10 cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân

dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Một trong những điều quan trọng nhất để có thể bảo vệ bé mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi không có người lớn bên cạnh là dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Nhiều người chưa biết dạy các kỹ năng này cho bé như thế nào và nên dạy những gì. Đọc bài viết của ILO để trang bị các kiến thức cần thiết trong nuôi dạy con ba mẹ nhé!

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì?

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là những kiến thức, hiểu biết, cách ứng xử về những sự việc, tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống. Để tránh những điều bất trắc, tất cả mọi người nên trang bị kỹ năng tự bảo vệ bản thân, ngay cả với trẻ nhỏ.

Các chuyên gia khuyên ba mẹ nên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân ngay từ khi trẻ lên 2-3 tuổi và dạy càng sớm càng tốt. Bởi vì biết các kỹ năng này mang lại tác dụng vô cùng quan trọng, đó là:

• Giúp bé biết cách cư xử đúng, giảm khả năng rơi vào tình huống nguy hiểm.

• Tăng cảm giác tự tin cho bé.

• Trang bị và nâng cao kiến thức về quyền cá nhân, kỹ năng sống để làm hành trang cho suốt cuộc đời con.

• Ba mẹ có thể yên tâm hơn và không cần ở cạnh con mọi lúc, mọi nơi.

>>> Đọc thêm: 6 nguyên nhân trẻ 2 tuổi hay khóc đêm và 6 cách khắc phục

Cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Những cách dạy kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non

Đối với trẻ mầm non, dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ mình không phải là điều khó. Song, cũng không phải dễ nếu ba mẹ không biết phương pháp. Để con học được những điều này một cách nhẹ nhàng, đơn giản nhưng lại siêu hiệu quả, ba mẹ cần:

1. Thường xuyên trò chuyện cùng con về các kỹ năng tự bảo vệ mình

Dạy con về bất cứ điều gì, ngay cả với các kỹ năng cần thiết không phải chỉ trong ngày một ngày hai. Ba mẹ nên duy trì việc trò chuyện, tâm sự cùng bé để con dần dần “thấm” vấn đề. Lâu dần con sẽ tự có ý thức cũng như kỹ năng xử lý tình huống và bảo vệ mình.

2. Thường xuyên khích lệ, không quát mắng

Thường xuyên khích lệ, không quát mắng

 

Không phải tất cả mọi trẻ sinh ra đã có các kiến thức sinh tồn. Cũng không phải mọi đứa trẻ đều có cách xử lý đúng trước bất cứ tình huống nào đó. Do vậy, ba mẹ cần quan sát, động viên và khuyến khích để con tự tin, mạnh dạn hơn.

Tuyệt đối không được la mắng hay trách phạt vì sẽ khiến con trở nên rụt rè, nhút nhát và không dám đưa ra các quyết định khi cần thiết.

3. Đóng kịch, tạo tình huống giả định

Cho dù có dạy trẻ bao nhiêu về lý thuyết thì cũng không có tác dụng nhanh chóng như thực hành. Cùng trẻ đóng kịch hoặc tạo các tình huống có thể xảy ra với con trong cuộc sống là cách thiết thực nhất để dạy trẻ cách xử lý đúng đắn nhất. Hơn nữa, phương pháp này còn giúp con không bỡ ngỡ khi gặp tình huống thật ngoài đời.

4. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Vừa học vừa chơi

Vừa học vừa chơi

Đối với trẻ mầm non, ba mẹ nên lồng ghép việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân thông qua các trò chơi. Vừa học vừa chơi không chỉ mang lại giây phút thư giãn mà còn đưa tới bài học bổ ích và cũng giúp bé nhanh hiểu vấn đề đồng thời ghi nhớ sâu hơn.

5. Đưa ra các quy tắc “an toàn” và “không an toàn”

Trẻ nhỏ thường không phân biệt được thế nào là an toàn, thế nào là không. Do thế, thường xuyên xây dựng bộ quy tắc để con thực hiện tại nhà là cách giúp bé hình thành các kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Khám phá sự phát triển của trẻ 2 tuổi

Các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non

Dạy trẻ mầm non tự bảo vệ bản thân khi ở nhà

Những kỹ năng nào là cần thiết và quan trọng cần trang bị cho trẻ lứa tuổi mầm non? Sau đây là 10 kỹ năng mà ba mẹ không nên bỏ qua:

1. Kỹ năng ở nhà một mình

Khi bé ở nhà một mình, cần dạy con các kỹ năng quan trọng sau:

• Không trả lời và không mở cửa khi người lạ gõ cửa, chỉ mở cửa khi đó là ba mẹ/ người thân.

• Hướng dẫn con hỏi các câu hỏi bí mật hoặc ký hiệu giữa trẻ và ba mẹ.

• Nếu có người cố tình vào nhà, cần gọi điện cầu cứu ba mẹ hoặc người thân.

• Dạy con cách xử lý trước các tình huống có thể bị đánh lừa, giả mạo

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần dạy trẻ các tình huống nguy hiểm khác khi ở nhà một mình, như kỹ năng dùng điện, sử dụng nước và bếp…

2. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Kỹ năng tự chơi an toàn

Kỹ năng tự chơi an toàn

Bé thường phải tự chơi một mình khi người lớn bận rộn. Vì thế cần dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi chơi nhằm tránh những rủi ro có thể làm hại bé. Dạy con đồ gì có thể chơi, khu vực nào gây nguy hiểm không nên lại gần khi chơi một mình (bếp, bể bơi, đường sá), cần tránh xa những thứ gì (đồ vật sắc nhọn như dao kéo)…

Mặt khác, cũng đừng quên hướng dẫn bé cách chơi với một số vật có nguy cơ tiềm ẩn như xe đạp, ván trượt, cầu trượt, bóng, bập bênh… Con cần biết cách sử dụng chúng để tránh bị ngã, tai nạn hoặc các vấn đề nguy hiểm khác.

3. Kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc

Con có thể bị lạc ở chỗ đông người. Vì thế, dạy trẻ các kỹ năng xử lý khi bị lạc là điều vô cùng quan trọng và điều này nên dạy trẻ từ sớm.

• Dạy con ghi nhớ số điện thoại của ba mẹ và địa chỉ nhà.

• Hướng dẫn con những ai là đáng tin cậy để nhờ giúp đỡ khi bị lạc (những người mặc đồ bảo vệ, chú công an, nhân viên siêu thị…).

• Dạy con kiên quyết từ chối và giữ khoảng cách với người lạ khi họ muốn đưa con về nhà.

>>> Đọc thêm: Top 25 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích

4. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông

Kỹ năng tham gia giao thông an toàn
Ảnh: Little helper

Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông giúp con hình thành thói quen tốt và là nền tảng cần thiết cho tương lai. Cần dạy con:

• Cách an toàn khi sang đường (đi vào đường dành cho người đi bộ, sang đường cùng một nhóm người, nên dắt xe đạp khi muốn qua đường, quan sát xe cộ khi muốn sang đường).

• Làn đường nào được phép đi.

• Ý nghĩa của các biển báo giao thông.

5. Kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ

Trẻ lứa tuổi mầm non thường chưa phân biệt được người xấu và kẻ tốt. Một số đối lượng xấu có thể lợi dụng tâm lý mềm mỏng của bé để dụ dỗ bằng cách đưa những món đồ mà bé thích. Điều này là vô cùng nguy hiểm.

Do vậy, ba mẹ cần dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước người lạ, như cương quyết nói không với việc nhận đồ của người lạ và cách phát hiện kẻ xấu cần tránh xa. Căn dặn con tuyệt đối không đi theo người khác khi không có sự đồng ý của ba mẹ hoặc người thân. Không bao giờ được ăn đồ người lạ đưa cho.

Mặt khác, ba mẹ nhớ đưa ra các tình huống cụ thể để cảnh báo trẻ. Nói cho con biết những nguy hiểm tiềm ẩn xảy ra khi đi theo người lạ là như thế nào (bị bắt cóc, làm hại…) để con hiểu được tầm quan trọng của việc tránh xa người lạ.

6. Kỹ năng đàm phán và nói “không”

Kỹ năng đàm phán và nói “không”

Trẻ cần thường xuyên được rèn kỹ năng nói “không”/ từ chối khi gặp các tình huống không an toàn hoặc có nguy cơ đe dọa trẻ.

Dạy trẻ biết rằng trong những trường hợp như thế, cương quyết nói không để từ chối không phải là con không ngoan mà là đúng đắn để bảo vệ mình. Tự tin và quyết đoán không chỉ giúp bé tránh xa những nguy cơ gây hại tiềm ẩn mà còn khiến kẻ xấu phải e dè.

7. Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ

Không phải lúc nào cũng có người thân bên mình, vậy điều con cần biết là kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác.

Đầu tiên, hãy giả định để con biết các tình huống nguy hiểm có nguy cơ gặp phải như đi lạc, bị kẻ xấu dụ dỗ – xâm hại, bị người lạ tiếp cận… Sau đó, hướng dẫn trẻ cách ứng xử như la lớn lên để kêu gọi sự chú ý của người khác, chống cự/ phản kháng nếu bị đeo bám, nhờ sự giúp đỡ của những người đáng tin cậy trong phạm vi gần nhất.

>>> Đọc thêm: Bật mí 12 cách dạy con của người Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ

8. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng tránh bị xâm hại

Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng tránh bị xâm hại

Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại hoặc tấn công tình dục cũng là điều vô cùng quan trọng và cần dạy khi con còn nhỏ. Bởi vì vấn nạn này có chiều hướng ngày càng tăng.

Hãy phổ cập kiến thức giới tính cho con, chỉ cho bé biết đâu là vùng cấm, đâu là vùng cơ thể nhạy cảm không ai được phép động vào. Dạy trẻ quy tắc đồ lót (PANTS) để bé biết nói không với những hành vi đụng chạm thân thể.

Hơn nữa, ba mẹ cũng đừng quên dạy con quy tắc bàn tay năm ngón, để trẻ biết những hành vi được làm và không được làm đối với ba mẹ hoặc những người thân trong gia đình (tránh việc xâm hại tới từ người thân).

9. Kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non khi gặp hỏa hoạn

Trẻ mầm non và ngay cả trẻ tiểu học thường lúng túng trước các tình huống hỏa hoạn không may xảy ra. Ba mẹ cần:

• Dạy con cách thoát hiểm, đâu là lối thoát hiểm an toàn.

• Báo cho người thân hoặc những người xung quanh khi bị cháy.

• Dùng khăn ẩm che mặt để không bị ngạt trong quá trình thoát hiểm.

10. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng tránh đuối nước

Kỹ năng phòng tránh đuối nước

Vấn nạn trẻ em bị đuối nước chưa bao giờ hết nhức nhối. Ngoài việc cho con tham gia lớp học bơi, ba mẹ cũng nên trang bị thêm một số kiến thức để phòng tránh đuối nước. Chẳng hạn như cùng con tìm hiểu về hiện tượng thủy triều, nhắc nhở trẻ tránh xa các vùng ao hồ – sông suối nếu không có người lớn đi cùng, nhắc con mặc áo phao khi xuống nước…

ILO vừa gửi tới ba mẹ 10 kỹ năng quan trọng cần trang bị cho trẻ mầm non. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân nên là một phần không thể thiếu trong nuôi dạy trẻ, đừng để những bận rộn của cuộc sống thường nhật khiến ba mẹ quên đi trách nhiệm cao cả này.

>>> Đọc thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi theo chuẩn WHO