốt là nhiệt độ cơ thể cao hơn 38ºC. Khi thân nhiệt bé tăng cao, hệ thần kinh trung ương sẽ điều khiển để nhiệt thoát ra ngoài qua da. Các chất làm cho mạch máu ở chân và tay co lại. Do đó, bạn sẽ nhận thấy trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng.
Khi cơn sốt đạt đến mức độ nhất định thì các mạch máu sẽ giãn ra, tay chân trẻ không còn lạnh nữa.
>>> Xem thêm: Cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ an toàn tại nhà ba mẹ nên biết
Vì sao trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng?
Tương tự như sốt thông thường, trẻ bị sốt tay chân lạnh đầu nóng thường là do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Sốt do virus kéo dài khoảng 2 – 3 ngày và có thể chăm sóc bằng cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh tại nhà. Sốt do vi khuẩn nghiêm trọng hơn và con có khả năng cần được điều trị bằng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
• Nhiễm trùng do virus thường gây ra các bệnh: nhiễm trùng đường hô hấp trên, cúm, viêm dạ dày ruột, sốt xuất huyết, sởi, thủy đậu, tay chân miệng…
• Nhiễm trùng do vi khuẩn là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng hơn như: viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, nhiễm trùng tai…
• Nguyên nhân khác: sốt sau tiêm chủng, say nắng, mọc răng…
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng có nghiêm trọng không?
Sốt rất phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi và luôn khiến ba mẹ lo lắng. Đo thân nhiệt cho trẻ không phải là điều quan trọng nhất cần theo dõi khi con bị sốt. Thay vào đó, bạn nên chú ý đến các triệu chứng mà con đang gặp phải cùng với cơn sốt.
√ Đây là những triệu chứng bình thường:
• Con vẫn ăn hoặc bú và ngủ như thường ngày.
• Nhịp tim và nhịp thở nhanh hơn.
• Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng, run rẩy.
• Đau đầu và đau nhức cơ thể.
• Mệt mỏi và khó chịu.
• Chán ăn.
√ Đây là những triệu chứng bất thường:
• Bé dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ từ 38ºC trở lên
• Bé trên 3 tháng tuổi có nhiệt độ từ 39ºC trở lên
• Thóp phồng (điểm trên đỉnh đầu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 18 tháng).
• Buồn ngủ và cáu kỉnh quá mức.
• Khó thở, phát ban.
• Đau hoặc sưng một vùng trên cơ thể.
• Sốt kéo dài hơn 3 ngày kèm co giật.
• Trẻ không ăn uống, giảm tiểu tiện.
• Ho dữ dội, nôn mửa.
• Da môi hoặc lưỡi nhợt nhạt, có đốm, xanh xao.
Khi quan sát con có những triệu chứng nguy hiểm khi sốt, ba mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ ngay để được điều trị bệnh lý kịp thời.
>>> Xem thêm: Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài: Bí kíp xử trí
Những điều cần tránh trong cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh
Khi con bị sốt tay chân lạnh, ba mẹ thường lo lắng tìm cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng tay chân lạnh càng nhanh càng tốt. Bạn dễ mắc phải sai lầm sau khiến tình trạng sức khỏe của con gặp nguy hiểm:
• Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đắp chăn? Không nên đắp chăn hay cho con mặc quá nhiều quần áo vì sẽ ngăn bé bị mất nhiệt.
• Không nên dùng phương pháp chườm lạnh để hạ sốt. Nguyên nhân là do các mạch máu dưới da sẽ bị hẹp lại nếu nước quá lạnh. Điều này làm giảm sự mất nhiệt và có thể giữ nhiệt ở các phần sâu hơn của cơ thể. Trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn khi bị sốt. Trường hợp nặng dẫn đến bỏng lạnh và suy hô hấp.
• Nhiều phụ huynh có thói quen cạo gió, bôi dầu nhằm giúp giữ ấm và hạ sốt cho bé. Tuy nhiên, điều này gây tổn thương da của trẻ do ma sát nhiều với lượng nhiệt lớn. Do đó, bạn không nên áp dụng phương pháp này khi con bị sốt.
• Bé dưới 2 tháng tuổi không nên dùng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào mà không có chỉ định của bác sĩ.
• Không bao giờ cho bé uống aspirin. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng gây sưng gan và não.
>>> Xem thêm: Mách mẹ 8 cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi nhanh
Hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh
Điều quan trọng khi hạ sốt cho trẻ chân tay lạnh đầu nóng là thực hiện đúng cách nhằm ngăn ngừa xuất hiện biến chứng. Vì vậy, ba mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:
• Cho bé nghỉ ngơi trong không gian thoáng khí, yên tĩnh, dễ chịu.
• Cho bé mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, mềm mại và khả năng thấm hút tốt. Nếu con run rẩy, hãy mặc thêm một lớp quần áo cho đến khi trẻ hết run.
• Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau người cho trẻ.
• Tập cho con vận động nhẹ nhàng như đi bộ quanh nhà, đi dạo mát để tinh thần và đầu óc của con cảm thấy thoải mái.
• Cho bé uống nhiều nước để hạ sốt và giảm nguy cơ mất nước.
• Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn uống đủ dưỡng chất. Bổ sung vitamin C đầy đủ nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho bé
• Đảm bảo bé ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian tự hồi phục, sức đề kháng phát triển.
• Thường xuyên đo lại nhiệt độ để có biện pháp xử lý kịp thời nếu con sốt cao nghiêm trọng.
• Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời kết hợp thêm một số cách hạ sốt không dùng thuốc khi trẻ sốt cao trên 39 độ.
>>> Xem thêm: Trẻ 4 tuổi bị chướng bụng: Mách mẹ 6 cách xử trí hiệu quả
Cách phòng ngừa trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Để giảm nguy cơ bị sốt chân tay lạnh ở bé, ba mẹ có thể giúp con tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng bằng cách:
• Cân bằng thời gian vui chơi, học tập và nghỉ ngơi của trẻ.
• Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc để nghỉ ngơi và hồi phục sau một ngày hoạt động.
• Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp với lứa tuổi.
• Giữ cho môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh xa mầm bệnh.
• Tiêm phòng vắc xin đúng lịch và đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
• Rèn luyện sức khỏe, tập thể dục thể thao mỗi ngày.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết về thuốc hạ sốt cho trẻ 2 tuổi
Giải đáp thắc mắc cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh
1. Trẻ co giật khi sốt do đâu?
Khoảng 3% trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi có thể bị co giật do sốt, đặc biệt khi trẻ sốt cao dai dẳng. Đây là một loại co giật do nhiệt độ cơ thể tăng nhanh. Hoặc khi ba hoặc mẹ từng bị co giật do sốt khi còn nhỏ thì trẻ cũng có thể biểu hiện tương tự. Các cơn co giật xảy ra khi toàn bộ cơ thể run rẩy, sủi bọt ở miệng, cắn lưỡi, mất ý thức, lật mắt (chỉ nhìn thấy lòng trắng). Triệu chứng thường kéo dài dưới hai phút.
Co giật do sốt thường không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho trẻ em. Tuy nhiên, bạn vẫn nên báo cho bác sĩ về tình trạng này của con.
2. Sốt cao có gây tổn thương não không?
Sốt do nhiễm trùng không tăng đủ cao để gây tổn thương não. Nhiệt độ gây tổn thương não thường là do nhiệt độ xung quanh cao tác động đến trẻ.
Có hai trong số những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhất ở trẻ là viêm màng não và nhiễm trùng máu. Phần lớn trẻ em bị sốt không mắc những bệnh nhiễm trùng này. Tuy nhiên, nếu các cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh không hiệu quả, trẻ sốt dai dẳng kèm biểu hiện nghiêm trọng (như ở trên), thì bạn cần đưa con đến bệnh viện. Trẻ cần được kiểm tra và điều trị kịp thời, nhất là khi bệnh lý chuyển biến nhanh dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong.
>>> Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ 4 tuổi tại nhà nhanh chóng, an toàn
3. Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng nhiều hơn vào ban đêm có nguy hiểm không?
Trẻ em dễ bị sốt hơn vì hệ thống miễn dịch của con vẫn đang phát triển. Ba mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu trẻ sốt cao hơn vào ban đêm. Nhiệt độ cơ thể thường tăng tự nhiên vào buổi tối. Vì vậy, sốt nhẹ vào ban ngày có thể dễ dàng tăng đột biến trong khi ngủ.
4. Lưu ý cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh khi dùng thuốc
Đọc kỹ nhãn trên thuốc và làm theo hướng dẫn. Mỗi loại thuốc có hướng dẫn khác nhau dựa trên độ tuổi và cân nặng của trẻ. Bạn nên hỏi bác sĩ về liều lượng phù hợp cho con uống.
Tham khảo một số cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh trên đây có thể giúp ba mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn. Bạn hãy chú ý các triệu chứng nguy hiểm khi con bị sốt để được điều trị y tế kịp thời nhé.
>>> Xem thêm: Trẻ 4 tuổi hay kêu đau đầu khi nào nguy hiểm?