6 cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi hiệu quả

Cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi.

Hôi miệng chỉ tình trạng hơi thở có mùi khó chịu khi chúng ta thở ra. Nhiều người thường nghĩ rằng chỉ có người lớn mới bị hôi miệng, song thực tế thì tình trạng này cũng xảy ra với trẻ nhỏ. ILO mách mẹ cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi trong bài viết sau.

Vì sao trẻ 2 tuổi bị hôi miệng?

Để biết cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi, điều đầu tiên ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con lại bị như vậy. Đây chính là gốc rễ của vấn đề. Giải quyết được tận gốc sẽ giúp bé không còn gặp vấn đề hôi miệng khó chịu.

Các chuyên gia y tế cho biết rằng bé bị hôi miệng là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

1. Cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi: Do vệ sinh răng miệng kém

Nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng ở trẻ em là vệ sinh răng miệng kém. Nếu bé không đánh răng hoặc đánh không đúng cách, các mảnh vụn thức ăn và mảng bám sẽ tích tụ lại. Vi khuẩn trong miệng sẽ có thứ gì đó để ăn và thải ra các hợp chất lưu huỳnh có mùi khó chịu.

Trẻ bị hôi miệng cần làm sao?

2. Cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi: Do lưỡi có mảng bám

Trẻ bị hôi miệng có thể là do lưỡi con có nhiều mảng bám. Vi khuẩn gây mùi, thức ăn và tế bào đang phân hủy thường mắc kẹt ở mặt sau của lưỡi. Lâu dần những thứ này sẽ bốc mùi khó chịu.

>>> Đọc thêm: Mách mẹ 9 cách cai sữa đêm cho trẻ 2 tuổi bé ngủ thẳng giấc

3. Cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi: Do bị khô miệng

Xerostomia là bệnh khô miệng do giảm hoặc không tiết nước bọt. Do không đủ lượng nước bọt, các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn không được rửa trôi mà tích tụ lại khoang miệng. Tình trạng này kéo dài dẫn tới hơi thở có mùi khó chịu.

Khô miệng ở trẻ em thường do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh lý hoặc do sử dụng một số loại thuốc nào đó. Tình trạng này cũng có thể là do bé không uống đủ nước.

4. Cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi: Do thở bằng miệng

Vì sao bé bị hôi miệng và cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi như thế nào? Một số nghiên cứu đã chứng minh mối tương quan giữa thở bằng miệng và chứng hôi miệng ở trẻ em. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng thở miệng làm cho miệng bị khô, dẫn tới hôi miệng.

Thở bằng miệng.

Thường bé chỉ thở bằng miệng do nghẹt mũi, vì vậy chứng hôi miệng chỉ là tạm thời. Song, một số bé có thói quen thở bằng miệng (được gọi là thở miệng mãn tính). Điều này không chỉ gây mùi hôi mà còn tạo ra các vấn đề về chỉnh nha cần phải khắc phục.

5. Bệnh về nướu răng, sâu răng

Trẻ em cũng có thể mắc bệnh nướu răng. Nếu mảng bám và cao răng tích tụ xung quanh, dưới đường viền nướu và giữa các răng thì sẽ khiến nướu bị viêm, thậm chí nhiễm trùng. Điều này gây hôi miệng nặng.

Nếu bé bị sâu răng, thức ăn thừa cũng dễ mắc lại ở vùng răng bị tổn thương, khiến tình trạng hôi miệng ở trẻ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, viêm loét miệng, áp xe răng, có mão răng hoặc miếng trám răng bị lỏng/vỡ… cũng là tác nhân giúp vi khuẩn hoạt động, dẫn tới hơi thở có mùi.

Cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi tại nhà.

 

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biếng ăn: Nguyên nhân và 9 biện pháp khắc phục

6. Viêm xoang

Nhiễm trùng xoang có thể gây hôi miệng ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và mọi lứa tuổi. Chất nhầy thường chảy xuống phía sau cổ họng và đọng lại trên lưỡi. Khi vi khuẩn ăn chất bẩn, nó sẽ thải ra khí có mùi hôi.

7. Amidan lớn

Nếu bé có amidan lớn hoặc hố sâu thì dịch tiết ở miệng và mũi, mảnh vụn thức ăn cũng như vi khuẩn có thể bị mắc kẹt lại chỗ đó. Mặt khác, sỏi amidan cũng có thể phát triển trong hố và khi chúng phân hủy sẽ tỏa ra mùi hôi.

8. Sử dụng thực phẩm có mùi

Thực phẩm có mùi nồng là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng hôi miệng. Quá trình tiêu hóa bắt đầu ngay từ miếng cắn đầu tiên. Đó cũng chính là lúc tỏi, hành, phô mai và các thực phẩm cay nồng khác bắt đầu phân hủy trong miệng. Điều này dẫn đến mùi hôi khó chịu.

Hành là thực phẩm gây mùi miệng.

Đặc biệt, một số thực phẩm như tỏi và hành chứa các hợp chất lưu huỳnh tồn tại trong miệng hàng giờ, được hấp thụ vào máu và sẽ thải ra mùi hôi khi bé thở ra.

Ngoài những nguyên nhân trên thì khi bé gặp một số vấn đề về sức khỏe cũng có thể gây hôi miệng. Đó là tiểu đường, tưa miệng, trào ngược dạ dày thực quản, các vấn đề về gan hoặc thận…

>>> Đọc thêm: Top 9 thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi hiệu quả

Cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi

Nhiều người phân vân cách trị hôi miệng ở trẻ em như thế nào là hiệu quả và có thể chấm dứt hoàn toàn trạng khó chịu này hay không.

Mặc dù cách chữa trị phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra chứng này, song nếu bạn áp dụng các biện pháp khắc phục dưới đây sẽ rất hiệu quả:

1. Dạy con vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách

Các bước đánh răng cho trẻ 2 tuổi.

Trẻ 2 tuổi bị hôi miệng phải làm sao? Với các em bé 1-2 tuổi, ba mẹ cần hướng dẫn con đánh răng sạch sẽ 2 lần/ngày. Mỗi lần đánh răng nên đánh trong vòng 2 phút để loại bỏ hết mảng bám. Có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa 1 lần/ngày để làm sạch các kẽ răng.

Khi cho bé đánh răng, đảm bảo có thể loại bỏ hết thức ăn tích tụ ở mọi bề mặt của từng chiếc răng và dọc theo đường viền nướu. Phần lưỡi của bé cũng cần được làm sạch để không có chất bẩn bám lại trên đó.

Với những em bé dưới 1 tuổi, ngay từ khi con mọc chiếc răng sữa đầu tiên, ba mẹ cần dùng khăn để vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ.

2. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất

Thực đơn ngày 3 cho bé 2 tuổi.

Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe răng miệng. Do vậy, ba mẹ cần chú ý tới điều này. Tốt hơn hết, xây dựng cho con thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh và đủ chất.

Tăng cường cho con ăn rau xanh, các loại trái cây, hạn chế cho bé ăn đồ ăn nhiều đường và thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây chiên. Vi khuẩn trong miệng rất thích đường và tinh bột. Vì vậy, việc hạn chế những loại thực phẩm này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa hôi miệng và sâu răng.

Ngoài ra, nếu con đang bị hôi miệng, bạn nên hạn chế cho bé sử dụng các loại thức ăn nặng mùi.

3. Cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi: Chú ý cho con uống đủ nước

Bé uống đủ nước mỗi ngày.

Cách trị hôi miệng cho trẻ dưới 2 tuổi nào tốt? Cho trẻ uống đủ nước giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn và các mảnh thức ăn còn sót lại trong răng miệng. Việc này cũng giúp ngăn ngừa khô miệng – nguyên nhân gây hơi thở có mùi.

Sau khi bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức, bạn cũng nên cho bé tráng miệng lại bằng vài muỗng nước nhỏ để làm sạch miệng và ngăn ngừa mảng bám.

>>> Đọc thêm: Dấu hiệu trẻ em 2 tuổi bị COVID-19 và cách chăm sóc tại nhà

4. Cho trẻ nhai kẹo cao su không đường có chứa xylitol

Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi.

Sau bữa ăn chính và phụ hoặc bất cứ khi nào bé cảm thấy miệng khô, bạn nên cho bé nhai kẹo cao su. Nhai kẹo cao su làm tăng lượng nước bọt trong miệng (giống như tắm cho răng), giúp loại bỏ vi khuẩn có mùi.

Xylitol cũng được cho là làm giảm lượng mảng bám và vi khuẩn, từ đó giảm nguy cơ sâu răng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng mẹo này chỉ áp dụng với những bé 2 tuổi trở lên. Lứa tuổi này con đã biết không được nuốt kẹo cao su. Với những em bé nhỏ tuổi hơn không nên áp dụng.

5. Cho con đi khám và làm sạch răng định kỳ

Cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi

Như đã nói, một số vấn đề về sức khỏe răng miệng gây ra tình trạng hơi thở nặng mùi. Do vậy, bạn cần tuân thủ lịch khám răng định kỳ cho con. Nha sĩ sẽ kiểm tra răng và nướu của bé để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ, khỏe mạnh.

Ngoài ra, nếu bé đang trong quá trình trám răng sâu, bạn cũng nên thường xuyên đưa con đi kiểm tra.

Việc theo dõi và kiểm tra thường xuyên sẽ phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng, giúp điều trị dễ dàng hơn và ngăn ngừa chứng hôi miệng phát triển. Ngoài ra, khi các mảng bám cứng đầu được loại bỏ, cũng sẽ giảm tình trạng hơi thở có mùi, ngăn ngừa sâu răng và viêm nướu.

6. Cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi: Cho con đi khám bác sĩ nếu bé có vấn đề về sức khỏe

Cách trị hôi miệng ở trẻ em.

Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi nào hiệu quả? Nếu nhận thấy bé thở miệng mãn tính, bạn nên đưa con đi khám để được các bác sĩ hướng dẫn khắc phục.

Đặc biệt, nếu nhận thấy bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về răng miệng như đau răng, nướu đỏ hoặc bị viêm, chảy máu… cần đưa bé đi điều trị.

Trong trường hợp hơi thở có mùi kèm theo sốt hoặc có các triệu chứng khác, bạn nên cho bé tới bác sĩ nhi khoa. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng và các bệnh như viêm họng liên cầu khuẩn sẽ cần dùng kháng sinh để điều trị.

Nếu hôi miệng là do một số loại thuốc mà con đang sử dụng thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay đổi thuốc cho con.

Tóm lại, trong hầu hết các trường hợp, hôi miệng ở trẻ nhỏ là phổ biến và không đáng lo ngại. Vấn đề này có thể chỉ là cấp tính và nếu biết áp dụng các biện pháp khắc phục thì sau một thời gian sẽ hết. Hãy áp dụng cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi mà bài viết vừa cung cấp, để bé có hơi thở thơm tho bạn nhé!

>>> Đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết nấm miệng ở trẻ 2 tuổi & cách điều trị tại nhà