Mấy phút là đủ? Bảng thời gian tắm chuẩn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thời gian tắm cho trẻ theo độ tuổi

Thời gian tắm cho trẻ theo độ tuổi là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe, vệ sinh và phát triển toàn diện. Tùy theo từng giai đoạn – từ sơ sinh đến 3 tuổi trở lên – ba mẹ cần điều chỉnh tần suất và thời lượng tắm phù hợp để tránh nhiễm lạnh, khô da hoặc ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Thời gian tắm cho trẻ cần được điều chỉnh linh hoạt theo từng độ tuổi. Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chỉ nên tắm khoảng 5 phút, 2 – 3 lần mỗi tuần, trong khi trẻ trên 3 tuổi có thể tắm mỗi ngày, từ 10 – 15 phút. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ cách tắm cho trẻ theo từng độ tuổi, kèm hướng dẫn khoa học và các lưu ý quan trọng để giúp con luôn sạch sẽ, cải thiện giấc ngủ, tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện.

Chi tiết thời gian tắm cho trẻ theo độ tuổi và lưu ý quan trọng

Dưới đây là thời gian tắm lý tưởng cho trẻ theo từng độ tuổi. Ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng để hình thành thói quen sinh học và đảm bảo an toàn cho bé.

1. Khi nào nên tắm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi?

Thời gian tắm lý tưởng: Mỗi lần tắm khoảng 5 phút, 2 – 3 lần mỗi tuần là đủ. Tắm cho bé lúc trời nắng ấm, khoảng từ 10 – 15 giờ.

Lưu ý quan trọng:

• Không nên tắm hàng ngày. Da trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi rất nhạy cảm, việc tắm hàng ngày có thể làm mất lớp dầu tự nhiên, gây khô da và dễ kích ứng. Thay vào đó, ba mẹ có thể lau nhẹ bằng nước ấm cho bé mỗi ngày.

Tắm bằng nước ấm: Nhiệt độ nước lý tưởng để tắm cho bé là 37 – 38ºC. Trước khi tắm cho con, mẹ cần cẩn thận kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế hoặc bằng khuỷu tay để tránh nước quá lạnh hoặc quá nóng, có thể làm bỏng con.

• Giữ ấm cơ thể trẻ trước và sau khi tắm: Mẹ nên tắm cho bé trong phòng kín gió, lau khô và quấn khăn cho bé ngay sau khi tắm để tránh nhiễm lạnh.

• Cẩn thận chăm sóc vùng rốn: Dưới 1 tháng tuổi, vùng rốn của bé chưa hoàn toàn lành nên ba mẹ cần chăm sóc cẩn trọng để tránh nhiễm trùng. Sau khi tắm xong, mẹ dùng gạc sạch thấm nước muối sinh lý vệ sinh nhẹ nhàng vùng xung quanh rốn, lau khô và để rốn thoáng khí, không nên băng kín. Nếu cuống rốn chưa rụng, mẹ không nên tắm ngâm nước mà chỉ lau sạch cơ thể bé bằng khăn mềm thấm nước ấm để tránh nhiễm trùng.

2. Thời gian tắm cho trẻ theo độ tuổi: Trẻ từ 1 – 6 tháng tuổi

Thời gian tắm cho trẻ theo độ tuổi: Trẻ từ 1 - 6 tháng tuổi

Thời gian tắm lý tưởng: Nên tắm cho trẻ sơ sinh lúc nào? Bé có thể tắm mỗi ngày hoặc cách ngày, nên tắm vào buổi sáng từ 9 – 10 giờ hoặc buổi chiều từ 15 – 16 giờ. Mỗi lần tắm khoảng 5 – 10 phút, có thể kết hợp massage nhẹ nhàng cho bé thư giãn.

Lưu ý:

• Không ngâm nước quá lâu để bé tránh nhiễm lạnh: Mẹ nên tắm cho bé vào thời điểm ấm áp nhất trong ngày, tắm trong phòng kín gió, không ngâm nước quá lâu và lau khô cơ thể ngay khi tắm xong.

• Chỉ nên dùng sữa tắm dịu nhẹ dành cho em bé: Da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm, mẹ nên lưu ý lựa chọn sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh, không chất tẩy, không hương liệu, có độ pH trung tính.

• Tắm nhẹ nhàng: Làn da em bé rất mỏng manh, mẹ không nên kỳ cọ mạnh mà dùng tay massage nhẹ nhàng hoặc dùng khăn sữa mềm mại để làm sạch cơ thể.

3. Thời gian tắm cho trẻ từ 6 – 12 tháng

Thời gian tắm lý tưởng: Tắm từ 5 – 10 phút, vào khoảng 15 – 16 giờ mỗi ngày và có thể kết hợp massage nhẹ nhàng.

Lưu ý:

• Kết hợp massage nhẹ nhàng và không nên tắm quá lâu: Từ 6 tháng tuổi, bé bắt đầu vận động nhiều hơn. Việc tắm hàng ngày kết hợp massage nhẹ nhàng vừa giúp con sạch sẽ, vừa kích thích tuần hoàn máu, bé thư giãn và ngủ ngon hơn.

• Không nên tắm trước và ngay sau bữa ăn: Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu ăn dặm với thực đơn đa dạng hơn. Do đó, mẹ nên tắm cho bé ít nhất 30 phút trước bữa ăn và sau bữa ăn 60 -120 phút để tránh trào ngược dạ dày hoặc đầy bụng, khó tiêu.

• Trông chừng sát sao, không nên để bé một mình trong chậu nước: Trong độ tuổi này, bé hiếu động và bắt đầu khám phá mọi vật xung quanh nên dễ gặp các nguy hiểm như sặc nước, té ngã, nước tràn vào tai…

4. Thời gian tắm cho trẻ theo độ tuổi: trẻ từ 1 – 3 tuổi

Thời gian tắm phù hợp: Từ 16 – 18 giờ mỗi ngày. Tắm trong vòng 10 – 15 phút, tránh tắm quá trễ.

Lưu ý:

• Tắm nhanh khi trời lạnh: Vào mùa đông, mẹ nên cho bé tắm sớm, giảm thời gian tắm xuống 5 – 10 phút để tránh bé bị nhiễm lạnh.

• Có thể kết hợp với các trò chơi nước nhẹ nhàng: Mẹ có thể cho bé vừa tắm vừa chơi đơn giản như thả vịt bơi, vỗ nước, đong rót nước bằng ly nhựa… Những trò chơi này giúp bé mang lại niềm vui trong giờ tắm, kích thích khả năng vận động, phát triển giác quan và tăng sự gắn kết giữa ba mẹ và con.  

• Hướng dẫn bé tự vệ sinh cơ thể: Mẹ có thể nhẹ nhàng hướng dẫn bé cách rửa tay, rửa mặt, kỳ cọ, lau khô người và mặc quần áo. Việc lặp lại thường xuyên sẽ giúp con dần hình thành thói quen vệ sinh cá nhân và trở nên tự lập trong sinh hoạt hàng ngày.

5. Thời gian tắm và những lưu ý cần thiết cho bé từ 3 tuổi trở lên

mẹ và bé

Thời gian tắm phù hợp: Từ 16 – 18 giờ mỗi ngày. Mỗi lần tắm chỉ nên từ 10 – 15 phút, ba mẹ nên tránh để bé ngâm lâu trong nước.

Lưu ý khi tắm cho bé:

Tránh tắm quá trễ để hạn chế nhiễm lạnh. Tắm muộn cũng có thể khiến bé tỉnh táo quá mức, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Không nên tắm khi bé mệt hoặc ăn no: Khi bé mệt hoặc vừa ăn no, việc tắm có thể gây hạ huyết áp, trào ngược hoặc khó tiêu…

 Bé có thể tự tắm nhưng phải đảm bảo an toàn: Ở độ tuổi này, bé rất hiếu động, thường chạy nhảy, nghịch nước nên rất dễ trượt ngã. Mẹ có thể để bé tự tắm để tạo thói quen tự vệ sinh cơ thể, tự lập trong sinh hoạt hằng ngày nhưng phải dưới sự giám sát của người lớn.

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ mũ, tã, quần áo, một khăn tắm, hai khăn lau, sữa tắm và dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh, bồn tắm hoặc một chậu tắm phù hợp. Dựa vào thời gian tắm cho trẻ theo độ tuổi, mẹ bắt đầu thực hiện các bước tắm cho trẻ như sau:

• Bước 1 – chuẩn bị nước ấm và đặt bé vào chậu tắm: Đổ nước ấm vào chậu tắm, kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cổ hoặc khuỷu tay để tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nhẹ nhàng đặt bé vào chậu nước, một tay đỡ cổ và vai bé.

• Bước 2 – vệ sinh mặt: Mẹ lau lần lượt từng mắt, lau từ khóe mắt trong ra khóe mắt ngoài bằng từng phần khăn sạch thấm nước ấm khác nhau. Tiếp tục lau, rửa các phần còn lại trên khuôn mặt như mũi, miệng, hai bên má… Không sử dụng sữa tắm trên mặt.

• Bước 3 – làm sạch tai và cổ: Dùng sữa tắm vệ sinh sạch tai và cổ. Đây là những nơi thường đọng lại sữa, bụi bẩn, mồ hôi. Mẹ nên nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh sữa tắm và nước chảy vào tai bé.

• Bước 4 – tắm thân mình: Mẹ tiếp tục dùng sữa tắm dịu nhẹ và nước ấm rửa bàn tay, cánh tay, nách, ngực, bụng, lưng… Thao tác nhẹ nhàng, vừa làm sạch vừa tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho bé.

• Bước 5 – tắm phần dưới: Mẹ tiếp tục tắm sạch phần mông, bộ phận sinh dục và chân của bé. Sau khi đã tắm sạch sẽ, mẹ bế bé lên, lau khô người, quấn khăn khô cho con.

• Bước 6 – gội đầu: Vì nhiệt từ đầu thoát ra rất nhanh nên mẹ hãy gội đầu cho bé sau cùng bằng dầu gội hoặc sữa tắm toàn thân cho trẻ sơ sinh. Gội nhanh, nhẹ nhàng, sau đó lau khô tóc và đội mũ giữ ấm cho bé.

Việc tuân thủ đúng thời gian tắm cho trẻ theo độ tuổi không chỉ giúp con sạch sẽ, thư giãn mà còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và tạo nếp sinh hoạt khoa học từ nhỏ. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, ba mẹ nên tìm hiểu thời gian tắm cho trẻ theo độ tuổi và cách tắm chuẩn khoa học. Hy vọng những thông tin mà ILO cung cấp trong bài viết sẽ giúp ba mẹ tự tin hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của bé mỗi ngày.

>>> Xem thêm: Nhiệt độ bình thường của trẻ 3 tuổi bao nhiêu?