Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ là do đâu? 7 nguyên nhân & cách khắc phục
Vào ban đêm, mặc dù thời tiết không nóng nhưng nhiều trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng và băn khoăn không biết bé có mắc bệnh gì không. Mời ba mẹ cùng ILO tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng con ra nhiều mồ hôi vào ban đêm!
Tìm hiểu triệu chứng đổ mồ hôi đêm ở trẻ em
Theo các chuyên gia y tế, đổ mồ hôi vào ban đêm khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Điều này có thể ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ, khiến bé khó chịu và gắt gỏng.
Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ thường có 2 dấu hiệu:
• Đổ mồ hôi cục bộ: Đây là tình trạng ra nhiều mồ hồi chỉ ở một vùng nhất định nào đó của cơ thể. Có thể là trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ hoặc mặt, cổ, lưng, nách… Chẳng hạn như nếu chỉ đổ mồ hôi đầu thì bạn có thể nhận thấy gối của bé ướt, trong khi đó quần áo hoàn toàn khô ráo.
• Đổ mồ hôi chung: Đây là tình trạng đổ mồ hôi rất nhiều trên toàn bộ cơ thể. Ga trải giường và gối của bé ướt đẫm mồ hôi, quần áo ướt sũng…
Cùng với việc đổ mồ hôi, trẻ cũng có thể có các dấu hiệu đi kèm như mặt hoặc người đỏ bừng, bàn tay nóng, khó ngủ hoặc thức dậy quấy khóc.
>>> Đọc thêm: [Góc giải đáp] Bé khó ngủ thiếu chất gì? 7 vi chất cần thiết
Vì sao trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ?
Tình trạng đổ mồ hôi là cơ chế bình thường của cơ thể. Thế nhưng nếu nó kéo dài thì trong một số trường hợp, nguyên nhân đổ mồ hôi có thể là bất thường.
Đổ mồ hôi khi ngủ hay còn được gọi là trẻ ra mồ hôi trộm. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể không đáng lo ngại, song trong một số trường hợp thì cần phải chú ý.
Dưới đây là những lý do chủ yếu gây ra tình trạng đổ mồ hôi đêm:
1. Nhiệt độ phòng ngủ quá cao
Đổ mồ hôi ban đêm có thể nói là tình trạng phổ biến ở trẻ em. Thế nhưng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì thường gặp nhiều hơn.
Nếu bạn để nhiệt độ phòng quá ấm, hay mặc cho con quá nhiều lớp quần áo sẽ khiến bé bị nóng trong người, gây đổ mồ hôi, nhất là những bé bị mồ hôi trộm ở đầu.
2. Cơ thể chưa tự điều chỉnh được nhiệt độ
Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh chưa hoàn thiện như người lớn. Điều này khiến cho cơ thể bé chưa học được cách cân bằng nhiệt độ, gây hiện tượng đổ mồ hôi quá mức vào ban đêm.
3. Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ: Do vị trí của tuyến mồ hôi
Đối với người lớn trưởng thành, các tuyến mồ hôi không hạn chế ở phần nào của cơ thể. Song, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bé không có nhiều tuyến mồ hôi ở nách nhưng ở trên đầu tuyến này lại hoạt động rất mạnh. Do vậy, khi con ngủ trong môi trường bí bách sẽ gặp tình trạng ra nhiều mồ hôi đầu.
>>> Đọc thêm: Trẻ bị nổi mẩn ngứa phải làm sao? 5 bài thuốc hiệu quả
4. Nhiệt độ quá cao trong hệ tiêu hóa (dạ dày & ruột già)
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng việc trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có thể là dấu hiệu của một số rối loạn nội tạng. Cụ thể, khi bé bị nóng quá mức ở dạ dày hoặc ruột già, nhiệt sẽ theo các kinh đi lên đầu, mũi hoặc cả lưng, gây ra mồ hôi ở những vùng này.
Đổ mồ hôi do nhiệt quá cao trong hệ tiêu hóa cũng sẽ đi kèm với các dấu hiệu như:
• Mặt đỏ, người nóng khi ngủ
• Luôn muốn đạp bỏ chăn ra khỏi người
• Thường cáu kỉnh hoặc khóc lóc và ngủ không ngon giấc
• Chướng bụng, táo bón, đi tiêu không đều
• Phân nặng mùi
5. Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ: Do thận yếu (đặc biệt là thận âm)
Trẻ 2 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ, đặc biệt là những vùng như sau đầu hoặc cổ có thể là do thận yếu. Đối với kiểu đồ mồ hôi kéo dài này, tóc phía sau đầu thường thưa dần và rất mỏng.
Y học cổ truyền Trung Quốc còn gọi loại mồ hôi này là đổ mồ hôi đêm thiếu âm và thường xảy ra với các bé dưới 3 tuổi. Ngoài ra, cơ thể con cũng có thể gặp một số vấn đề như:
• Phân khô
• Da khô
• Hay khát nước
6. Hệ thống hô hấp có vấn đề
Trẻ nhỏ hoặc bé 3 tuổi ngủ ra nhiều mồ hôi có thể là biểu hiện của tình trạng sức khỏe của hệ hô hấp không tốt. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng tình trạng đổ mồ hôi ban đêm liên quan tới các vấn đề như bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm amiđan, mắc chứng ngưng thở khi ngủ…
7. Phổi nhạy cảm hoặc bị viêm
Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ có đáng lo ngại hay không? Theo các bác sĩ, chứng đổ mồ hôi trộm cũng có thể là biểu hiện của viêm phổi (phổi sưng đỏ) hoặc phổi nhạy cảm quá mức khi hít phải khói bụi hoặc nấm mốc.
Nếu phổi bé có vấn đề, mẹ có thể nhận ra một số triệu chứng đi kèm đổ mồ hôi ban đêm như ho, hụt hơi, sốt, mệt mỏi…
Ngoài ra, trẻ đổ mồ hôi có thể do di truyền, do bé bị cảm lạnh, tăng tiết tuyến mồ hôi, bệnh còi xương, lao sơ nhiễm…
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm do đâu, có nguy hiểm không?
Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ phải làm sao?
Với một đứa trẻ 2 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu khi ngủ, bé có thể không cần phải điều trị. Đổ mồ hôi thường xuyên đôi khi là điều bình thường đối với nhiều em bé, đặc biệt là với các bé trai.
Để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi nhiều gây khó chịu khi ngủ, ba mẹ hãy:
• Tránh cho con ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn nhiều gia vị. Tăng cường rau củ quả mát cho con ăn.
• Tránh ăn quá nhiều cùng một lúc, đặc biệt là bữa tối.
• Cho con ăn sớm hơn vào bữa tối để bé không ngủ quá gần sau bữa ăn.
• Cho bé đi tiêu hàng ngày.
• Đảm bảo nhiệt độ phòng mát mẻ, bật quạt hoặc điều hòa ở mức vừa phải.
• Mặc cho con đồ ngủ cotton có khả năng thẩm thấu mồ hôi và thoáng khí.
• Nếu có túi chườm mát thì nên đặt dưới gối con để làm mát đầu. Tuyệt đối không trùm mũ khi bé ngủ.
• Sử dụng ga trải giường có thể hút ẩm. Gối của bé phải là loại thoáng khí và có thể thấm hút mồ hôi tốt để tránh bé bị cảm lạnh.
• Cho con vận động ngoài trời ở mức nhất định và uống đủ nước (hạn chế uống nước lạnh có đá).
• Tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung vitamin D hoặc canxi cho bé nếu cần.
>>> Đọc thêm: Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi: Nguyên nhân và cách chữa trị
Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ khi nào cần đi khám?
Nếu tình trạng trẻ nhỏ hoặc trẻ 4 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ tiếp diễn trong một thời gian dài mặc dù bạn đã có biện pháp can thiệp, cần đưa con tới bác sĩ để được kiểm tra tổng thể.
Hãy cho bác sĩ biết bé có các triệu chứng nào khác bên cạnh việc đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ hay không. Các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra mồ hôi của con, đồng thời tiến thành các thăm khám cần thiết.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của con mà các bác sĩ nhi khoa sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.
Nhìn chung, tình trạng bé thường xuyên đổ mồ hôi đầu khi ngủ là không nguy hiểm, một số bé lớn lên sẽ tự hết. Do vậy, ba mẹ không cần phải lo lắng. Song, cần theo dõi các biểu hiện bất thường kèm theo việc đổ mồ hôi để phát hiện ra sớm những căn bệnh tiềm ẩn nếu có.
Một số biểu hiện đáng lo ngại kèm với đổ mồ hôi nhiều là:
• Ngủ ngáy
• Thở nặng nề, thở bằng miệng hoặc khò khè
• Hóp bụng khi thở, thở hụt hơi
• Đau tai
• Cổ cứng
• Ăn uống không ngon miệng, sụt cân
• Nôn mửa, tiêu chảy
• Mồ hôi có mùi lạ
Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ mặc dù không đáng lo ngại song ba mẹ cũng cần quan tâm và chú ý tới con. Đừng để tình trạng này khiến bé bị nổi mẩn, rôm sảy hoặc ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ và sự phát triển của con!
>>> Đọc thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi do đâu? 5 cách chăm bé