Trẻ 4 tuổi bị chướng bụng: Mách mẹ 6 cách xử trí hiệu quả

Trẻ 4 tuổi bị chướng bụng: Mách mẹ 6 cách xử trí hiệu quả

Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt nên rất dễ gặp phải các tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Điều quan trọng là mẹ cần nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa cho trẻ 4 tuổi bị chướng bụng kịp thời. Hãy cùng tham khảo 6 cách sau đây.

Triệu chứng của trẻ 4 tuổi bị chướng bụng

Trẻ 4 tuổi rất khó nhận biết được mình đang bị đầy hơi. Thông thường, con sẽ nói “bị đau bụng” nên mẹ sẽ khó xác định tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ. Sau đây là một số triệu chứng phổ biến khi trẻ bị chướng bụng:

• Bụng phình to, căng cứng, có cảm giác như chứa đầy nước.

• Con không ăn cũng cảm thấy khó chịu ở bụng.

• Bé ợ hơi hoặc xì hơi liên tục.

• Con cảm thấy hơi đau và nóng rát ở bụng.

• Con thường co chân lên bụng và có lúc cảm thấy buồn nôn.

Mặc dù chứng đầy hơi, chướng bụng ít khi nguy hiểm nhưng sẽ khiến bé khó chịu, không muốn ăn uống, không ngủ ngon. Một số trường hợp bệnh tiến triển nặng cần được khám bác sĩ kịp thời. Trước hết, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa cho trẻ 4 tuổi bị chướng bụng khi bé có các triệu chứng thường gặp như trên.

>>> Xem thêm: Bé 4 tuổi cần học những gì và bí quyết dạy trẻ hiệu quả

Nguyên nhân khiến trẻ bị chướng bụng

Nguyên nhân khiến trẻ bị chướng bụng

1. Yếu tố dinh dưỡng

Một trong những nguyên nhân chính khiến bé bị chướng bụng là do chế độ ăn uống có nhiều chất xơ tạo ra khí trong quá trình tiêu hóa. Một số thực phẩm như đậu, bông cải xanh, súp lơ thường gây chướng bụng.

Ngoài ra, tiêu thụ các sản phẩm từ sữa ở trẻ không dung nạp lactose, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, nước trái cây nhiều đường cũng có thể dẫn đến đầy hơi và chướng bụng.

2. Trẻ 4 tuổi bị chướng bụng do nuốt không khí

Trẻ 4 tuổi có thể vô tình nuốt phải không khí trong khi ăn hoặc uống, góp phần tích tụ khí. Đó là khi trẻ ăn quá nhanh, sử dụng ống hút, nhai kẹo cao su…

>>> Xem thêm: Bật mí 10 bí kíp học tiếng Anh cho bé 4 tuổi chuẩn nhất

3. Trẻ bị chướng bụng do có vấn đề tiêu hóa

Các vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS), rối loạn khuẩn đường ruột, dư thừa acid dạ dày, nhiễm Helicobacter Pylori (HP) hoặc táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây chướng bụng ở trẻ.

Đôi khi hệ tiêu hóa của trẻ 4 tuổi còn non kém, chưa hấp thụ được hết thức ăn. Thức ăn không được hấp thụ sẽ đi vào ruột kết và bị lên men bởi vi khuẩn. Quá trình này có thể gây đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn.

4. Thói quen ăn uống không khoa học

Di chuyển trong bữa ăn: Thay vì ngồi vào bàn, bé lại di chuyển liên tục trong khi ăn. Thói quen này có thể làm tăng không khí trong đường ruột.

Xem thiết bị điện tử trong khi ăn: Nếu bé vừa xem ti vi vừa ăn có thể dẫn đến ăn quá nhiều và gây chướng bụng.

>>> Xem thêm: Trẻ 4 tuổi hay kêu đau đầu khi nào nguy hiểm?

Cách xử trí khi trẻ 4 tuổi bị chướng bụng

1. Thay đổi thực đơn

hay đổi thực đơn

Để chữa cho trẻ 4 tuổi bị chướng bụng, bạn cần xem lại chế độ ăn uống của bé. Hãy cho con ăn từng loại rau củ để xác định loại nào gây đầy hơi. Khi đã xác định được đó là thực phẩm nào, bạn hãy hạn chế hoặc tránh cho bé ăn. Đồng thời, con cũng không nên ăn các thực phẩm béo, uống nước có ga và nước trái cây đóng hộp. Bé chỉ nên uống nước ép nguyên chất 100% không thêm đường và sữa.

2. Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ 4 tuổi bị chướng bụng

Thay vì ăn nhiều bữa, việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Cách làm này còn giúp tránh tình trạng thức ăn không được tiêu hóa kịp thời gây chướng bụng.

3. Cho trẻ uống đủ nước

Cho trẻ uống đủ nước

Uống đủ nước rất quan trọng để duy trì một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Đảm bảo cho trẻ uống đủ lượng nước trong ngày để ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn.

>>> Xem thêm: Trẻ 4 tuổi đi tiểu nhiều lần trong ngày do đâu? Chữa trị thế nào?

4. Cách chữa cho trẻ bị chướng bụng không dung nạp lactose

Thủ phạm lớn nhất gây ra tình trạng không dung nạp lactose là các thực phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai và sữa chua. Nếu trẻ không dung nạp lactose, chứng chướng bụng có thể xảy ra sau 6 – 10 giờ tiêu thụ thực phẩm.

Nếu bạn nghi ngờ bé không dung nạp lactose, hãy đưa con đi khám để được bác sĩ nhi khoa chẩn đoán lâm sàng. Hầu hết bác sĩ sẽ yêu cầu loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn của con. Sau đó dần dần bổ sung lại sữa để xem liệu có sự thay đổi hay không và lượng sữa mà trẻ có thể dung nạp được là bao nhiêu.

Nếu con chuyển sang chế độ ăn không có sữa, hãy đảm bảo cung cấp đủ thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá mòi, hải sản, đậu hũ, trứng… cho bữa ăn của trẻ.

5. Chữa chướng bụng cho trẻ bị hội chứng ruột kích thích

Chữa chướng bụng cho trẻ bị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) cũng có thể xảy ra khi bé ăn thực phẩm chứa nhiều đường fructose, đồ ăn nhẹ đã qua chế biến và sô cô la. Dấu hiệu bị IBS ở trẻ thường là: tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, có chất nhầy trong phân, chóng mặt, ăn không ngon…

Trong trường hợp này, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Con cũng có thể ăn một số thực phẩm chứa nhiều FODMAP (chế độ ăn cho người bị hội chứng ruột kích thích) giúp giảm triệu chứng IBS như: táo, lê, đào, đậu lăng, sữa chua, mật ong, phô mai.

6. Thay đổi thói quen ăn uống

• Khuyến khích bé ngồi một chỗ khi ăn. Tập luyện ăn chậm nhai kỹ và không xem tivi, điện thoại trong lúc dùng bữa.

• Hạn chế dùng ống hút.

• Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao để hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.

>>> Xem thêm: 20 bài hát cho trẻ 3-4 tuổi kích thích trí não, dễ nhớ nhất

Trẻ 4 tuổi bị chướng bụng về đêm phải làm sao?

Trẻ bị chướng bụng về đêm là tình trạng tương đối phổ biến. Đó là do khí tích tụ trong ruột vào ban ngày nên bé sẽ bị đầy hơi nhiều hơn vào ban đêm. Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể:

• Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày. Cố gắng tập cho trẻ ăn chậm, nhai kỹ.

• Ăn bữa tối cách giờ đi ngủ ít nhất 3 giờ để có đủ thời gian tiêu hóa thức ăn. Tránh cho trẻ ăn thức ăn khó tiêu trước giờ đi ngủ.

• Nếu bé bị chướng bụng, hãy mát-xa bụng con nhẹ nhàng để kích thích cơ quan tiêu hóa và đẩy khí lưu thông. Con sẽ cảm thấy thư giãn và ngủ ngon hơn.

• Cho bé ngủ nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên các cơ quan nội tạng. Tư thế này còn giúp ngăn ngừa trào ngược và giảm nguy cơ đầy hơi khó chịu vào ban đêm.

>>> Xem thêm: 12 cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả

Khi nào nên đưa trẻ bị chướng bụng đi khám bác sĩ?

Khi nào nên đưa trẻ bị chướng bụng đi khám bác sĩ?

Bạn nên nhanh chóng đưa trẻ 4 tuổi bị chướng bụng đến bác sĩ nếu trẻ có các dấu hiệu:

• Trẻ bị sốt, chán ăn.

• Trẻ cảm thấy đau bụng dữ dội khi chạm vào bụng.

• Làn da bé trở nên xanh xao hoặc đổi màu vàng.

• Có máu trong phân cho thấy bé gặp vấn đề nghiêm trọng về đường tiêu hóa. Có thể là một tình trạng viêm, nhiễm trùng…

• Con đầy hơi kéo dài nhiều ngày và sụt cân nhanh chóng. Giảm cân có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý, ví dụ như kém hấp thu, viêm mãn tính hoặc rối loạn chuyển hóa.

• Bé chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn liên tục.

• Bé khó ngồi ở tư thế thoải mái.

Mặc dù tình trạng trẻ 4 tuổi bị chướng bụng không quá lo ngại nhưng bạn nên theo dõi các dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Ngoài ra, không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ bị chướng bụng mà cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn nhé!

>>> Xem thêm: Gợi ý 15 món quà sinh nhật cho bé trai 4 tuổi thú vị và sáng tạo