Có nên cho trẻ đi học sớm hay không?

Có nên cho trẻ đi học sớm? Giải đáp A-Z cho ba mẹ

Bao nhiêu tuổi là phù hợp để bắt đầu đi học mầm non? Đây là câu hỏi gây nhiều tranh cãi giữa các bậc phụ huynh. Bạn có biết các chuyên gia cho rằng giáo dục sớm thúc đẩy tình yêu học tập suốt đời? Vậy cùng ILO khám phá có nên cho trẻ đi học sớm hay không và mấy tuổi là phù hợp nhé!

Thực trạng hiện nay

Có nhiều ý kiến cho rằng cho trẻ đi học mầm non sớm là điều tốt và nên làm. Thế nhưng, lại có một luồng ý kiến trái chiều phản bác điều này. Ngay cả với các chuyên gia, đây vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi.

Một số bé ngay từ khi 1-2 tuổi vì hoàn cảnh gia đình đã được tới lớp. Trong khi đó, phần lớn trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo từ năm 3 tuổi. Ở một số vùng quê, tuổi đi học của các bé có thể muộn hơn một chút là 4-5 tuổi.

Lợi ích của việc đi học sớm

Trẻ đi học sớm ở ILO Preschool luôn vui vẻ.

Chính vì có nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc có nên cho trẻ đi học sớm hay không làm cho các bậc cha mẹ thật sự hoang mang, lo lắng. Phần lớn phụ huynh không biết độ tuổi nào nên cho con bắt đầu đi học là phù hợp.

Theo các chuyên gia giáo dục, đi học sớm sẽ mang lại những lợi ích sau:

1. Có nên cho trẻ đi học sớm? Con được chăm sóc, nuôi dưỡng khoa học

Không phải bất kỳ ai cũng biết cách chăm sóc và nuôi dạy con một cách khoa học. Đặc biệt là những gia đình thường hay phó mặc con cái cho ông bà. Quan điểm nuôi dạy con của một số người lớn tuổi có thể lạc hậu so với thời đại. Do đó, các bé không nhận được sự chăm sóc và dạy dỗ một cách tốt nhất.

Thế nhưng, ở các trường mầm non, con được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Mọi hoạt động vui chơi và học tập của bé ở trường đều có sự chăm sóc của giáo viên cũng như các chuyên gia sư phạm.

>>> Đọc thêm: Top 15 trường mầm non song ngữ TPHCM được phụ huynh tin cậy

2. Có nên cho trẻ đi học sớm? Bé dễ hòa đồng và tự tin hơn

Bé dễ hòa đồng và tự tin hơn

Phần lớn các con đi học mẫu giáo sớm thường dễ hòa đồng với các bạn và thầy cô hơn là những bé đi muộn. Điều này là do những bé nhỏ tuổi có khả năng bắt nhịp cao. Hơn nữa, theo các chuyên gia, khi độ tuổi còn nhỏ, bé có mức độ “quấn ba mẹ” chưa nhiều.

Ngoài ra, một trong những lợi ích của việc cho con đến trường sớm đã được nhiều bậc cha mẹ công nhận là trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Thường xuyên ở nhà khiến các bé nhút nhát, rụt rè khi gặp người lạ. Thế nhưng, sau một thời gian tới trường con sẽ trở nên dạn dĩ hơn khi ở chỗ đông người.

3. Có nên cho trẻ đi học sớm? Sớm hình thành tính giác, tự lập

Để trẻ đi học sớm phát triển tốt, ba mẹ cần chọn trường phù hợp với con.

Có nên cho trẻ đi học sớm? Thông thường, khi ở nhà con được chiều chuộng theo ý muốn nên hình thành thói quen ỷ lại. Vậy nhưng, khi tới trường mầm non, được các thầy cô giáo giảng dạy theo phương pháp khoa học, con sẽ sớm hình thành thói quen tự giác và dần dần trở nên tự lập.

4. Phát triển toàn diện các kỹ năng

Nhiều nghiên cứu cho thấy giáo dục sớm giúp bé hình thành và phát triển một loạt các kỹ năng quan trọng, bao gồm:

• Kỹ năng ngôn ngữ và tính toán

• Khả năng phối hợp và kiểm soát vận động tinh

• Sự sáng tạo

• Hứng thú học tập và các hành vi tốt

• Kỹ năng giải quyết vấn đề

• Tư duy phản biện

Những kỹ năng này rất quan trọng. Chúng không những có ích cho bé khi còn nhỏ mà còn là hành trang cho con trong suốt cuộc đời.

Mặt khác, khi ở trường, con cũng thường xuyên được vận động để phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần, đồng đều cả kỹ năng vận động thô và vận động tinh.

>>> Đọc thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi: 10 kỹ năng quan trọng

Nhược điểm của việc đi học sớm

Những lợi ích của việc cho trẻ đi học sớm.

Có nên cho trẻ đi học sớm? Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng việc bắt con đi học quá sớm gây ra nhiều tác hại.

Dưới đây là một số nhược điểm của việc ép con đi học quá sớm đã được các chuyên gia và nhà khoa học cảnh báo:

1. Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần

Theo nhiều nghiên cứu, cho con đi học từ lúc chưa đủ 3 tuổi có thể khiến con mất đi cảm giác an toàn, phá vỡ sự cân bằng nội tại khi phải tách ba mẹ quá sớm. Điều này khiến con trở nên lo lắng và bất an.

2. Gặp một số vấn đề rắc rối

Con đi học khi còn quá nhỏ có thể gặp các vấn đề với bạn bè hoặc thầy cô. Điều này có thể là do khả năng ngôn ngữ hoặc việc bày tỏ mong muốn của bé còn hạn chế.

>>> Đọc thêm: Có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm không? Lợi ích và lưu ý

3. Có khả năng làm giảm trí tưởng tượng và sự sáng tạo

Có khả năng làm giảm trí tưởng tượng và sự sáng tạo

Viện Tâm lý học trẻ em ở Đài Loan đã tiến hành thí nghiệm trên 2 nhóm trẻ trong thời gian 2 tuần và rút ra kết luận rằng đi học sớm có thể bóp nghẹt trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Cụ thể, nhóm trẻ đi học sớm có xu hướng mất dần trí tưởng tượng cũng như sự sáng tạo. Thay vào đó, chúng có xu hướng thực hiện theo quy tắc mà người lớn đưa ra.

>>> Đọc thêm: Nên cho con học trường quốc tế nào ở TPHCM? Top 20 trường tốt nhất

4. Có nên cho trẻ đi học sớm? Có khả năng làm mất hứng thú học tập

Bắt con đi học quá sớm có thể khiến bé mất đi sự hào hứng và niềm yêu thích trường lớp. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các bé bị ép đi học sớm có xu hướng không màng tới việc khám phá kiến thức và dễ hình thành thói quen thiếu tập trung. Tuy nhiên, điều này thường xảy ra ở những môi trường mà các con bị bắt ép học quá sức so với độ tuổi.

Nên cho trẻ đi học từ mấy tuổi?

Nên cho trẻ đi học từ mấy tuổi

Có nên cho trẻ đi học sớm và độ tuổi nào là phù hợp để cho con đi học vẫn đang là một câu hỏi mà nhiều người chưa tìm được đáp án.

Giáo dục mầm non theo định nghĩa là giáo dục trẻ em từ 3-6 tuổi cùng với việc tôn trọng sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ. Do vậy, bạn có thể cho con đến trường trong độ tuổi này hoặc đôi khi, con có thể bắt đầu học khi 2 tuổi nếu nhà trường cho phép.

Nhìn chung, 3-5 tuổi là những năm quan trọng để phát triển trí não nên việc tham gia vào các lớp học mầm non là điều cần thiết. Không nên cho con tới trường quá sớm, trước 2 tuổi. Bởi vì giai đoạn này, ba mẹ và những người thân trong gia đình chăm sóc các bé là phù hợp nhất.

Vậy nhưng, ba mẹ cũng cần lưu ý rằng độ tuổi tới trường mầm non của mọi trẻ là không hoàn toàn giống nhau. Có trẻ 3 tuổi chưa sẵn sàng đi học và chỉ tới khi 4 tuổi mới thích nghi với việc này. Thậm chí, có một số trẻ đã lớn nhưng thời gian đầu vẫn chỉ có thể học chương trình nửa ngày.

Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng thời điểm đi học mầm non là một cột mốc phát triển, chứ không hoàn toàn dựa trên tuổi thời gian.

>>> Đọc thêm: Cập nhật học phí trường mầm non quốc tế TP. HCM năm 2023

Làm thế nào để biết trẻ sẵn sàng đi học?

Trẻ đi học sớm được hay không

Mặc dù đi học sớm mang lại nhiều lợi ích, thế nhưng điều quan trọng cần nhớ là mỗi đứa trẻ là khác nhau. Một số bé sẵn sàng đi học sớm ngay từ khi mới 2-3 tuổi, trong khi cũng có những bé thích nghi với việc đến trường muộn hơn.

Nếu chưa biết có nên cho trẻ đi học sớm hay không, ba mẹ có thể nói chuyện với những người có kinh nghiệm như giáo viên hoặc bác sĩ nhi khoa. Mặt khác, cần căn cứ vào một số dấu hiệu của con. Các bé sẵn sàng đi học mẫu giáo là lúc:

• Có thể tự ăn uống độc lập

• Biết tự đi vệ sinh hoặc chủ động gọi người lớn khi cần

• Có thể làm theo các hướng dẫn cơ bản như xếp hàng, dọn dẹp đồ chơi…

• Có thể rời cha mẹ mà không khóc lóc, hoảng sợ

• Biết tương tác, giao tiếp cơ bản với giáo viên và các bạn cùng lớp như nói lời cảm ơn, xin lỗi hoặc yêu cầu thầy/cô giáo giúp đỡ…

Điều cần nhớ là tất cả trẻ em đều phát triển theo tốc độ riêng và không cần vội vàng nếu con chưa sẵn sàng. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý phương pháp giảng dạy của các trường mầm non trước khi gửi gắm con em.

Giai đoạn khi còn nhỏ, con nên được học tập thông qua vui chơi (vui chơi nên là trọng tâm của mọi hoạt động). Nếu con không hào hứng với việc tới trường, ba mẹ nên cân nhắc lựa chọn cho con môi trường thích hợp hơn. Đôi khi việc bé không thích đi học lại tới từ yếu tố bên ngoài. Môi trường học tập cũng là một trong những tố quyết định tới vấn đề có nên cho trẻ đi học sớm.

ILO Preschool định hình là môi trường giáo dục hạnh phúc, chú trọng vào sự phát triển tự nhiên của con và nuôi dưỡng tình yêu trọn đời với việc học. Mỗi em bé ILO là một em bé hạnh phúc và phát triển toàn diện kỹ năng tự phục vụ, toán học, ngôn ngữ và giao tiếp xã hội.

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Khám phá sự phát triển của trẻ 2 tuổi